Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 54)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu

3.2.3.1 Nguồn số liệu gián tiếp

Bảng 3.5. Bảng thu thập số liệu có sẵn

Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập

Cơ sở lý luận của đề tài, các số liệu, dẫn chứng của tổ chức công tác khuyến nông ở Việt Nam và trên thế giới. Các nghiên cứu có liên quan

- Các loại sách và bài giảng.

- Các bài báo, tạp chí có liên quan đến đề tài; từ các website.

- Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.

Thư viện của Học viện nông nghiệp Việt Nam. Thư viện Khoa Kinh tế và PTNT.

Số liệu về tình hình chung của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và tổ chức công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.

- Báo cáo tổng kết về công tác khuyến nông.

- Niên giám thống kê của huyện, tỉnh.

UBND huyện Yên

Phong,.

Trạm Khuyến nông - khuyến ngư huyện Yên Phong,

Cục thống kê. Chi cục thống kê.

3.2.3.2. Nguồn số liệu trực tiếp

- Đối tượng điều tra: Các cán bộ khuyến nông của Trạm khuyến nông phụ trách cơ sở và nông dân tham gia các hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Phong. Điều tra 3 xã điển hình là Đông Phong, Dũng Liệt, Yên Trung.

- Chọn mẫu điều tra:

Phỏng vấn nông dân bằng bảng hỏi về sự tham gia các hoạt động khuyến nông: Điều tra tại 3 xã điển hình Đông Phong, Dũng Liệt, Yên Trung, mỗi xã phỏng vấn 30 hộ nông dân.

Phỏng vấn các cán bộ khuyến nông gồm: 05 cán bộ khuyến nông của Trạm Khuyến nông, 10 cán bộ khuyến nông viên cơ sở

Bảng 3.6. Bảng phân loại mẫu điều tra Đối Đối

tượng Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp

1. cán bộ khuyến nông của Trạm Khuyến nông, 05 người (lãnh đạo và cán bộ Trạm khuyến nông.) Nhận định về yếu tố ảnh hưởng tới tổ chức công tác khuyến nông, tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác khuyến nông.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 3. cán bộ khuyến nông viên cơ sở 10 người Nhận định về yếu tố ảnh

hưởng tới tổ chức công tác khuyến nông, tình hình thực hiện, phương hướng, giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác khuyến nông trên địa bàn xã.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

4.Nông dân

90người Tình hình, kết quả, kiến nghị

giải pháp hoàn thiện tổ chức công tác khuyến nông.

Phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế.

Thảo luận nhóm 3.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

+ Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng đẩy mạnh hoạt động khuyến nông cho xóa đói giảm nghèo ở huyện Yên Phong.

+ Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích biến động và xu hướng biến động, sự thay đổi của hoạt động khuyến nông cho phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện nói chung và cho xóa đói giảm nghèo nói riêng.

3.2.4.2. Phương pháp tiếp cận hệ thống

Nghiên cứu hoạt động khuyến nông trong mối quan hệ hệ thống với các hoạt động khác có liên quan, trên cơ sở đó đề ra giải pháp đẩy mạnh hoạt động khuyến nông.

3.2.4.3. Phương pháp tiếp cận có sự tham gia

Nghiên cứu hoạt động khuyến nông với sự tham gia của hộ nông dân vào từng hoạt động cụ thể để trên cơ sở đó đánh giá thực trạng hoạt động khuyến nông trên địa bàn nghiên cứu.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích và xử lý số liệu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh tình hình triển khai các hoạt động khuyến nông

- Chỉ tiêu về nguồn nhân lực. - Chỉ tiêu về nguồn kinh phí.

