Mô hình trồng ớt của huyệnYên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 88)

Vụ đông 2016, khi Hợp tác xã triển khai thử nghiệm mô hình trồng ớt chỉ thiên tại Hoà Tiến, các hộ dân tham gia mô hình được hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, hỗ trợ giống, phân bón và bao tiêu sản phẩm với giá cả ổn định, phù hợp thị trường; 24 hộ nông dân hăng hái tham gia trồng trên diện tích 3 ha đều tuân thủ đúng quy trình chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Sau gần 3 tháng trồng, chăm sóc, cây ớt bắt đầu cho thu hoạch với năng suất trung bình ước đạt 1,4-1,5 tấn/sào. Doanh nghiệp thu mua với giá 7.000 đồng/kg. Như vậy, mỗi sào ớt trừ chi phí còn lãi 7,5 - 8 triệu đồng/sào, gấp 5 lần so với trồng lúa.

Nguồn: Trạm Khuyến nông Yên Phong (2016)

- Đánh giá về khả năng ứng dụng của xây dựng mô hình trình diễn

Bảng 4.15. Đánh giá của hộ điều tra về khả năng áp dụng của MH điểm

Diễn giải

Trồng trọt Chăn nuôi Thủy sản Kết hợp VAC SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Dễ áp dụng 23 26 27 30 18 20 23 25 Bình thường 43 48 45 50 45 50 44 49 Khó áp dụng 24 27 18 20 27 30 23 26 Tổng 90 100 90 100 90 100 90 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Nhận xét: Qua bảng đánh giá khả năng áp dụng mô hình ta thấy đối với mỗi loại mô hình thì các hộ có những nhận xét khác nhau về việc áp dụng.

Mô hình trồng trọt thì có 23/90 hộ cho là dễ áp dụng và 43/90 người cho là khả năng áp dụng là bình thường, còn lại 24 hộ cho là khó áp dụng.

Mô hình chăn nuôi thì có 27/90 hộ cho là dễ áp dụng và 45/90 người cho là khả năng áp dụng là bình thường, còn lại 18 hộ cho là khó áp dụng.

Mô hình thủy sản thì có 18/90 hộ cho là dễ áp dụng và 45/90 người cho là khả năng áp dụng là bình thường, còn lại 27 hộ cho là khó áp dụng.

Mô hình kết hợp VAC thì có 23/90 hộ cho là dễ áp dụng và 44/90 người cho là khả năng áp dụng là bình thường, còn lại 23 hộ cho là khó áp dụng.

Bảng 4.16. Đánh giá về chính sách đầu tư xây dựng mô hình điểm

Diễn giải Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) Phù hợp 31 34 Tương đối phù hợp 38 46 Chưa phù hợp 21 25 Tổng 90 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Sau khi xây dựng mô hình thành công, việc tổ chức nhân rộng mô hình là một việc làm rất cần thiết. Theo Nghị định 02/2010/NĐ-CP, với chính sách nhân rộng mô hình, được hỗ trợ 100% kinh phí thông tin, tuyên truyền, quảng cáo, hội nghị đầu bờ để nhân rộng mô hình. Kết quả khảo sát về chính sách đầu tư nhân rộng mô hình ở địa phương, các ý kiến cho rằng:

- Sau khi xây dựng mô hình thành công cần tổ chức hội thảo để giúp nhân rộng mô hình. Nhiều địa phương cho rằng đây là công việc của khuyến nông nên họ thường ít quan tâm, hơn nữa ngân sách của địa phương còn hạn hẹp nên chưa có cơ chế thực hiện;

- Đã có nhiều mô hình điểm thể hiện được tính hiệu quả nhưng chính sách nhân rộng mô hình thì chưa có hoặc chưa đủ để phát triển. Vì vậy, cần có kinh phí cho nhân rộng mô hình, hỗ trợ thêm tập huấn và vật tư để nhân rộng mô hình; - Hàng năm, ngân sách Nhà nước cần cấp thêm kinh phí cho khuyến nông để họ thực hiện việc nhân rộng mô hình.

Số liệu bảng 4.17 thể hiện đánh giá của hộ điều tra về chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình ở địa phương.

