Căn cứ đề xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 100 - 109)

Nhằm góp phần giảm tỉ lệ hộ đói, nghèo, nâng cao đời sống của người dân và thúc đẩy nên kinh tế nông nghiệp phát triển hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyệnYên Phong trong thời gian tới cần được triển khai dựa trên định hướng chung của tỉnh và của huyện những chính sách khuyến nông của Đảng và Nhà nước đưa ra trong từng nội dung của công tác khuyến nông.

- Về công tác thông tin tuyên truyền. Hiện tại công tác tuyên truyền thông tin đã được thực hiện cơ bản nhưng hiệu quả mang lại chưa cao, tài liệu chủ yếu là tờ rơi chưa thu hút dc sự chú ý của người dân. Do đó, cần vận dụng đầy đủ các phương thức tuyên truyền, và các ấn phẩm băng đĩa... làm sao để truyền tải một cách nhanh chóng, đầy đủ kịp thời các thông tin về khuyến nông để giúp bà con nông dân dễ dàng tiếp thu và thực hiện.

-Về hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo. Theo một số đánh giá thì các buổi tập huấn còn mang tính chất hình thức do vậy cần thực hiện đầy đủ nâng cao công tác đào tạo tập huấn cả về số lượng và chất lượng. Giúp cho các hộ nông dân học hỏi được nhiêu hơn về nông nghiệp và các phương thức sản xuất mới hiện đại nâng cao năng suất và chất lượng.

-Về hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình. Xây dựng mô hình là phương thức thực hiện thực tế và làm mẫu cho các hộ nông dân. Sự thành bại của mô hình có tác động rất lớn tới công tác khuyến nông. Do vậy cần xây dựng mô hình hiệu quả phù hợp với địa phương, tăng cường khuyến khích các hộ nông dân tham gia mô hình hình sản xuất để người dân có thể thấy được hiệu quả do mô hình mang lại. Từ đó có nhiều người dân tin tưởng và mạnh dạn thực hiện các mô hình sản xuất.

-Về hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông. Trong nông nghiệp hoạt động tư vấn và và dịch vụ khuyến nông là rất cần thiết. Người dân cần được cung cấp giống và vật nuôi tốt mang lại hiệu quả cao. Bên cạnh đó, quá trình thực hiện sản xuất rất cần được cán bộ khuyến nông tư vấn hướng dẫn và cung cấp các sản phẩm như: lân, đạm, thuốc sâu, ... để dùng trong quá trình sản xuất để đạt được hiệu quả tốt nhất.

- Về hợp tác quốc tế về khuyến nông. Trên thế giới có nhiều quốc gia có nhiều chuwogn trình chính sách khuyến nông hiệu quả do đó chúng ta cần phải học hỏi thiếp thu và áp dụng các chương trình chính sách khuyến nông, cũng như các giống cây trồng vật nuôi của các nước để phát triển.

Ngoài ra để tăng cường thực hiện hoạt động khuyến nông chúng ta cần thực hiện thêm nhóm các giải pháp khác để các yếu tốt ảnh hưởng tới hoạt động khuyến nông một cách tích cực hơn.

4.3.2. Một số giải pháp chủ yếu tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Phong bàn huyện Yên Phong

4.3.2.1. Giải pháp hoạt động thông tin, tuyên truyền

a. Yêu cầu của hoạt động thông tin, tuyên truyền

- Làm cho cán bộ khuyến nông và các hộ nghèo hiểu được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa, mục tiêu của các chương trình/dự án khuyến nông và làm cho mỗi hộ nghèo ý thức được trách nhiệm và quyền lợi của mình trong việc triển khai thực hiện các chương trình/dự án khuyến nông, để trên cơ sở đó huy động

tối đa mọi nguồn lực của Nhà nước, của các tổ chức, của toàn xã hội để thực hiện xã hội hóa hoạt động khuyến nông cho xóa đói giảm nghèo;

- Làm cho các cán bộ khuyến nông nắm vững và thực hiện đúng những nội dung, nhiệm vụ, mục tiêu của các chương trình/dự án khuyến nông cho các hộ nghèo nhằm giúp việc triển khai thực hiện các dự án KN đạt kết quả cao nhất.

b. Các nội dung cần thông tin, tuyên truyền

- Tuyên truyền pháp luật, chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, phát triển nông nghiệp và nông thôn, XĐGN;

- Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến các hộ nghèo bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo và các hình thức thông tin tuyên truyền khác như các lễ hội, hội chợ.

