Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 38)

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Yên Phong là một huyện đồng bằng, nằm ở phía tây tỉnh Bắc Ninh, thuộc vùng châu thổ sông hồng. Có tọa độ địa lý nằm trong khoảng vĩ độ 21°8’45” đến 21°14;30” độ vĩ Bắc và khoảng kinh độ từ 105°54;30” đến 106°4;15” độ kinh Đông. Phía Bắc lấy sông Cầu làm giới hạn, Yên Phong giáp với hai huyện Hiệp Hòa và Việt Yên thuộc tỉnh Bắc Giang, phía Nam giáp huyện Đông Anh thuộc thành phố Hà Nội, huyện Từ Sơn, huyện Tiên Du thuộc tỉnh Bắc Ninh. Phía Đông giáp thành phố Bắc Ninh, phía Tây lấy sông Cà Lồ làm giới hạn, Yên Phong giáp huyện Đông Anh và huyện Sóc Sơn thuộc thành Phố Hà Nội.

Trung tâm huyện lỵ Yên Phong cách trung tâm tỉnh Bắc Ninh 15 km về phía Đông; cách thủ đô Hà Nội 25km về phía Tây Nam; quốc lộ 18 nối khu chế xuất Đông Anh và sân bay quốc tế Nội Bài với khu công nghiệp và du lịch Quảng Ninh chạy qua Yên Phong từ Tây sang Đông, cùng với đường 295, đường 286 mạng lưới giao thông đường bộ của Yên Phong có nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu và hội nhập kinh tế, văn hóa xã hội với các vùng trong tỉnh, trong nước và quốc tế.

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, cho nên địa hình toàn huyện tương đối bằng phẳng. Địa hình của huyện được bao bọc và chia cắt bởi 3 con sông: Sông Cầu bao phía Bắc huyện, sông Cà Lồ bao phía Tây huyện, sông Ngũ Huyện Khê, tương đối bằng phẳng, có độ dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Độ cao trung bình trong toàn huyện so với mặt nước biển là 4,5 m. Cánh đồng cao nhất thuộc xã Yên Phụ so với mặt nước biển cao 7m. Cánh đồng thấp nhất thuộc thôn Đại Chu xã Long Châu cao 2,5m so với mặt nước biển.

Trên địa bàn huyện có địa hình hình bậc thang, cao thấp xen kẽ đã gây không ít khó khăn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân. Nhưng nhìn chung địa bàn của Huyện thuận lợi cho việc kiến thiết đồng ruộng tạo ra những vùng chuyên canh lúa, màu và cây công nghiệp ngắn ngày (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

3.1.1.2. Đặc điểm khí hậu, địa chất, thủy văn

a, Về khí hậu

Nhiều công trình nghiên cứu đã kết luận ở vùng đồng bằng Sông Hồng số liệu giữa các trạm không sai khác nhau lớn về số lượng và chế độ nhiệt. Theo hai tiêu chí này khí hậu ở Yên Phong nói riêng và toàn đồng bằng sông Hồng nói chung có thể chia thành hai mùa rõ rệt.

Mùa ít mưa, lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình tháng từ 6 - 210, lượng mưa/tháng biến động từ 20 - 56mm.

Mùa mưa, nóng từ tháng 4 đến tháng 10 với lượng mưa trung bình tháng từ 100mm đến 312mm. Các tháng mùa mưa có lượng mưa chiếm 80% lượng mưa trong năm. Nhiệt độ bình quân tháng từ 23,7 - 29,OC.