Bảng 4.17. Đánh giá về chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình

Diễn giải Số lượng

(người)

Tỷ lệ (%)

Có 15 17

Chưa có 54 60

Có nhưng chưa đủ để phát triển 21 23

Tổng 90 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Như vậy ta thấy, chủ yếu các hộ chưa có thấy được chính sách hỗ trợ nhân rộng mô hình là 60%, chỉ có 17 % là có, và 23 % cho là có nhưng chưa đủ. Qua

đây ta thấy sự hạn chế trong việc xây dựng chính sách và quá trình thực hiện triển khai.

4.1.2.4. Tư vấn và dịch vụ khuyến nông

Theo thống kê của trạm khuyến nông huyện tính đến năm 2016, công tác đào tạo huấn luyện đã triển khai được nhiều nội dung phong phú, hình thức truyền tải đa dạng cho nhiều nhóm đối tượng khác nhau. Trung tâm khuyến KN – KN huyện đã chỉ đạo Trạm khuyến nông các huyện, xã, thị xã; phối hợp với các tổ chức xã hội, đoàn thể (Hội nông dân, Hội sinh vật cảnh) tổ chức được 53 lớp tập huấn với hơn 3.000 lượt người tham gia. Bên cạnh đó Trạm khuyến nông cũng phối hợp với Phòng kinh tế các huyện, các tổ chức xã hội, đoàn thể trên địa bàn tổ chức tập huấn kỹ thuật cho hơn 8.000 lượt người là nông dân, chủ trang trại,... với các nội dung về: kỹ thuật trồng trọt; chăn nuôi; thủy sản; chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho lúa; kỹ thuật chăm sóc rau màu; phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm, thủy sản…

Kết quả của tư vấn và dịch vụ khuyến nông

Trạm khuyến nông thực hiện tư vấn và cung cấp giống vật nuôi cây trồng giúp bà con làm việc hiệu quả trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, những năm qua Yên Phong đã hình thành nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả như chăn nuôi tổng hợp, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chuyên canh lúa chất lượng cao, sản xuất nông sản xuất khẩu.

Trạm Khuyến nông huyện Yên Phong hàng năm cung ứng cho nông dân hàng trăm tấn giống lúa và giống cây rau màu. Nhiều hộ nông dân ở các xã: Yên Trung, Đông Phong, Dũng Liệt, Thụy Hòa, thị trấn Chờ đã dần có thu nhập cao. Hiệu quả từ hoạt động chuyển giao kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cũng đã trực tiếp góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện xuống còn 3,54%, giảm 0,51% so với năm 2014.

Theo thống kê năm 2016, Yên Phong đã có trên 7.600 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Đặc biệt, trong đó có 65 hộ đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương; 10 tập thể và 18 cá nhân được khen thưởng trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.

Phát huy những kết quả đã đạt được, năm 2017 Trạm Khuyến nông Yên Phong sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao kỹ thuật nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp phát triển, cung cấp giống và vật nuôi và các

nhu cầu khác nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân trên cùng một đơn vị diện tích sản xuất.

- Tư vấn và dịch vụ khuyến nông

Bảng 4.18. Đánh giá của hộ điều tra về kết quả đưa giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất

Diễn giải Trồng trọt vật nuôi Dịch vụ khác Bình quân SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) SL (hộ) Tỷ lệ (%) Rất tốt 36 40 45 50 30 33 37 41 Tốt 42 47 39 43 39 43 40 44,5 Chưa tốt 12 13 6 7 21 23 13 14,5 Tổng 90 100 90 100 90 100 90 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Qua bảng trên ta thấy các dịch vụ khuyến nông vẫn còn nhiều hộ cho là chưa tốt, trung bình có 13/90 hộ đánh giá là chưa tốt chiếm 14,5%, và 41 % cho là rất tốt còn lại 44,5% cho là tốt. Vậy nên hiệu quả của tư vấn và dịch vụ khuyến nông vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được toàn bộ nhu cầu của người dân huyện Yên Phong.

