Thực trạng về hoạt độngkhuyến nông trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 31)

Phần 1 mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Thực trạng về hoạt độngkhuyến nông trên thế giới

2.2.1.1. Hệ thống tổ chức và hoạt động khuyến nông ở một số nước Đông Nam Á

a. Thái Lan

Cục Khuyến nông Thái Lan được chia là 2 cấp: Quản lý Nhà nước cấp Trung ương, có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo, điều phối và hỗ trợ cho các đơn vị địa phương thực hiện các chương trình, dự án khuyến nông. Cấp quản lý hành chính, cấp địa phương có nhiệm vụ xúc tiến, phát triển nông dân, tổ chức nông dân, doanh nghiệp cộng đồng trên địa bàn tỉnh quản lý, điều phối các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp.

Cơ cấu tổ chức cấp Khuyến nông Trung ương có 16 phòng, ban và 6 trung tâm khu vực vùng. Nhiệm vụ của khối văn phòng trung tâm khuyến nông vùng là

quản lý 48 đơn vị trực thuộc (Trung tâm phát triển và xúc tiến nghề nông) của Cục Khuyến nông Thái Lan đặt tại khu vực vùng. Những đơn vị hoạt động này được sử dụng như những địa điểm học tập, trung tâm tập huấn nông nghiệp, biên soạn và phát triển các tài liệu khuyến nông, hỗ trợ nông dân, cung cấp các dịch vụ nông nghiệp và tư vấn kỹ thuật.

Trung tâm phát triển và xúc tiến nghề nông, gồm 48 trung tâm: 12 trung tâm nghề làm vườn; 10 trung tâm nuôi cấy mô; 5 trung tâm nuôi ong; 4 trung tâm nông nghiệp; 1 trung tâm cao su; 1 trung tâm khuyến khích thanh thiếu niên sản xuất nông nghiệp; 6 trung tâm khuyến nông vùng cao và 9 trung tâm quản lý sâu, bệnh hại.

Cấp Khuyến nông địa phương gồm cấp tỉnh và cấp huyện:

Cấp tỉnh: Văn phòng khuyến nông tỉnh (tương đương Trung tâm khuyến nông tỉnh của Việt Nam) có 77 văn phòng, với nhiệm vụ xúc tiến, phát triển nông dân, tổ chức nông dân, doanh nghiệp cộng đồng trên địa bàn tỉnh quản lý, điều phối các hoạt động chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông nghiệp, thủy sản.

Cấp huyện: Văn phòng khuyến nông huyện (tương đương Trạm khuyến nông huyện của Việt Nam), với 882 văn phòng khuyến nông huyện có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch, xúc tiến và hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở huyện, khuyến khích và phát triển nông dân, tổ chức nông dân, doanh nghiệp cộng đồng ở mỗi huyện và tiến hành các hoạt động hỗ trợ sản xuất nông nghiệp khác.

Cán bộ khuyến nông đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện các hoạt động khuyến nông và là người gần với nông dân nhất. Hiện tại mỗi xã có 1-2 cán bộ khuyến nông và được Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã Thái Lan bổ nhiệm như những cán bộ đại diện cho Bộ điều phối và hoạt động ở địa phương với các nhiệm vụ về tư vấn; cung cấp kiến thức, dịch vụ; quản lý kiến thức và điều phối.

Ngoài ra, mỗi xã đều có 1 hội đồng tư vấn khuyến nông, thành viên là các lãnh đạo chủ chốt của xã, có nhiệm vụ định hướng và xây dựng kế hoạch phát triển nông nghiệp cho xã.

