Các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)

Phần 1 mở đầu

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.3. Các nghiên cứu có liên quan

Trong những năm qua công tác khuyến nông nói chung và cán bộ khuyến nông nói riêng đã đóng góp đáng kể vào sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn của đất nước. Chủ đề khuyến nông đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà quản lý, các nhà khoa học trong và ngoài nước. Nổi bật là đề tài: “Định hướng hoạt động đào tạo khuyến nông Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010” của tác giả Tống Khiêm, giám đốc Trung tâm khuyến nông Quốc gia; Công trình nghiên cứu với tên gọi “Thực trạng một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao kết quả công tác khuyến nông của Trung tâm khuyến nông thành phố Hải Phòng” của tác giả Nguyễn Ngọc Đam. Hay đề tài “Thực trạng và một số định hướng chủ yếu hoàn thiện hệ thống tổ chức Khuyến nông Việt Nam” của tác giả Bành Như Thùy. Nhìn chung, các công trình đó mới chỉ bàn đến việc định hướng các hoạt động khuyến nông, phương pháp khuyến nông hoặc hoàn thiện tổ chức khuyến nông mà chưa có công trình nào thực sự đi sâu nghiên cứu quản lý nhà nước về công tác khuyến nông cụ thể.

Vì vậy đề tài“Tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” là một đề tài mới sẽ đi sâu nghiên cứu về hoạt động công

tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh nhằm đưa ra những nhìn nhận, đánh giá và đề xuất góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Phong,tỉnh Bắc Ninh.

2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho hoạt động khuyến nông huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Trong quá trình nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động khuyến nông của các nước trên thế giới và một số nơi của Việt Nam, nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm sau:

- Khuyến nông cần chọn đúng đối tượng để chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đó phải là những hộ nông dân có tinh thần tự nguyện, có nhu cầu áp dụng những kỹ thuật mới vào sản xuất, có ý chí quyết tâm vươn lên.

- Cán bộ làm công tác khuyến nông cần tôn trọng và lắng nghe các ý kiến của người nông dân, chú ý vào tính hiệu quả và hữu ích của các hoạt động, không làm vì phong trào. Khi mà người dân thấy rõ được hiệu quả kinh tế của hoạt động khuyến nông thì họ mới có thể tham gia và làm theo.

- Cần làm cho người nông dân hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của các dự án chương trình khuyến nông và giúp họ ý thức được rằng việc xây dựng các dự án, các mô hình khuyến nông là vì lợi ích và nhu cầu của chính người nông dân chứ không phải làm cho dự án để tránh sự đối phó của người dân trong các hoạt động khuyến nông.

- Cần huy động tối đa sự tham gia của người dân trong tất cả các hoạt động khuyến nông. Hoạt động khuyến nông chỉ cho và hỗ trợ những cái mà người dân không có, người nông dân cần tham gia đóng góp vào các hoạt động trình diễn. Khi đó sự tham gia của người dân sẽ làm tăng trách nhiệm cũng như sự đóng góp của người dân đồng thời làm giảm chi phí cho các dự án, mô hình và làm tăng tính bền vững của hoạt động.

- Trong hoạt động khuyến nông tuyệt đối không được thể hiện thái độ áp đặt cần phải vận dụng tốt nguyên tắc "phát triển kỹ thuật có sự tham gia". Các kỹ thuật cần phù hợp với điều kiện thực tế về kiến thức, năng lực, kinh tế... của người dân. đặc biệt chú trọng những kỹ thuật chỉ cần áp dụng mức đầu tư thấp để tạo thuận lợi cho người nông dân áp dụng và mở rộng.

- Phát huy tối đa kiến thức, kỹ thuật và tiềm năng có sẵn ở địa phương trong quá trình chuyển giao kỹ thuật.

- Về công tác quản lý trong các hoạt động xây dựng mô hình, chuyển giao kỹ thuật mới cho người dân, cần xác định rõ từ đầu trách nhiệm của các bên tham gia và tiến hành ký kết trách nhiệm với nông dân. Xây dựng quy chế cộng đồng và có cơ chế để kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện.

- Tăng cường sự chỉ đạo chặt chẽ, thường xuyên của các cấp uỷ đảng, chính quyền và sự phối hợp của các ban, ngành, đoàn thể chính trị xã hội nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp trong công tác khuyến nông.

- Xây dựng được đội ngũ cán bộ khuyến nông từ trung ương xuống địa phương có đủ trình độ chuyên môn, kỹ thuật, có năng lực tổ chức, quản lý và điều hành các hoạt động. Đặc biệt chú ý đào tạo, nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông cơ sở để họ gắn bó với nhiệm vụ và sự nghiệp khuyến nông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 35 - 38)