4.1.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động khuyến nông cho các hộ trên địa bàn huyện Yên Phong trong thời gian qua huyện Yên Phong trong thời gian qua

Qua nghiên cứu thực tế triển khai một số mô hình khuyến nông gắn với hoạt động tập huấn, chuyển giao tiến bộ KHKT, tư vấn và dịch vụ tại huyện Yên Phong trong những năm qua, nghiên cứu đưa ra một số nhận xét, đánh giá và rút ra một người dân như sau:

Áp dụng khuyến nông vào sản xuất giúp bà con nông dân nâng cao được năng suất, hiệu quả sử dụng giống cây trồng vật nuôi và có động lực lòng tin làm giàu từ sản xuất nông nghiệp. Có nhiều mô hình đã áp dụng và giúp bà con mang lại hiệu quả kinh tế cao như:

- Các mô hình trồng cây lương thực các giống lúa mới được áp dụng đặc biệt là giống lúa nếp cái hoa vàng được trồng theo tiêu chuẩn VIETGAP giúp cho năng suất và chất lượng cây lúa cao hơn.

- Mô hình nuôi cá đem lại thu nhập cao trừ chi phí thu được 300-400 triệu đồng mỗi năm.

- Mô hình trồng rau an toàn theo xu hướng và nhu cầu sử dụng của người tiêu dùng đang được hưởng ứng và đem lại thu nhập cao và danh tiếng cho huyện và đem lại thu nhập hơn 130 triệu cho mỗi hộ.

- Mô hình trồng ớt đem lại thu nhập gấp 5 lần so với trồng lúa.

Vì vậy, để đẩy mạnh hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện cần thực hiện bền vững đạt kết quả tốt cần làm tốt khâu điều tra, khảo sát, tìm hiểu phong tục, tập quán sản xuất và nhu cầu, nguyện vọng của bà con, có sự tham gia góp ý kiến của bà con trước khi triển khai. Vấn đề này không có gì mới, nhưng không phải lúc nào và đối với chương trình nào cũng thực hiện tốt. Cần thực hiện mạnh và nâng cao hiệu quả nội dung các công tác khuyến nông duy trì các nhân tố tích cực và hạn chế các ảnh hưởng chủ quan tới hoạt động khuyến nông.

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KHUYẾN NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG NÔNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN PHONG

4.2.1. Cơ chế, chính sách

Chính sách khuyến nông là một chính sách đúng đắn, sự ra đời của nó hoàn toàn phù hợp với tiến trình phát triển của ngành nông nghiệp, nông thôn Việt Nam. Sự tiếp nhận hệ thống chính sách đó cũng thể hiện sự quan tâm đến phát triển nông nghiệp của huyện Yên Phong. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện chính sách còn gặp nhiều khó khăn, một phần là do nội dung chính sách rất rộng, những quy định, những cơ chế hỗ trợ mà chính sách ban hành còn chung chung, chưa phù hợp với hiện tại. Thêm vào đó là sự tham gia của nhiều cơ quan, tổ chức khác nhau vào hoạt động khuyến nông làm cho hiệu quả thực hiện của các chính sách khuyến nông nhiều lúc, nhiều nơi bị hạn chế. Theo tìm hiểu, UBND các cấp vẫn chưa tiếp nhận được chính sách để triển khai ở cấp xã, phần lớn các văn bản hướng dẫn chính sách khuyến nông đều là văn bản hàng năm và chưa tập trung cụ thể vào từng lĩnh vực.

Mặt khác, một số thông tư hướng dẫn cụ thể lại ban hành ít và khá xa mốc thời gian của văn bản mà nó cần hướng dẫn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 38/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 8 tháng 1 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông vào ngày 23 tháng 5 năm 2011. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến những trường hợp thụ hưởng chính sách hiểu sai hoặc chậm trễ trong việc thi hành chính sách cũng như phản ứng với chính sách một cách linh hoạt.

Ngoài ra còn có sự mâu thuẫn trong tính hiệu lực của văn bản. Quyết định số 526/QĐ/BNN-TC về việc quy định tạm thời nội dung và mức hỗ trợ cho hoạt động

khuyến nông, khuyến ngư của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành ngày 3 tháng 3 năm 2009 vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên trong văn bản này đề cập đến nội dung và mức hỗ trợ thông tin, tuyên truyền khuyến nông khuyến ngư không còn phù hợp với Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông ban hành ngày 8 tháng 1 năm 2010. Nghị định 02 có quy định về chính sách thông tin tuyên truyền. Đó là nhà nước hỗ trợ 100% kinh phí thông tin tuyên truyền về hoạt động khuyến nông cho các tổ chức, cá nhân có dự án thông tin tuyên truyền được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hỗ trợ 100% kinh phí tổ chức hội thi, hội chợ, triển lãm, diễn đàn khuyến nông được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trong khi tại Quyết định 526/QĐ/BNN- TC, mức độ hỗ trợ tối đa cho các hoạt động tuyên truyền dao động trong khoảng từ 70% đến 100% tùy vào từng hạng mục cụ thể. Vậy câu hỏi đặt ra là liệu có phải nghị định 02 còn thiếu tính chặt chẽ trong quy định định mức hỗ trợ? Hay Chính phủ còn thiếu thông tư hướng dẫn cụ thể hơn cho Nghị định này?

