Tổ chức triển khai hoạt độngkhuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 97)

Trong những năm qua, Trạm khuyến nông đã chú trọng hơn đến việc thực hiện các hoạt động khuyến nông trên địa bàn. Trạm thường xuyên có công văn chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời và sẵn sàng giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ cho người hoạt động khuyến nông thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Một số hoạt động khuyến nông được triển khai trên địa bàn chưa xuất phát từ nhu cầu người dân địa phương mà vẫn theo kế hoạch chung của các Trạm, việc kiểm tra, giám sát chưa được chú trọng đây là một trong những nguyên nhân làm cho khuyến nông cơ sở lơ là trong quá trình thực hiện, làm giảm hiệu quả của hoạt động khuyến nông.

Các cấp chính quyền trong tỉnh luôn quan tâm đến các vấn đề phát triển nông nghiệp, nông thôn của địa phương, đặc biệt là hỗ trợ về phát triển sản xuất nông nghiệp mà trong đó trọng tâm là hỗ trợ một phần đầu vào cho các hộ sản xuất trên địa bàn. Mặc dù cơ sở vật chất làm việc, nguồn ngân sách, nguồn nhân

lực ở nhiều huyện còn nhiều hạn chế nhưng cán bộ vẫn luôn chú trọng đảm bảo cho việc triển khai thực hiện các hoạt độngkhuyến nông đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra việc phối hợp với các đơn vị, tổ chức, cá nhân làm công tác khuyến nông trong thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trên địa bàn, sự phối hợp giữa CBKN với cán bộ Trạm BVTV, CB Trạm Thý Y cùng nhau hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ đạo sản xuất nông nghiệp mà tỉnh giao cho.

Việc tổ chức thực hiện được đội ngũ nhân viên của trạm thực hiện. Bởi lẽ họ chính là cầu nối trong quá trình chuyển giao kĩ thuật tiến bộ tới người sản xuất. Ta thấy trình độ của CBKN của trạm đều có trình độ chuyên môn đươc qua đào tạo, điều này góp phần tăng khả năng hiểu và tiếp nhận các chính sách của Nhà nước và thực hiện tốt công tác phổ biến và tổ chức triển khai công tác khuyến nông. Tuy nhiên các CBKN đều chưa được đào tạo về chuyên ngành khuyến nông nên việc tiếp xúc với người dân hay phổ biến, tuyên truyền các chương trình, kế hoạch khuyến nông còn hạn chế. Việc thực hiện các hoạt động khuyến nông vẫn theo sự chỉ đạo của cán bộ cấp trên, CBKN phụ trách cơ sở làm việc một cách thụ động, không có sự sáng tạo, nhanh nhạy trong công việc, làm hạn chế đến công tác tổ chức, quản lý, hướng dẫn, giám sát, kiểm tra các hoạt động khuyến nông.

Thâm niên công tác chủ yếu là trên 5 năm, chỉ có số ít là có thâm niên công tác từ 1-5 năm. Điều này thể hiện kinh nghiệm làm việc của cán bộ và mức độ hiểu biết về công tác khuyến nông tương đối hoàn chỉnh. Tuy nhiên, do đã có thâm niên công tác lâu năm nên trong quá trình làm việc hiện nay thường không quan tâm đến văn bản chính sách mà thực hiện theo kế hoạch và kinh nghiệm làm việc đã tích lũy

Nghiên cứu khảo sát các yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến hiệu quả công tác của cán bộ khuyến nông. Các yếu tố cá nhân được nghiên cứu đưa ra để lấy ý kiến gồm có: Động cơ làm công tác khuyến nông; Kỹ năng thiết kế giảng dạy và truyền đạt.

Nghiên cứu điều tra 5 cán bộ Trạm Khuyến nông huyện và 10 khuyến nông viên cơ sở ở 10 xã trong huyện, kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng số liệu 4.21 cho thấy:

- Yếu tố về kỹ năng thiết kế giảng dạy và truyền đạt cho kết quả cao nhất với 15 người đồng ý, chiếm tỷ lệ 100% trong tổng số người được hỏi;

Bảng 4.21. Đánh giá của cán bộ khuyến nông về ảnh hưởng của yếu tố cá nhân đến hiệu quả công tác khuyến nông

Nội dung lấy ý kiến (n=15) Số người đồng ý (người) Tỉ lệ (%) Động cơ làm công tác KN 12 80,00

Kỹ năng thiết kế giảng dạy và truyền đạt 15 100,00

Kỹ năng hỗ trợ hoạt động 11 73,33

Kỹ năng giảng dạy KN 13 86,67

Kỹ năng hoạch định chương trình 12 80,00

Kỹ năng thực hiện chương trình 12 80,00

Kỹ năng đánh giá chương trình 11 73,33

Khả năng công tác xã hội 12 80,00

Khả năng quan hệ đối ngoại 11 73,33

Trình độ chuyên môn 14 93,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

- Yếu tố về Trình độ chuyên môn: có 14 người đồng ý, chiếm tỷ lệ 93,33% trong tổng số người được hỏi;

- Các yếu tố còn lại: Động cơ làm công tác khuyến nông; Kỹ năng hỗ trợ hoạt động; Kỹ năng giảng dạy khuyến nông; Kỹ năng hoạch định chương trình; Kỹ năng thực hiện chương trình; Kỹ năng đánh giá chương trình; Khả năng công tác xã hội; Khả năng quan hệ đối ngoại có tỉ lệ đồng ý trong khoảng 73 – 86%.

Qua khảo sát nghiên cứu cho thấy, hầu hết đội ngũ khuyến nông của trạm đều thể hiện tinh thần trách nhiệm cao trong quá trình công tác và thường xuyên chú trọng đến vấn đề nâng cao năng lực, trình độ. Đối với hệ thống KNVCS, công tác đào tạo và tập huấn chuyên môn đang ngày càng được quan tâm, có hiểu biết về tình hình kinh tế - xã hội, phong tục tập quán và thói quen sản xuất của người dân địa phương nhất là các hộ nghèo. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nhân lực đội ngũ khuyến nông của Trạm cũng như cán bộ KNVCS hiện nay vẫn còn mỏng và số cán bộ khuyến nông biết tiếng dân tộc ở địa bàn công tác còn ít nên ảnh hưởng lớn đến hiệu quả công tác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 95 - 97)