Các hạng mục công trình chính của huyệnYên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 54)

TT Công trình thủy lợi

chính Quy mô Vị trí

1 Trạm bơm Lương Tân 0,32 ha Xã Yên Trung

2 Trạm bơm Vọng Nguyệt 0,55 ha Xã Tam Giang

3 Trạm bơm Phấn Động 0,75 ha Xã Ta Đa

4 Trạm bơm Hòa Tiến 0,52 ha Hòa Tiến

5 Kênh Bắc 15,20 km Xã Hòa Tiến – xã Tam Giang

6 Kênh Đồng Năng 12,50 km Xã Đông Phong - xã Thụy Hòa

7 Kênh Thống Nhất 7,30 km Thị trấn Chờ - xã Dũng Liệt

8 Kênh Vạn An 11,50km Xã Yên Phụ - xã Văm Môn – Dũng Liệt

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Yên Phong ( 2016)

Các công trình thủy lợi của huyện đã góp phần tích cực vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng hệ số sử dụng đất, phát triển ngành nghề dịch vụ.

Bên cạnh việc thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, hàng năm tỉnh có chính sách hỗ trợ các địa phương xây dựng kênh cứng. Hệ thống kênh tưới tiêu ở một số nơi và một số tuyến đã bị xuống cấp chưa có biện pháp khắc phục do không được tu bổ, nạo vét, khơi thông thường xuyên nên vẫn còn xảy ra

hạn hán, úng cục bộ ở một số vùng. Ngoài ra một số trạm bơm đã xuống cấp nhất là khu vực bể hút, bể xả bị bồi lắng, nứt vỡ bê tông, thiết bị máy móc phần nào hư hỏng, việc thay thế không đồng bộ, không được bảo dưỡng thường xuyên làm cho hiệu quả hoạt động không cao.

Vì vậy trong những năm tới để khai thác triệt để tiềm năng đất đai cũng như nâng cao hệ số sử dụng đất UBND huyện cần phải cải tạo, cứng hóa một số tuyến kênh mương.

* Cơ sở thương mại

Hệ thống dịch vụ thương mại đang được phát triển mạnh mẽ, rộng khắp các xã, thị trấn trong toàn huyện. Số cơ sở tham gia hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng tăng, quy mô ngày càng lớn, đa dạng, phong phú về hình thức, các dịch vụ cung ứng đến tận hộ nông dân... đã góp phần thúc đẩy sản xuất đi lên.

* Mạng lưới khuyến nông

Mạng lưới khuyến nông của huyện đã từng bước được kiện toàn. Hiện nay, tất các các xã, thị trấn đều đã có cán bộ khuyến nông chuyên ngành trồng trọt hoặc BVTV hoặc chăn nuôi - thú y, trực tiếp tham mưu về chuyên môn cho công tác chỉ đạo tại cơ sở, hướng dẫn nông dân các giải pháp kỹ thuật phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương.

Hàng năm, nhờ công tác khuyến nông đã được triển khai hàng trăm lớp tập huấn, chuyến giao tiến bộ kỹ thuật cho hàng ngàn hộ nông dân. Giúp đỡ các địa phương thành lập hàng chục câu lạc bộ khuyến nông tự nguyện để tạo môi trường giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, phổ biến kiến thức thực tế giữa các hộ nông dân, các HTX; tổ chức và triển khai xây dựng thành công hàng trăm mô hình trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản cho hiệu quả thu nhập cao.

Vì vậy, đến nay vài trò của khuyến nông ngày càng được chú trọng và không thể thiếu trong tổ chức của hệ thống nông nghiệp.

* Chính sách khuyến khích nông nghiệp

Sau khi tỉnh được tái lập, nông nghiệp được xác định là ngành đặc biệt quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực và nâng cao thu nhập cho người nông dân, nên đã nhận được nhiệu sự quan tâm. Từ năm 2002 đến nay, đã có nhiều chính sách hỗ trợ nông nghiệp được ban hành phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội. Các chính sách tập trung vào hỗ trợ giống, hỗ trợ hạ tầng sản xuất.

Bên cạnh đó, huyện cũng có những chính sách hỗ trợ bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương, nên đã nhận được nhiều sự hưởng ứng của người dân, góp phần thúc đẩy sản xuất phảt triển, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

* Đánh giá chung về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức.

+ Điểm mạnh

Huyện Yên Phong với trung tâm là thị trấn Chờ nằm cách không xa tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có vị trí địa lý gần thủ đô Hà Nội, nằm giữa mạng lưới các đô thị vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc - là khu vực phát triển năng động. Huyện có các khu công nghiệp và cụm công nghiệp có điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài vào phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

- Các tuyến đường quốc lộ 8, quốc lộ 3, đường tỉnh lộ TL295, TL286, TL277 và các đường huyện lộ TL 286, taọ điều kiện liên kết tốt hơn giữa huyện với các trung tâm kinh tế như: Thành phố Bắc Ninh, Từ Sơn, Hà Nội; đây là điều kiện thuận lợi để đô thị phát triển.