Hơn nữa do sự thiếu hụt các văn bản hướng dẫn thực hiện cũng như chưa có quy định rõ ràng về định mức hỗ trợ và các chính sách khuyến nông đi kèm cụ thể đối với từng địa phương cụ thể, chưa phù hợp với nhu cầu của sản xuất và xu hướng hội nhập toàn cầu. Khung pháp lý hỗ trợ công tác khuyến nông chưa thực sự hợp lý và phù hợp với xu hướng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn mà huyện Yên Phong đang hướng tới. Đồng thời thiếu sự chỉ đạo của cấp trên cũng như cơ chế huy động vốn chưa rõ ràng đã làm cho việc tuyên truyền chính sách khuyến nông chưa được triển khai sâu rộng đến từng xã, từng thôn xóm mà các chính sách chủ yếu vẫn chỉ trên giấy tờ.

Bảng 4.19. Đánh giá của cán bộ khuyến nông về sự phù hợp của các yếu tố chính sách trong hoạt động khuyến nông những năm gần đây

Diễn giải Trạm KN huyện (n=5) KNVCS (n=10) Tổng cộng (n=15) Số người đồng ý Tỷ lệ (%) Số người đồng ý Tỷ lệ (%) Số người đồng ý Tỷ lệ (%) Tổng 5 100 10 100,0 15 100,0 Rất phù hợp 2 40,0 8 80,0 10 66,7 Phù hợp 2 40,0 6 60,0 8 53,3 Chưa phù hợp 1 20,0 3 30,0 4 26,7

Số liệu tại bảng trên cho thấy trong tổng số 15 người được điều tra thì: - Đánh giá là rất phù hợp có 10 người đồng ý (chiếm 66,7%);

- Đánh giá là phù hợp có 8 người đồng ý (chiếm 53,30%); - Đánh giá là chưa phù hợp có 4 người đồng ý (chiếm 26,7%).

Kết quả khảo sát các yếu tố thuận lợi về thể chế và chính sách trong hoạt động khuyến nông những năm gần đây, các ý kiến cho rằng:

- Đầu tư cho khuyến nông chưa thực sự được quan tâm, thiếu sự hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể và sự lồng ghép giữa các chương trình, dự án, tổ chức khác trên địa bàn còn yếu. Sự hấp dẫn của công tác khuyến nông, cả về công việc và quyền lợi là chưa cao, chính sách đãi ngộ chưa thỏa đáng, nhất là đối với đội ngũ khuyến nông viên cơ sở;

- Chính sách khuyến nông triển khai chủ yếu theo phương pháp từ trên xuống nên chưa kịp thời và chưa thật sự phù hợp với điều kiện sản xuất của địa phương và chưa đáp ứng đúng nhu cầu, nguyện vọng của các hộ nghèo. Do vậy, trong quá trình xây dựng các mô hình điểm còn gặp nhiều khó khăn.

4.2.2. Nguồn lực tài chính phục vụ triển khai hoạt động khuyến nông

Qua điều tra cho thấy, nguồn kinh phí cho hoạt động Khuyến nông được cấp phần lớn từ ngân sách Nhà nước trong khi nguồn vốn huy động từ dân rất thấp. Điều này cho thấy sự tham gia đóng góp của người dân về kinh phí cho hoạt động khuyến nông là chưa cao. Cần huy động thêm sự đóng góp của người dân để tăng kinh phí cho hoạt động khuyến nông góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch khuyến nông.

Theo mục đích sử dụng, kinh phí hoạt động khuyến nông ở cấp huyện được đầu tư chủ yếu cho hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình trình diễn và hoạt động tập huấn, đào tạo. Bên cạnh đó, nguồn kinh phí còn lại chi trả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 88)