Công tác thông tin, tuyên truyền phải bảo đảm nguyên tắc: đầy đủ, chính xác, kịp thời và hai chiều giữa người nghèo với khuyến nông và các cơ quan khác liên quan.

Sản phẩm chính của hoạt động thông tin, tuyên truyền là số lượng, chất lượng các thông tin, các bài viết trên Bản tin Khuyến nông Việt Nam, trang Web khuyến nông, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, trên các loại ấn phẩm; số lượng và chất lượng tổ chức các hội chợ, hội thi, triển lãm. Đặc biệt là phát hành các quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp, hướng dẫn nông dân và lưu ý tới các hộ nghèo cách làm ăn thông qua các băng hình, đĩa hình, phim, ảnh.

c. Hình thức thông tin, tuyên truyền

Công tác thông tin, tuyên truyền trong hoạt động khuyến nông cho người dân cần được triển khai liên tục, đồng bộ, bằng nhiều phương thức, hình thức, loại hình, sinh động, phong phú, thiết thực, kịp thời, cụ thể như sau:

i. Thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng

- Có các bài viết, phóng sự, tin tức về các nội dung cần tuyên truyền để đăng tải, xuất bản, phát sóng trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Xây dựng chuyên trang, chuyên mục khuyến nông về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;

- Tổ chức các cuộc thi, tìm hiểu, những giải thưởng liên quan đến các nội dung cần thông tin, tuyên truyền;

ii. Biên soạn và phát hành các ấn phẩm cho các hộ

- Biên soạn và phát hành các tờ rơi, ấn phẩm, đĩa về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền;

- Biên soạn và phát hành sổ tay, tài liệu các nội dung cần thông tin, tuyên truyền để tập huấn, hướng dẫn cán bộ phụ trách mảng thông tin, tuyên truyền tổ chức và thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền của Trạm;

iii. Tổ chức các sự kiện, hội thảo, hội nghị

- Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, giao ban, tập huấn để quán triệt tinh thần và hướng dẫn về các nội dung cần thông tin, tuyên truyền cho các cán bộ khuyến nông và các khuyến nông viên cơ sở;

- Tổ chức thông tin, tuyên truyền kết hợp với các chương trình văn hóa, lễ hội, văn nghệ trên địa bàn

d. Tổ chức thực hiện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hằng năm, Trạm KN huyện cần xây dựng kế hoạch các hoạt động thông tin, tuyên truyền cho các hộ nghèo với từng nội dung hoạt động cụ thể;

- Căn cứ trên kinh phí cho hoạt động khuyến nông được giao, Trạm KN huyện tổ chức triển khai thực hiện các nội dung cần thông tin, tuyên truyền. Hiện nay, kinh phí cho hoạt động này còn thấp.

- Cử cán bộ làm công tác thông tin, tuyên truyền của Trạm tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực do Trung ương và tỉnh tổ chức.

Qua khảo sát ý kiến cán bộ khuyến nông huyện, nghiên cứu có đề xuất nội dung cụ thể để thực hiện giải pháp thông tin tuyên truyền trong hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Phong trong thời gian tới qua bảng sau:

Bảng 4.24. Đề xuất giải pháp thực hiện hoạt động thông tin tuyên truyền giai đoạn 2017 – 2019 T T Chỉ tiêu ĐVT Dự kiến 2017 Dự kiến 2018 Dự kiến 2019 I Kinh phí thực hiện Tr.đồng 30 50 70 II Các hình thức thông tin