Cơ chế hoạt động khuyến nông ở Thái Lan: Cục Khuyến nông có mối liên hệ chặt chẽ với Cục Nông nghiệp. Cục Nông nghiệp là cơ quan trực thuộc Bộ Nông nghiệp và hợp tác xã Thái Lan. Cục Nông nghiệp chủ yếu làm công tác quản lý và nghiên cứu không trực tiếp chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, kết quả nghiên cứu tới nông dân, những công việc này được giao cho Cục Khuyến nông thực hiện các

hoạt động chuyển giao tới nông dân. Các hoạt động khuyến nông của Thái Lan chủ yếu tập trung vào hoạt động đào tạo, huấn luyện và thông tin tuyên truyền, tư vấn dịch vụ. Những hoạt động này hoàn toàn miễn phí đối với nông dân.

Hoạt động xây dựng mô hình trình diễn chỉ xây dựng trong phạm vi các Viện nghiên cứu, các trung tâm phát triển xúc tiến nghề nông và văn phòng khuyến nông huyện để nông dân, những người quan tâm đến học tập, trao đổi kinh nghiệm về phương pháp sản xuất, kỹ năng phương pháp khuyến nông (không giống ở Việt Nam). Kinh phí hỗ trợ của Nhà nước dành cho hoạt động khuyến nông lớn nên thuận lợi cho triển khai nhiều hoạt động. Người nông dân không phải lo đóng góp kinh phí đối ứng nên việc triển khai nhân rộng các mô hình ở nhiều địa bàn khác nhau rất thuận lợi (Nguyễn Văn Long, 2006).

b. Indonesia

Cục khuyến nông Indonesia trực thuộc Bộ Nông nghiệp Indonesia, được chia làm 5 cấp quản lý khuyến nông: Cấp Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp quận, cấp xã với cán bộ khuyến nông chuyên trách và bán chuyên trách, cán bộ khuyến nông làm việc theo hợp đồng và nhóm cộng tác viên khuyến nông. Định hướng phát triển khuyến nông của Indonesia nhằm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đào tạo kỹ thuật cho nông dân, hướng dẫn nông dân đăng ký và làm theo GAP. Cục Khuyến nông Indonesia có mối liên hệ chặt chẽ với Cục Trồng trọt và các cục khác thuộc quản lý của Bộ Nông nghiệp Indonesia.

Các chương trình khuyến nông được xây dựng ở từng cấp; thực hiện các hoạt động tập huấn chuyển giao kỹ thuật như: Chế biến thực phẩm, kỹ thuật sản xuất lúa, ngô, đậu tương; kỹ thuật trồng rau, cây công nghiệp và hoạt động chuyển giao Indo GAP trong cây ăn quả, rau (Hạ Thúy Hạnh, 2010).

c. Malaysia

Cục Khuyến nông Malaysia thuộc Bộ Nông nghiệp và ngành nghề nông thôn Malaysia, với định hướng hoạt động chuyển giao công nghệ nông nghiệp và hướng dẫn nông dân thực hiện tiêu chuẩn hóa theo ISO 9001: 2008. Hệ thống khuyến nông Malaysia cũng có 5 cấp và còn trực tiếp tổ chức thực hiện các khóa đào tạo khuyến nông của ASEAN về khuyến nông, môi trường và công nghệ sau thu hoạch. Cùng với Cục Khuyến nông có Cục Trồng trọt và Cục quản lý chất lượng nông sản hoạt động dưới sự quản lý chung của Bộ Nông nghiệp và ngành nghề nông thôn Malaysia (Nguyễn Văn Long, 2006).

d. Myanmar

Cục Khuyến nông Myanmar thuộc Bộ Nông nghiệp và thủy lợi Myanmar, phối hợp với các Cục Quản lý nông nghiệp trong cùng bộ để thực hiện công tác chuyển giao công nghệ về sản xuất nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch. Cục Khuyến nông Myanmar tập trung định hướng xây dựng các mô hình trình diễn quy mô lớn, kỹ thuật về công nghệ hạt giống và đào tạo lớp học hiện trường (FFS) và hướng dẫn nông dân thực hiện, đăng ký nông sản theo tiêu chuẩn của ASEAN GAP (Người dân).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 28 - 31)