Một số các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 109 - 114)

4.3.3.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách và tổ chức thực hiện về khuyến nông

* Mục tiêu

Để sự phối, kết hợp linh hoạt, hiệu quả giữa cơ quan khuyến nông theo ngành dọc – đơn vị trực tiếp tổ chức thực hiện chính sách khuyến nông và cấp chính quyền quản lý ở địa phương.

-Xây dựng hoàn thiện hệ thống khuyến nông.

-Hình thành mạng lưới chuyển giao KHKT và công nghệ sản xuất mới cho nông dân ở địa phương.

* Nội dung

Một là, hệ thống văn bản chính sách, văn bản hướng dẫn và các chương trình khuyến nông nên gửi thông tin theo ngành dọc từ trung tâm khuyến nông đến các

trạm và đặc biệt là trực tiếp đến khuyến nông cấp xã nhằm giúp cho khuyến nông viên hiểu và triển khai rõ hơn các chương trình và nội dung khuyến nông ở địa phương.

Hai là, UBND xã có các biện pháp như phân công nhiệm vụ cụ thể, xây dựng cơ chế phối hợp công việc trong triển khai các hoạt động khuyến nông trên địa bàn nhằm hạn chế tối đa sự chồng chéo về chuyên môn giữa CBKN phụ trách với chủ nhiệm các HTX và cán bộ BVTV.

Ba là, đổi mới quy chế quản lý nhằm khắc phục tình trạng “thực hiện một nhiệm vụ theo 2 cơ chế quản lý” (quản lý theo ngành dọc và quản lý theo đơn vị hành chính).

Bốn là, xây dựng cơ chế phối hợp, hiệp quản cụ thể, rõ ràng giữa UBND cấp huyện và Trung tâm KN – KN tỉnh trong việc quản lý các Trạm khuyến nông cấp huyện để quản lý tốt, kịp thời, hiệu quả hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện.

Năm là, xây dựng quy hoạch dài hạn hệ thống khuyến nông cơ sở đảm bảo mỗi xã thị trấn có ít nhất 1-2 KNV cấp xã.

Sáu là, rà soát số lượng và chất lượng hệ thống khuyến nông cơ sở. Để đảm bảo đủ nhân lực và người có đủ trình độ để làm công tác khuyến nông.

Bảy là, tuyển dụng bổ sung những cán bộ có năng lực làm công tác khuyến nông.

4.3.3.2. Tăng cường các nguồn lực đầu tư cho thực hiện công tác khuyến nông

* Tăng cường đầu tư cho nguồn nhân lực

Tăng cường hoạt động bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực là giải pháp then chốt nâng cao hiệu quả thực hiện công tác khuyến nông.

Trung tâm KN – KN tỉnh kết hợp với các Sở, Ban ngành tìm nguồn kinh phí và cơ sở đào tạo mở các lớp đào tạo về phương pháp lập kế hoạch, nghiệp vụ khuyến nông, nghiệp vụ về khuyến pháp lý trong hoạt động khuyến nông cho CBKN. Bên cạnh đó, để nâng cao khả năng tiếp cận thị trường của KNV cơ sở, trung tâm KN – KN tỉnh cần tích cực liên kết với các tổ chức khuyến nông tự nguyện, khuyến nông của các doanh nghiệp trong việc đào tạo, hướng dẫn, truyền đạt kinh nghiệm tập huấn, hội thảo cho CBKN.

Sở NN&PTNT cần xây dựng đề án nâng cao chất lượng đội ngũ CBKN cơ sở, trình lên UBND tỉnh làm căn cứ mở các lớp tập huấn dài hạn hoặc cử CBKN tham gia các lớp đào tạo về khuyến nông, lập kế hoạch, dự án khuyến nông.