- Địa phương có nhiều Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống trên địa bàn, điển hình là KCN Yên Phong I, đây là Khu công nghiệp kiểu mẫu có cơ sở hạ tầng đồng bộ nằm trong tốp đầu cả nước, thu hút đầu tư nước ngoài hơn 8 tỷ USD, giá trị xuất khẩu hơn 18 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước hơn 3.000 tỷ đồng, tạo việc làm cho hơn 25.000 lao động. Dự kiến dự án đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN Yên Phong I mở rộng đi vào hoạt động sẽ thu hút đầu tư thêm khoảng 2,6 tỷ USD, nâng tổng thu hút đầu tư của 2 KCN lên 10 tỷ USD, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 30 tỷ USD.

- Có điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên đất đai thích hợp cho việc sản xuất nông - thủy sản. Cung cấp nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến nông, thủy sản, tạo bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Có điều kiện thuận lợi để phát triển một nền nông nghiệp công nghệ cao, phát triển nông nghiệp chủ yếu theo chiều sâu, trên cơ sở ứng dụng khoa học kỹ thuật (tăng năng suất và chất lượng cây trồng), và phát triển chăn nuôi đại gia súc: trâu, bò, lợn và chăn muôi gia cầm.

- Là miền quê có nhiều di tích lịch sử, có các lễ hội và sinh hoạt văn hóa dân gian phong phú, có lợi thế để phát triển du lịch văn hóa và du lịch sinh thái.

- Nền kinh tế tuy đạt tốc độ tăng trưởng cao. Năm 2015, tổng sản phẩm GRDP toàn huyện tăng 9,7%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, trong đó, nông nghiệp 18,5%, công nghiệp 47,2%, dịch vụ 34,3%; giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp ước đạt hơn 500.000 tỷ đồng, tăng 12,6%. Quý I/2016, tổng thu ngân sách huyện ước đạt hơn 166 tỷ đồng, đạt 36% dự toán năm; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đạt 25.152 tỷ đồng; hoàn thành gieo cấy vụ xuân, trồng 170 ha rau màu; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, không có vụ việc phức tạp xảy ra.

+ Điểm yếu

- Quá trình chuyển dịch cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp còn chậm. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi chưa mạnh mẽ; phát triển thuỷ sản chưa tương xứng với tiềm năng, chăn nuôi chưa có bước đi lâu dài và vững chắc; chưa gắn kết sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với các cơ sở chế biến để làm tăng giá trị sản phẩm.

- Thương mại, dịch vụ chưa tạo được chuyển biến lớn, du lịch có tiềm năng nhưng chưa được đầu tư khai thác. Sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá còn thấp, chưa xây dựng được thương hiệu hàng hoá. Giao thương trong thị trường nội địa là chính, khả năng vươn ra bên ngoài còn yếu.

- Chất lượng mạng lưới kết cấu hạ tầng của huyện đã đầu tư nâng cấp song còn nhiều bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất và phục vụ đời sống của nhân dân.

- Mật độ dân số cao, bình quân đất nông nghiệp đầu người thấp, tốc độ tăng dân số còn cao, gây sức ép về giải quyết việc làm và các vấn đề xã hội khác. Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung nhiều công nhân lao động là gia tăng tệ nạn xã hội.

- Các giống cây trồng cũ, cho hiệu quả kinh tế thấp. Trong khi đó tiềm năng về nguồn nhân lực, đất đai, khí hậu thích hợp với nhiều loại cây trồng. Việc sử dụng phân bón không cân đối đa phần sử dụng phân hóa học ít chú trọng việc sử dụng các loại phân hữu cơ.

+ Cơ hội

- Quyết định số 1831/QĐ- TTg ngày 9/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020,

định hướng đến năm 2030; Quyết định số: 2171/QĐ - TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quyết định số: 60/QĐ -UBND ngày 08/02/2013 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Bắc Ninh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 836/QĐ-UBND ngày 26/7/2013 của UBND tỉnh về việc phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chung thị trấn Chờ và phụ cận, huyện Yên Phong đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội huyện Yên Phong.

- Nằm trong tam giác vàng phát triển kinh tế của phía Bắc Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh điều kiện thuận lợi để giao lưu kinh tế với các vùng trọng điểm và nước ngoài.

- Phát triển các khu công nghiệp thu hút các nhà đầu tư lớn, tập đoàn đa quốc gia, trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao. Các di tích lịch sử của huyện là hướng kết nối phát triển du lịch và dịch vụ trên địa bàn huyện kết hợp với thúc đẩy quá trình đô thị hóa hiệu quả.