- Chỉ tiêu về phương tiện, trang thiết bị cho triển khai hoạt động khuyến nông.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động khuyến nông

- Chỉ tiêu về kết quả hoạt động bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo. - Chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động thông tin tuyên truyền. - Chỉ tiêu về kết quả hoạt động trình diễn và nhân rộng mô hình.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG CỦA TRẠM KHUYẾN NÔNG HUYỆN YÊN PHONG KHUYẾN NÔNG HUYỆN YÊN PHONG

4.1.1. Hệ thống chính sách và tổ chức khuyến nông ở huyện Yên Phong 4.1.1.1. Các chính sách khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Phong 4.1.1.1. Các chính sách khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Phong

Kim chỉ nam cho các hoạt động khuyến nông tại huyện Yên Phong chính là các chính sách khuyến nông. Khuyến nông là một trong những hoạt động được Đảng và Nhà nước ta rất chú trọng nhằm mục đích phát triển nông nghiệp nông thôn. Với hệ thống chính sách từ Trung ương tới những chính sách cụ thể tại địa phương, công tác khuyến nông của huyện Yên Phong đã và đang có ý nghĩa to lớn trong việc giúp cho nông dân đổi mới và phát triển nông nghiệp, giúp người dân áp dụng tốt các kỹ thuật tiến bộ để nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi, tăng thu nhập cho hộ, xoá đói giảm nghèo tiến lên khá và giàu.

Theo trình tự về thời gian chính sách khuyến nông từ Trung ương phải kể đến các Nghị định 13/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 1993 và sau đấy là Nghị định 56/NĐ-CP của Chính phủ ban hành năm 2005. Các văn bản chính sách này được coi là kim chỉ nam cho các hoạt động khuyến nông của cả nước. Hiện nay 02 nghị định này đã hết hiệu lực và được thay thế bởi Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010 do Chính phủ ban hành về khuyến nông. Nội dung của Nghị định 02 nêu đối tượng, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của khuyến nông, nêu cụ thể về 6 nhóm chính sách khuyến nông (gồm: đào tạo, tập huấn, truyền nghề; thông tin tuyên truyền, xây dựng và nhân rộng mô hình; khuyến khích hoạt động tư vấn và dịch vụ khuyến nông; chế độ với người hoạt động khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở; tuyển chọn dự án khuyến nông), về tổ chức khuyến nông từ Trung ương đến địa phương, về kinh phí cho hoạt động khuyến nông, về tổ chức thực hiện các hoạt động khuyến nông.

Ngày 23 tháng 5 năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 38/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP. Nội dung của thông tư hướng dẫn thêm về phạm vi đối tượng áp dụng, giải thích một số từ ngữ, cụ thể hơn về nội dung của 6 nhóm chính sách khuyến nông, về xây dựng, thẩm định và phê duyệt chương trình dự án khuyến nông Trung ương, về kiểm tra đánh giá và nghiệm thu chương trình dự án khuyến nông Trung ương, về quản lý kinh phí chương trình

dự án khuyến nông Trung ương, trách nhiệm của các vụ, cục, sở nông nghiệp và PTNT và tổ chức, các nhân chủ trì dự án. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành Thông tư số 15/2013/TT-BNNPTNT ngày 26 tháng 02 năm 2013 quy định thực hiện một số điều của Nghị định 02/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 01 năm 2010. Thông tư này thay thế cho Thông tư số 38/2011/TT-BNNPTNT ngày 23 tháng 5 năm 2011. Thông tư này quy định về nội dung, phương thức hoạt động khuyến nông, quản lý các chương trình, dự án từ nguồn kinh phí khuyến nông Trung ương do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý.

Bên cạnh các văn bản chính sách từ Chính phủ và Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về chính sách khuyến nông, UBND huyện Yên Phong dựa trên những chủ trương chính sách chung của Đảng và Nhà nước về nông nghiệp, nông dân và nông thôn đã chú trọng tới công tác phát triển nông nghiệp, từ năm 2002 – 2010 đó đã có rất nhiều những chính sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn của tỉnh Bắc Ninh được ban hành như: Quyết định số 108/2002/QĐ-UB của UBND tỉnh ban hành ngày 30 tháng 8 năm 2002. Ngày 02 tháng 6 năm 2008 UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định số 85/2008/QĐ-UBND về việc ban hành quy định hỗ trợ phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn đến năm 2010. Ban hành kèm theo Quyết định này là quy định tổng thể chương trình hỗ trợ cho phát triển nông nghiệp và xây dựng hạ tầng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đến năm 2010, đây được xem là quy định khá đầy đủ và chi tiết đối với lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn. Quyết định số 85/2008/QĐ-UBND được triển khai hơn một năm, đến năm 2009 Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân tỉnh tiếp tục điều chỉnh, thay thế chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp và hạ tầng nông thôn bằng Quyết định số 72/2009/QĐ-UBND ban hành ngày 14 tháng 5 năm 2009. Nội dung quy định các hạng mục được hỗ trợ của Quyết định 72 cụ thể, chi tiết và có xu hướng mở rộng hơn về đối tượng, hạng mục và mức hỗ trợ. Cuối năm 2010, căn cứ Nghị quyết số 182/2010/NQ-HĐND16 ngày 09 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh khoá XVI, kỳ họp thứ 22 về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết 132/2009/NQ-HĐND16 ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bắc Ninh và điều chỉnh, bổ sung một số mức hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và xây dựng hạ tầng nông thôn, giai đoạn 2011-2015. UBND tỉnh Bắc Ninh tiếp tục ban hành Quyết định số 166/2010/QĐ-UBND, ngày 29 tháng 12 năm 2010 về hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Năm 2012, ban hành

Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 31/5/2012 thay thế quyết định 166, nội dung hỗ trợ trong Quyết định số 30 cơ bản như Quyết định 166 nhưng có sự điều chỉnh mức hỗ trợ ở một số hạng mục.

Nội dung điều chỉnh, thay thế các quyết định các chính sách hỗ trợ cho thấy sự quan tâm sát sao đến lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của UBND huyện Yên Phong. Trong mỗi lần thay thế quyết định, mức hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh lại có xu hướng điều chỉnh tăng về số lượng, hạng mục và đơn giản hoá về điều kiện nhận hỗ trợ. Việc giảm thiểu những điều kiện ràng buộc phức tạp trong công tác hỗ trợ của UBND huyện Yên Phong đã tạo điều kiện cho nhiều người dân dễ tiếp cận với chính sách hỗ trợ, điều này đã đáp ứng được nhu cầu phát triển thực tiễn trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Yên Phong (Bảng 4.1).

Chủ trương của huyện Yên Phong là đẩy mạnh phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa, vì vậy tỉnh đã chú trọng phát triển diện tích lúa lai, lúa chất lượng cao. Điều này được thể hiện thông qua việc tăng mức trợ giá cho các giống lúa lai, lúa chất lượng cao và giảm thiểu các điều kiện để được nhận hỗ trợ. Nếu như năm 2014 UBND huyện quy định mức trợ giá giống lúa hàng hoá là 40% cùng với điều kiện quy mô canh tác tối thiểu phải đạt 10 ha thì đến năm 2015-2016 mức hỗ trợ này đã được điều chỉnh tăng lên 70% giá giống trong khi đó quy mô canh tác lại được điều chỉnh giảm xuống còn 5 ha. Bên cạnh đó, huyện Yên Phong còn khuyến khích nông dân sản xuất các loại cây màu vụ đông có giá trị kinh tế cao và phù hợp với từng địa phương, UBND huyện đã có chủ trương hỗ trợ phân bón (Kali) cho toàn bộ diện tích trồng cây màu vụ đông với mức hỗ trợ là 100 kg/ha từ năm 2008, riêng hỗ trợ công chỉ đạo sản xuất đối với những người trực tiếp tham gia chỉ đạosản xuất lúa năng suất cao, xây dựng vùng lúa chất lượng cao; sản xuất cây rau, màu có giá trị kinh tế cao được hỗ trợ tiền công chỉ đạo bắt đầu từ năm 2009 với mức hỗ trợ bằng 0,1 mức lương tối thiểu/ha/vụ.

Bảng 4.1. Biến động mức hỗ trợ một số hạng mục chính trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp huyện Yên Phong giai đoạn 2014– 2016

Hạng mục hỗ trợ

ĐVT

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Mức hỗ trợ Điều kiện được hỗ trợ Mức hỗ trợ Điều kiện được hỗ trợ Mức hỗ trợ Điều kiện được hỗ trợ

1. Giá giống lúa lai % 40

Quy mô 10 ha trở lên 50 Toàn bộ diện tích lúa lai 50 Toàn bộ diện tích lúa lai 2. Giá giống lúa

chất lượng cao 40 Quy mô 10 ha trở lên 70 Quy mô 5 ha trở lên 70 Quy mô 5 ha trở lên 3. Giá giống cây vụ