* Tăng cường đầu tư về kinh phí

Nguồn kinh phí khuyến nông của tỉnh còn hạn chế chủ yếu được cấp từ Ngân sách Nhà nước. Do đó, cần có những biện pháp để tăng cường nguồn kinh phí này:

- Tiến hành nhân rộng mô hình xã hội hóa công tác khuyến nông nhằm huy động nguồn vốn từ người dân để triển khai thực hiện công tác đào tạo, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn.

- Trạm khuyến nông và CBKN phụ trách địa bàn tích cực tìm kiếm và vận động các doanh nghiệp kinh doanh vật tư nông nghiệp (công ty thuốc BVTV, thuốc thú y) phối, kết hợp triển khai các mô hình khuyến nông cũng như mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm hạn chế tối đa sự lệ thuộc nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước.

- Giám sát chặt chẽ hơn nữa trong khâu giải ngân khi triển khai các chương trình xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, đào tạo bồi dưỡng và truyền nghề.

* Áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Với nhiệm vụ chuyển giao toàn bộ những tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ kỹ thuật, canh tác cho nông dân, chuyển tải kịp thời mọi chủ trương, đường lối, chính sách phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp của Đảng và Nhà nước, hệ thống khuyến nông góp phần tạo nên sự tăng trưởng mạnh mẽ về năng suất, chất lượng sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, bảo đảm an ninh lương thực, và hơn thế còn đóng vai trò quan trọng trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo và phát triển nông thôn mới. Trong giai đoạn 2017-2020, thông qua các hoạt động xây dựng mô hình trình diễn, UBND huyện Yên Phong cần chỉ đạo mạnh mẽ hàng loạt chương trình khuyến nông có ý nghĩa cho sản xuất ở hầu khắp các xã thị trấn để thu hút các hộ nông dân tham gia. Trong lĩnh vực trồng trọt, các chương trình: sản xuất hạt giống lúa lai, thâm canh tổng hợp lúa chất lượng, chuyển đổi cơ cấu và luân canh tăng vụ cây trồng, sản xuất rau theo tiêu chuẩn VietGap, hoa chất lượng, cây công nghiệp dài ngày; chăn nuôi lợn hướng nạc, cải tạo đàn bò, chăn nuôi bò sữa năng suất cao, chăn nuôi gia cầm an toàn, nuôi ong chất lượng cao. Trong lĩnh vực thủy sản: các chương trình nuôi tôm sú, cá, nước ngọt, phát triển giống thủy sản.

4.3.3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thực hiện công tác khuyến nông

Để thực hiện tốt hoạt động giám sát kế hoạch khuyến nông, trước mắt, cần tập trung vào một số nhóm giải pháp cụ thể như sau:

Việc kiểm tra, giám sát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, bám sát với nội dung hoạt động theo cả chiều dọc lẫn chiều ngang trong hệ thống tổ chức. Để làm được điều đóTrung tâm KN - KN tỉnh cần phối hợp với các phòng ban liên quan tiến hành điều tra khảo sát nông nghiệp, nông thôn để phát hiện những khó khăn, trở ngại của nông thôn, nhu cầu của nông dân để triển khai các chương trình cho phù hợp và hiệu quả. Các CBKN kết hợpvới Chủ nhiệm các HTX tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện các hoạt động khuyến nông. CBKN phụ trách địa bàn thường xuyên đi cơ sở nắm bắt các khó khăn của các hộ nông dânđể có các hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời cho người dân tham gia các hoạt động khuyến nông.

Đối với các chương trình, dự án khuyến nông thuộc chương trình mục tiêu (các mô hình trình diễn, mô hình cơ giới hóa, mô hình trồng trọt, chăn nuôi…) Trung tâm KN – KN tỉnh phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở, kiểm tra tiến độ thực hiện, mức độ khả thi của các chương trình theo thời gian đã quy định trong kế hoạch.