+ Thách thức

- Tốc độ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện diễn ra rất nhanh, nhất là khu, cụm công nghiệp phát sinh thêm nhiều thách thức trong việc bảo vệ môi trường, nhất là chất thải, khí thải công nghiệp của các nhà máy xí nghiệp. Tại các làng nghề đúc nhôm xã Văn Môn, hàng ngày cũng chịu tác động rất lớn từ khói, bụi, tiếng ồn, chất thải từ các xưởng sản xuất, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của nhân dân.

- Cùng với tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh, luồng di dân của huyện hiện nay đang hướng vào các khu đô thị, khu công nghiệp tạo ra một áp lực lớn đối với vấn đề quản lý giao thông đô thị, quản lý rác thải, cung cấp nước sạch, hệ thống thoát nước và các công trình công cộng khác.

- Áp lực trong tái cơ cấu kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường và ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu, hoàn thành các nội dung xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững để phát triển kinh tế - xã hội của huyện, góp phần quan trọng vào sự nghiệp chung của toàn tỉnh.

- Thách thức huy động, quản lý vốn đầu tư; tăng tỷ lệ huy động vốn đầu tư toàn xã hội, đa dạng hoá nguồn vốn huy động, đầu tư trong, ngoài nước; tăng huy

động vốn đầu tư từ kinh tế tư nhân, vốn nước ngoài, giảm tỷ trọng vốn đầu tư nhà nước, hướng đến cơ cấu đầu tư tối ưu, đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện; Mở rộng, hợp lý hoá cơ cấu huy động các nguồn vốn của các thành phần kinh tế, khơi dậy nguồn lực trong dân, khuyến khích đầu tư theo hình thức hợp tác công tư.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp tiếp cận 3.2.1. Phương pháp tiếp cận

- Phương pháp tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện Yên Phong, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp đẩy mạnh hoạt động khuyến nông.

- Phương pháp tiếp cận có sự tham gia: Nghiên cứu hoạt động khuyến nông với sự tham gia của hộ nông dân vào trong từng hoạt động cụ thể để trên cơ sở đó đẩy mạnh hoạt động khuyến nông trên địa bàn nghiên cứu.

- Phương pháp tiếp cận từ dưới lên: Nghiên cứu hoạt động khuyến nông dựa trên nhu cầu về khuyến nông trong thực tiễn sản xuất để đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông.

3.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chúng tôi đã chọn hoạt động khuyến nông tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh làm địa bàn nghiên cứu vì những lý do sau:

Thứ nhất: huyện Yên Phong thuộc vùng đồng bằng sông hồng, có điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp.

Thứ hai: các chương trình chính sách về phát triển khuyến nông đang được Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương quan tâm và thực hiện tại huyện Yên Phong.

Thứ ba: huyện Yên Phong đang chuyển dịch mạnh mẽ từ nông nghiệp snag công nghiệp kiến cho ngành nông nghiệp giảm mạnh và những người nông dân trở thành những người có thu nhập thập thấp và có một bộ phận nông dân đã bỏ một số ruộng đất xấu không canh tác nữa.

Nghiên cứu được thực hiện trên địa bàn huyện Yên Phong. Vì vậy đề tài sử dụng tình hình và số liệu của toàn huyện để đánh giá tình hình chung về tổ chức hoạt động khuyến nông. Việc chọn điểm nghiên cứu mang tính đại diện cao và gắn với mục tiêu nghiên cứu, đề tài chọn các mẫu là đại diện cho 3 xã có diện tích rộng và có những đặc điểm điển hình về điều kiện phát triển nông nghiệp.. Vì lẽ đó, để phục vụ cho nghiên cứu này chúng tôi tiến hành chọn điểm nghiên

cứu tại một số xã đại diện bao gồm 3 xã: Đông Phong, Dũng Liệt, Yên Trung. Để đảm bảo tính đại diện và khách quan trong việc nghiên cứu, chúng tôi tiến hành đảm bảo tính đại diện và khách quan trong việc nghiên cứu, chúng tôi tiến hành điều tra ngẫu nhiên 90 hộ trên địa bàn huyện với 3 xã đã chọn ở trên (30 hộ/xã) để đánh giá các hoạt động khuyến nông đến các hộ trong công cuộc áp dụng các mô hình khuyến nông để tăng năng suất và nâng cao thu nhập. Mỗi hộ nông dân đều là điển hình điển hình tham gia hoạt động khuyến nông trên địa bàn huyện để phỏng vấn trực tiếp nhất là các hộ có thực hiện mô hình trình diễn.

3.2.3. Phương pháp thu thập thông tin, số liệu 3.2.3.1 Nguồn số liệu gián tiếp 3.2.3.1 Nguồn số liệu gián tiếp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 48 - 54)