Cơ cấu nguồn nhân lực của trạm khuyến nông huyệnYên Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 69)

STT Chỉ tiêu Số lượng

(người)

Cơ cấu (%)

1 Tổng số cán bộ khuyến nông của huyện 16 100

2 Giới tính

Nam 7 44,0

Nữ 9 56,0

3 Thời gian công tác

< 5 năm 5 31,2 5 - 10 năm 8 50,0 > 10 năm 3 18,8 4 Trình độ Trên Đại học 4 25,0 Đại học 12 75,0 Cao đẳng 0,0 Trung cấp 0,0 5 Chuyên ngành Trồng trọt 5 31,2 Chăn nuôi 4 25,0 Kinh tế 3 18,75 Thủy sản 1 6,3 Khác 3 18,75 6 Hình thức Cán bộ biên chế 15 93,8 Hợp đồng 1 6,2

Trong công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật tới nông dân thì lực lượng cán bộ khuyến nông làm việc tại trạm khuyến nông, khuyến nông viên cơ sở là lực lượng nòng cốt và đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Phân tích bảng 4.2 ta thấy:

+ Tổng số cán bộ của Trạm khuyến nông huyện Yên Phong là 16 người. Trình độ chuyên môn là khá cao nhưng kinh nghiệm của các cán bộ khuyến nông không cao.

● Nhiệm vụ cụ thể :

Trưởng trạm: Chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước UBND - HĐND huyệnvà Huyện uỷ Yên Phong khi được yêu cầu, chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Trạm khuyến nông.

Phó trạm khuyến nông chịu trách nhiệm về các công việc do trưởng trạm phân công theo quy định của pháp luật, trực tiếp phụ trách bộ phận trồng trọt, chăn nuôi, hành chính.

Các cán bộ còn lại chịu trách nhiệm phụ trách mọi hoạt động khuyến nông ở các xã theo sự phân công của lãnh đạo cơ quan.

Ta thấy trình độ của đội ngũ khuyến nông hiện tại là rất cao chủ yếu là từ đại học.

Nhận xét về cơ cấu nguồn nhân lực của Trạm khuyến nông huyện Yên Phong

- Các CBKN của huyện Yên Phong có thâm niên công tác gần tương đương nhau.

+ Cán bộ của Trạm đều có thâm niên công tác tương đối lâu năm, nhiệt tình nên có được những kinh nghiệm quý báu và đạt hiệu quả cao hơn trong công việc.

+ Tuy cán bộ của Trạm tương đối nhiều nhưng hầu hết đều chưa qua đào tạo chính quy về chuyên ngành khuyến nông mà chỉ thiên về trồng trọt hoặc chăn nuôi, thủy sản. Phần lớn họ tập trung vào chuyên môn, kỹ thuật của mình đã được đào tạo nên đôi khi công tác chuyên về khuyến nông, phương pháp khuyến nông, khả năng tiếp cận cộng đồng còn nhiều hạn chế. Đây cũng là một sự thiếu hụt lớn liên quan đến kỹ năng chuyển giao KTTB của CBKN.

+ Trạm khuyến nông huyện Yên Phong còn 01 cán bộ vẫn chưa được vào biên chế, lương tháng còn rất thấp nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tâm lý của cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ.

- Nguồn nhân lực của Khuyến nông chủ yếu là CBKN hưởng lương theo ngân sách nhà nước.

- Huy động từ dân: Sự tham gia tích cực của nông dân còn được thể hiện qua việc đóng góp nguồn nhân lực để cùng với khuyến nông nhà nước chung tay xây dựng mô hình trình diễn. Nguồn nhân lực mà người dân đóng góp là những người tham gia mô hình khuyến nông, những ngày công lao động trong sản xuất nông nghiệp nói chung và mô hình khuyến nông nói riêng.

* Nguồn lực tài chính

Trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh vốn luôn đóng vai trò quan trọng. Cũng như vậy, vốn trong hoạt động khuyến nông cũng rất quan trọng và không thể thiếu, nhất là trong nền nông nghiệp như nước ta hiện nay. Hầu hết kinh phí của các Trạm khuyến nông được cấp đều dùng để trả lương cho CBKN, xây dựng mô hình, tập huấn kỹ thuật, tham quan hội thảo, thông tin tuyên truyền, trong đó kinh phí dành cho tham quan, hội thảo, tuyên truyền còn rất thấp. Ngoài kinh phí nhà nước cấp cho mô hình trình diễn khuyến nông còn phải huy động tiền từ dân đóng góp ví như một mô hình trình diễn thì khuyến nông hỗ trợ 80% giá giống, 30% vật tư, 30% thuốc BVTV (hoặc thuốc thú y) còn người dân phải đóng góp 20% giá giống, 70% vật tư, 70% thuốc BVTV (hoặc thuốc thú y), điều này phù hợp với quy định về xây dựng mô hình trình diễn của Nghị định 02 của Chính Phủ ngày 08/1/2010.