Trung tâm KN – KN tỉnh phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp & PTNT mở các lớp tập huấn về công tác giám sát các hoạt động khuyến nông cho đối tượng là cán bộ của các trạm khuyến nông huyện, thị xã, thành phố nhằm phổ biến cách thức, nội dung đánh giá giám sát việc thực thiện kế hoạch, chính sách khuyến nông theo quy định hiện hành. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phát huy sự tham gia của cộng đồng, đặc biệt là người dân trong công tác giám sát các hoạt động khuyến nông tại địa phương thông qua việc thường xuyên lấy ý kiến đánh giá của nông dân về các hoạt động khuyến nông của xã, phường và vai trò của CBKN trong triển khai thực hiện kế hoạch,chính sách khuyến nông trên địa bàn.

4.3.3.4. Giải pháp khen thưởng và xử phạt

Với mục tiêu tăng cường và nâng cao hoạt động khuyến nông nên cần phải có chính sách khen thưởng và sử phạt đối với các cán bộ và các hộ nông dân.

● Đối với các cán bộ khuyến nông.

Thực hiện đầy đủ chế độ và công tác phí cho các cán bộ khuyến nông để các cán bộ khuyến nông có động lực thực hiện tốt công việc được giao một cách tận tình và tỉ mỉ.

Ngoài ra để khuyến khích CBKN hoạt động, cần có chế độ khen thưởng CBKN hoạt động có thành tích tốt. Cuối năm các CBKN viết bản tự kiểm điểm

kết quả công tác năm, có nhận xét đánh giá của UBND xã, thị trấn được phân công phụ trách trình trạm khuyến nông xem xét đánh giá xếp loại thi đua. Trạm khuyến nông phối hợp với UBND xã, thị trấn đề nghị chủ tịch UBND huyện khen thưởng cho các CBKN có thành tích tốt. Bên cạnh đó cần phải kiểm điểm và nhắc nhở thậm chí là kỷ luật các CBKH nông cố tình thực hiện công tác khuyến nông mang tính hình thức, lập báo cáo thổi phồng thành tích để răn đe bệnh thành tích trong hoạt động khuyến nông.

● Đối với các hộ nông dân

Nông dân chính là người thực hiện và đối tượng được hưởng lợi ích từ các hoạt động khuyến nông. Do vậy đối với các hộ nông dân thực hiện thành công các mô hình khuyến nông mang lại thoát nghèo mang lại hiệu quả kinh tế cao thì trạm khuyến nông cũng UBND xã, thị trấn cần tổ chức biểu dương tặng bằng khen nhằm khuyến khích và thúc đẩy các hộ khác học tập và làm theo.

Bên cạnh đó là xử phạt những hộ đăng ký tham gia các chương trình khuyến nông với mục đích nhận hỗ trợ củ nhà nước mà không làm hoặc phối hợp với CBKN đăng ký giả để nhận hỗ trợ thì cần xử phạt nghiêm để răn đe hiện tượng đó phát sinh lại và làm tổn hại tới lòng tin của các hộ dân và lợi ích của nhà nước.

4.3.3.5. Tăng cường xã hội hóa công tác khuyến nông

Để thúc đẩy hoạt động khuyến nông hiệu quả, thì biện pháp không thể thiếu đó là việc tăng cường xã hội hóa, đây không chỉ là kinh nghiệm được đúc rút từ các quốc gia khác trên thế giới mà thực tế cũng đã chứng minh ở các tỉnh khác của nước ta. Cụ thể đối với tỉnh Bắc Ninh:

Phối hợp chặt chẽ với các Hội, đoàn thể, chính quyền địa phương, phòng Kinh tế các thị xã, thành phố, (phòng Nông nghiệp & PTNT) các đơn vị trong và ngoài ngành đẩy mạnh công tác khuyến nông.

Thường xuyên trao đổi thông tin về các hoạt động khuyến nông với Trung tâm khuyến nông các tỉnh thành lân cận. Tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm về quản lý nhà nước về công tác khuyến nông, các mô hình tiên tiến, các trang trại có hiệu quả kinh tế cao trên địa bàn tỉnh và một số tỉnh lân cận.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 109 - 114)