1 Tài liệu kỹ thuật trồng trọt, chăn

nuôi, ... bộ 5.000 5.200 5.500

2 Lịch “gieo trồng”… tờ 1.600 1.800 2.000

3 Tờ rơi, tờ gấp kỹ thuật nông nghiệp tờ 5.000 5.200 5.500

4 Tạp chí khuyến nông (Trung tâm

KNQG, Trung tâm KN tỉnh) quyển 50 50 50

5 Xây dựng chuyên mục KN phát trên Đài TT-TH huyện Yên Phong

chuyên

mục 26 26 26

6 Viết tin, bài về hoạt động KN phát

trên Đài TT-TH tỉnh tin, bài 60 65 70

7 Viết tin, bài tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh các xã

số lần

phát 310 315 320

8 Gửi bài viết đăng trên báo, Tạp chí

KN của Trung ương, tỉnh… Bài 30 40 50

III Nội dung

1 Tuyên truyền chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, chính sách xóa đói giảm nghèo của Trung ương và địa phương

2 Thông tin về các tiến bộ KHCN, giống cây trồng, vật nuôi mới 3 Thông tin thị trường, giá cả phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

4 Phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh, điển hình người nghèo vượt khó để thoát nghèo và làm giàu.

Nguồn: Trạm Khuyến nông huyện Yên Phong (2017)

4.3.2.2. Giải pháp trong hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

a. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo

- Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo nghề cho người nghèo để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất trong lĩnh vực nông;

- Tăng cường năng lực thông qua đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đối với những người tham gia hoạt động khuyến nông tại các xã; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xây dựng, cải tiến giáo trình, tài liệu khuyến nông theo hướng hiện đại, phù hợp với những điều kiện cụ thể, bao gồm cả các tài liệu, các phương tiện nghe nhìn hỗ trợ công tác tập huấn, đào tạo cho các hộ nghèo như đĩa hình, phim. - Tăng cường tổ chức tham quan, khảo sát, học tập và trao đổi kinh nghiệm các mô hình, điển hình trong xóa đói giảm nghèo tại các địa phương trong và ngoài tỉnh;

Sản phẩm chính của hoạt động bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo là số lượng và chất lượng các lớp học được tổ chức; số lượng nông dân nghèo, nông dân điển hình và cán bộ khuyến nông tham dự; số lượng và chất lượng các loại tài liệu, giáo trình để phục vụ công tác bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo, thiết thực góp phần nâng cao trình độ kỹ thuật, kỹ năng sản xuất cho các đối tượng.

b. Đào tạo nguồn nhân lực

- Điều chỉnh cơ chế chính sách về đào tạo tập huấn cho xóa đói giảm nghèo để phù hợp với phương pháp tập huấn có sự tham gia và một số phương pháp khuyến nông khác. Tăng cường năng lực tập huấn cho cán bộ khuyến nông (Ví dụ: đào tạo tiểu giáo viên - TOT, tập huấn cho nông dân ngoài đồng ruộng - FFS) để đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng đội ngũ khuyến nông viên cấp thôn/bản, cộng tác viên khuyến nông, nông dân chủ chốt tại các thôn, bản. Chú trọng phương pháp và hoạt động đào tạo khuyến nông cho người nghèo, phụ nữ;

- Xây dựng các chương trình đào tạo ngắn hạn trên cơ sở đào tạo theo chuyên đề cụ thể, phù hợp với từng đối tượng.

Qua khảo sát nhu cầu đào tạo và bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ khuyến nông huyện Yên Phong, nghiên cứu có đề xuất về kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở và cộng tác viên khuyến nông trong năm 2017 cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.25. Đề xuất các khóa đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ KN các cấp Thời gian Đề xuất khóa đào tạo, bồi dưỡng Đối

tượng

Thời gian

học/lớp Địa điểm

Tháng 1-3/2017

Bồi dưỡng kiến thức về chế biến nông CBKN,

KNVCS 3 ngày

TTKN tỉnh Bồi dưỡng phương pháp kỹ năng tiếp

cận và xâm nhập quần chúng

KNVCS

CTVKN 3 ngày

Trạm KN huyện Bồi dưỡng kỹ năng truyền đạt thông

tin và tập huấn cho người nông dân

CBKN, KNVCS CTVKN

3 ngày Trạm KN

huyện Tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn

nuôi KNVCS CTVKN 3 ngày Trạm KN huyện Tháng 3-6/2017

Phương pháp và kỹ năng tập huấn cho

nông dân tại đồng ruộng KNVCS

CTVKN 2 ngày

Trạm KN huyện Kiến thức phát triển nông thôn, tiếp

cận thông tin, thị trường…

Bồi dưỡng kiến thức nông nghiệp (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sạch(Gap) KNVCS 3 tháng Trạm KN

Tháng 6-9/2017

Kiến thức xã hội học nông thôn. CBKN 2 ngày TTKN tỉnh

Kỹ năng đề xuất và giải quyết vấn đề về đói nghèo trong nông thôn.