* Nguồn lực vật chất .

- Trạm khuyến nông Yên Phong: Có trụ sở riêng có đầy đủ phòng làm việc, ngoài ra còn có phòng cho CBKN ở tập thể. Điều này tạo tâm lý phấn khởi cho các CBKN làm xa được cơ quan tạo điều kiện về nhà ở, dẫn tới năng suất, chất lượng công việc cũng được nâng lên. Cả Trạm có 04 máy vi tính, 02 máy in, 01 máy chiếu không có máy photo, điều này gây ảnh hưởng lớn tới nguồn kinh phí của Trạm khi phải chi một phần kinh phí cho photo tài liệu để tập huấn, hội thảo trong khi đó nguồn kinh phí cấp cho hoạt động khuyến nông thì không được nhiều.

- Huy động từ dân: người dân khi tham gia mô hình trình diễn của khuyến nông đã đóng góp nguồn lực vật chất như: đất, công cụ lao động, một phần phân bón… Kết quả điều tra đóng góp các nguồn lực thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Sự tham gia đóng góp nguồn lực vật chất của nông dân trong xây dựng mô hình khuyến nông

TT Diễn giải Tỷ lệ hộ nông dân đóng góp

(%)

1. Đất đai, chuồng trại 100

2. Công lao động 100

3. Dụng cụ 100

4. Phân bón, thức ăn 70

5. Thuốc BVTV, thuốc thú y 70

Nguồn: tổng hợp phiếu điều tra (2016)

Theo bảng trên nông dân đóng góp đất đai, chuồng trại, công lao động, dụng cụ là 100%, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc BVTV các hộ tham gia đóng góp 70%. Những hộ tham gia mô hình trình diễn được hỗ trợ một phần đầu vào như hỗ trợ 80% giá giống, 30% vật tư, 30% thuốc BVTV còn lại là người dân phải đóng góp điều này phù hợp với quy định tại Nghị định 02 của Chính phủ về hỗ trợ cho nông dân tham gia mô hình.

4.1.2. Thực trạng hoạt động khuyến nông của trạm khuyến nông huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh tỉnh Bắc Ninh

4.1.2.1. Tổ chức tuyên truyền thông tin các chính sách khuyến nông

Hệ thống tổ chức tuyên truyền, phổ biến chương trình, kế hoạch khuyến nông huyên Yên Phong có thể đánh giá là tương đối mạnh so với các huyện lân cận. Hệ thống này được phối hợp qua nhiều kênh khác nhau; có sự liên kết giữa các đơn vị thông tấn báo chí địa phương; phối hợp với các xã, thị trấn; phối hợp các đơn vị tập huấn… Thông qua quá trình nghiên cứu, các hình thức tuyên truyền ở mỗi cấp được hệ thống hóa qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.3. Công tác chỉ đạo và phổ biến chương trình, kế hoạch khuyến nông

Để triển khai các mô hình trình diễn, tập huấn, hội thảo chương trình khuyến nông thì hệ thống tổ chức khuyến nông từ cấp tỉnh đến cấp huyện, xã xây dựng nhiều hình thức tuyên truyền phong phú và đa dạng. Tuy nhiên, các kênh thông tin ở huyên Yên Phong đang sử dụng là:

Trung tâm khuyến nông Quốc gia

Gửi văn bả̉n và hướng dẫn

Các Trưởng thôn

- Qua buổi họp - Qua bảng tin

Các tổ trưởng SX

Thông báo trực tiếp hoặc qua các hộ ND sản xuất tiêu biểu

Tự tổ chức tuyên truyền

- Các lớp tập huấn, hội nghị hội thảo

- Tờ rơi, đài phát thanh

Cán bộ KN xã/ phường Trung tâm KN-KN tỉnh Bắc Ninh

- Gửi văn bản TW vàhướng dẫn - Quyết định của Thành phố

Trạm khuyến nông cấp huyện/TP

- Gửi các văn bản và hướng dẫn từ cấp trên - Kế hoạch cụ thể

Người dân địa phương Hội ND, HTX - DVNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 64 - 69)