Trình độ nhận thức và sự tiếp thu tiến bộ kỹ thuật của nông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)

4.2.4.1. Trình độ học vấn của người sản xuất nông nghiệp

Trình độ học vấn của người sản xuất nông nghiệp được thể hiện qua bảng 4.22.

Bảng 4.22. Trình độ học vấn của người sản xuất nông nghiệp Trình độ

học vấn

Đông Phong Dũng Liệt Yên Trung Tổng Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu Số người Cơ cấu (%) Số người Cơ cấu (%) Cấp 1 15 50 17 57 8 27 40 44 Cấp 2 9 30 9 30 12 40 30 33 Cấp 3 6 20 4 13 10 33 20 22 Tổng 30 100 30 100 30 100 90 100

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2016)

Qua bảng trên ta thấy trình độ học vấn của chủ hộ sản xuất tại huyện Yên Phong còn thấp 40/90 người trình độ cấp 1 chiếm 44%, và 30/90 người trình độ cấp 2 chiếm 33% còn lại 20/90 ng trình đọ cấp 3 chiếm 22%.

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất, một phần lao động trẻ trong sản xuất nông nghiệp chuyển dịch ra các khu vực công nghiệp và đô thị. Vì vậy, số nông dân trẻ ở lại nông thôn ít được đào tạo, thiếu kinh nghiệm sản xuất. Vào những thời điểm thời vụ tập trung ở một số vùng có tình trạng thiếu lao động dẫn đến giá công lao động cao, giá thành sản xuất tăng.

Tóm lại, trình độ học vấn của người dân được coi là một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại khi thực hiện chương trình, kế hoạch của công tác khuyến nông tại địa phương.

4.2.4.2. Sự sẵn lòng tham gia của người dân

Quá trình thực hiện công tác khuyến nông không chỉ có cán bộ mà cần sự tham gia tích cực của người dân. Nhìn chung người dân trên địa bàn tỉnh nhiệt tình tham gia vào các hoạt động khuyến nông. Bởi lẽ người nông dân nhận thức được những lợi ích của việc thực hiện các hoạt động khuyến nông và sẵn sàng tham gia các hoạt động khuyến nông như đăng kí tham gia các lớp tập huấn, tham gia các buổi hội thảo, tham gia các mô hình trình diễn sẽ làm tăng hiệu quả của công tác khuyến nông. Họ sẵn sàng đóng góp nguồn lực về lao động, đất đai cho các mô hình trình diễn sản xuất.

Nhưng vẫn còn một số bộ phận người dân vẫn còn có thái độ bảo thủ, e ngại, sợ rủi ro với các hoạt động khuyến nông tại địa phương và ý thức thực hiện chưa cao nên gây ảnh hưởng đến việc thực hiện các hoạt động khuyến nông. Tuy nhiên, số lượng này không lớn, đa số người dân vẫn tin tưởng vào hệ thống

mà khuyến nông đã tập huấn áp dụng vào sản xuất. Như vậy, những hiệu quả của hoạt động khuyến nông đem lại trong thời gian qua đã tạo lòng tin của người dân vào công tác khuyến nông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 97 - 99)