CBKN, KNVCS CTVKN

3 ngày Trạm KN

huyện Kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch

trong khuyến nông cho các hộ

KNVCS CTVKN 3 ngày Trạm KN huyện Tháng 9-12/2016

Kỹ năng đào tạo người lớn tuổi và đối tượng người nghèo trong KN

CBKN,

KNVCS 2 ngày

Trạm KN huyện Tập huấn kiến thức và kỹ năng lập kế

hoạch cho hộ.

KNVCS

CTVKN 2 ngày

Trạm KN huyện

Nguồn: Trạm Khuyến nông huyện Yên Phong (2017)

4.3.2.3. Giải pháp trong hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình

a. Yêu cầu của xây dựng mô hình trình diễn

- Mô hình phải đáp ứng nhu cầu và phù hợp với những điều kiện cụ thể của từng địa phương, trình độ của người sản xuất.

- Xây dựng mô hình trình diễn phải đi đôi với tổ chức hội nghị đầu bờ nhằm thông tin, tuyên truyền, đưa nhanh các tiến bộ kỹ thuật ra sản xuất, với sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước, của hệ thống KN từ tỉnh đến cơ sở.

b. Nội dung chính của hoạt động xây dựng mô hình trình diễn và chuyển giao khoa học công nghệ

- Xây dựng các mô hình khuyến nông sinh kế hướng đến đảm bảo an ninh lương thực cho hộ nghèo, đồng thời phát triển sản xuất hàng hóa phù hợp ở các vùng, xã, thôn;

- Xây dựng mô hình trình diễn phục vụ công tác chuyển đổi cây trồng, vật nuôi kém hiệu quả sang nuôi trồng cây, con mới có hiệu quả hơn, phù hợp với mục đích và yêu cầu nhằm phát huy thế mạnh của từng vùng sinh thái;

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn với việc tăng dần tỉ trọng dịch vụ, ngành nghề, chăn nuôi; giảm dần tỉ trọng trồng trọt;

- Xây dựng các mô hình khuyến nông tổng hợp (trồng trọt, chăn nuôi) theo hướng liên kết trên một địa bàn và với khoảng thời gian nhất định (dự án khuyến nông theo quy mô vùng, miền, địa phương);

- Chuyển giao kết quả KH-CN từ các mô hình trình diễn ra diện rộng: + Đối với khuyến nông trồng trọt: tập trung khuyến khích phát triển bền vững các mô hình về cây trồng, các loại mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ nhằm nâng cao hiệu quả, hạ giá thành sản phẩm và không ngừng nâng cao thu nhập cho người nông dân. Trong đó, đặc biệt ưu tiên khuyến nông cho xóa đói giảm nghèo;

+ Đối với khuyến nông chăn nuôi: tập trung phát triển một số vật nuôi chủ lực trên cơ sở phát huy lợi thế của vùng sinh thái. Đẩy mạnh công tác khuyến nông thú y nhằm phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc gia cầm, bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Qua phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng mô hình trình diễn cho thấy, khi trình độ học vấn của chủ hộ càng cao thì việc thực hiện và triển khai mô hình cũng tốt hơn. Đồng thời, với các hộ có điều kiện về kinh tế thì khả năng ra quyết định tham gia mô hình và đầu tư áp dụng giống mới vào trong sản xuất của hộ cũng mạnh dạn hơn. Do đó, hoạt động xây dựng mô hình và chuyển giao KHCN trong thời gian tới cần tập trung nhiều vào các nhóm đối tượng này. Nhưng bên cạnh đó, với các hộ nghèo và chưa có đủ điều kiện thì cần phải có chính sách hỗ trợ linh hoạt để tạo điều kiện thuận lợi và thu hút các nhóm đối tượng còn nhiều khó khăn này tham gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.3.2.4. Giải pháp trong hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông

a. Nội dung

- Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về đất đai, thị trường, KHCN, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất và trong XĐGN;

- Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 100 - 109)