đông (ngô) % 0 - 0 - 100 Toàn bộ diện tích ngô lai 4. Phân bón (Kali) cho một số cây trồng vụ đông (khoai tây, cà rốt) kg/ha 100 - 100 - 100 -

5. Giá giống gia súc (bò sữa) % 20% giá giống Tổ chức cá nhân trực tiếp chăn nuôi 100 % lãi suất tiền vay Tổ chức cá nhân trực tiếp chăn nuôi 100 % lãi suất tiền vay Tổ chức cá nhân trực tiếp chăn nuôi 6. Giá giống thủy

sản % 50 - 50 - 70 -

Nguồn: Phòng thống kê huyên Yên Phong (2016)

Việc đơn giản hóa các thủ tục hỗ trợ, tăng mức hỗ trợ và tăng các hạng mục được hỗ trợ cho nông nghiệp, nông thôn đã làm cho tổng lượng vốn đầu tư hỗ trợ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn tăng nhanh qua các năm.

Ở các lĩnh vực sản xuất khác như: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản mức đầu tư vốn khác nhau. Lượng vốn đầu tư chủ yếu vào trồng trọt, lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản đầu tư chưa nhiều. Nguyên nhân chính là do các điều kiện để được nhận hỗ trợ trong chăn nuôi và thuỷ sản còn chưa sát thực với điều kiện sản xuất của người dân. Chẳng hạn trong quy định hỗ trợ cho chăn nuôi, đối với chăn nuôi

lợn siêu nạc quy mô từ 50 con trở lên thì mới được hỗ trợ, trong khi đó quy mô chăn nuôi của hộ gia đình phần lớn là nhỏ lẻ và không tập trung, chưa kể đến lượng vốn bỏ ra để đầu tư nuôi 50 con lợn siêu nạc, đây là một khoản vốn rất lớn đối với hộ nông dân huyện Yên Phong đưa ra chính sách hỗ trợ nông chăn nuôi và thực phẩm sạch như nuôi gà đẻ trứng trên nền đệm lót sinh học năm 2015 và trồng lúa theo tiêu chuẩn VietGAP giúp sản phẩm có chất lượng và năng suất cao.

Đối với lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản, chính sách quy định chỉ hỗ trợ các dự án cải tạo, nâng cấp vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung được cấp có thẩm quyền phê duyệt, mỗi dự án có quy mô từ 10 ha trở lên để xây dựng hoặc cải tạo, nâng cấp các hạng mục công trình: đường giao thông, đường trục điện chính, hệ thống kênh mương cấp thoát nước của vùng nuôi trồng thuỷ sản. Với quy định về điều kiện hỗ trợ như trên là rất khó thực hiện vì diện tích nuôi trồng thuỷ sản trên địa bàn huyện Yên Phong còn rất manh mún.

4.1.1.2. Hệ thống tổ chức công tác khuyến nông tại huyện Yên Phong

Cấp huyện

Cấp xã

Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức khuyến nông nhà nước huyện Yên Phong

Sơ đồ 4.1 cho thấy hiện nay hệ thống khuyến nông nhà nước huyện Yên phong có 02 cấp đó là: cấp huyện và cấp xã. Tổ chức khuyến nông nhà nước cấp huyện không đồng nhất gồm có: Trạm khuyến nông và phòng Nông nghiệp & PTNT.

Tổ chức khuyến nông nhà nước ở cấp huyện có Trạm khuyến nông huyện. Các Trạm khuyến nông chịu sự lãnh đạo trực tiếp là UBND huyện. Về chuyên môn các Trạm khuyến nông chịu sự chỉ đạo của Phòng NN&PTNT hoặ phòng Kinh tế

Phòng NN&PTNT

Trạm khuyến nông

Cán bộ khuyến nông huyện phụ trách xã, phường

Hộ nông dân UBND xã, Phường

4.1.1.3. Cơ cấu tổ chức của trạm khuyến nông huyện Yên Phong

Cơ cấu tổ chức của trạm khuyến nông huyện Yên Phong được thể hiện ở sơ đồ 4.2.

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ tổ chức của trạm khuyến nông Huyện Yên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 54)