Độ ẩm không khí trung bình trong năm 83%. Độ ẩm không khí cao nhất vào tháng 4 là 89%, thấp nhất vào tháng 12 là 77% (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

b, Về Thủy văn

Huyện có hệ thống sông ngòi bao bọc xung quanh. Phía Bắc huyện là sông Cầu, phía Đông và Phía Nam là sông Ngũ Huyện Khê, phía Tây là sông Cà Lồ. Ngoài các sông chính có lượng nước rồi rào trên, huyện Yên Phong còn có hệ thống kênh mương khá đồng bộ cùng với hơn 410 ha ao, hồ được phân bố đều ở các làng, xã (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

c, Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Kết quả điều tra xây dựng bản đồ đất cho thấy: Đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình bồi tụ phù sa của hệ thống sông Thái Bình, sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại là đất hình thành tại chỗ trên nền phù sa cổ. Toàn huyện có 2 nhóm đất chủ yếu: Đất phù sa, đất bạc màu.

Đất đai huyện Yên Phong thích hợp với nhiều loại cây trồng, nhất là các loại cây ngắn ngày. Đất phù sa glây trồng 2 vụ lúa có năng suất cao, ổn định. Muốn đưa sản lượng lương thực của huyện tăng lên chủ yếu nhằm vào loại đất này.

Đất phù sa không được bồi hàng năm là loại đất tốt nhất trong huyện cần có kế hoạch sử dụng triệt để.

Đất phù sa được bồi hàng năm (ngoài đê) là một loại đất tốt, trong mùa mưa lũ phần lớn bị ngập. Vì vậy khai thác chủ yếu để trồng hoa màu hoặc lúa nhưng phải chú ý bố trí thời vụ hợp lý để tránh ngập úng (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

- Tài nguyên nước

Yên Phong có hệ thống sông ngòi bao bọc xung quanh. Phía Bắc huyện là sông Cầu, phía Đông và phía Nam là sông Ngũ Huyện Khê, phía Tây là sông Cà Lồ.

Sông Cầu là con sông lớn chảy qua địa bàn từ xã Tam Giang đến xã Yên Trung, là ranh giới tự nhiên giữa huyện Yên Phong và tỉnh Bắc Ninh. Hàng năm nước lũ xuất hiện vào khoảng tháng 6 cho đến tháng 9, mặt sông rộng, nước chảy siết. Mùa khô lòng sông hẹp, lưu lượng nước thấp.

Sông Ngũ Huyện Khê là con sông lớn thứ hai chảy qua huyện từ xã Văn Môn đến xã Đông Phong, là ranh giới giữa huyện Từ Sơn, Tiên Du và Yên Phong. Sông Ngũ Huyện Khê và sông Cầu rất thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Sông Cà Lồ chảy qua huyện từ xã Hoà Tiến đến xã Tam Giang dài 7 km, là ranh giới giữa huyện Yên Phong với Huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

- Nguồn nước ngầm

Nguồn nước ngầm qua thực tế sử dụng của người dân trong huyện cho thấy mực nước ngầm có độ sâu trung bình từ 4 - 6 m, chất lượng nước tốt, có thể khai thác phục vụ sinh hoạt và tưới cho các cây trồng tại các vườn gia đình trong mùa khô, góp phần tăng sản phẩm và thu nhập cho nông dân.

Nhìn chung nguồn nước mặt, nước ngầm trong huyện khá dồi dào, đảm bảo đủ cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và các hoạt động kinh tế - xã hội khác. Tuy nhiên do điều kiện địa hình, do sự phân bố lượng mưa theo mùa nên hiện tượng hạn hán, úng lụt cục bộ vẫn xảy ra (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

- Tài nguyên khoáng sản

Yên Phong là một huyện nghèo về khoáng sản. - Tài nguyên nhân văn

Yên Phong là một huyện có truyền thống văn hoá lâu đời. Nhiều hình thức văn hoá nghệ thuật dân gian được phát triển ở Yên Phong rất sớm và nổi tiếng.

Yên Phong lại là vùng đất ngàn năm văn hiến với nhiều di tích lịch sử được Nhà nước xếp hạng. Di tích văn hoá khảo cổ ở Yên Phong có Di Chỉ Nội Gầm xã Dũng Liệt, Yên Phong có 20 di tích lịch sử được Nhà nước xếp hạng, đó là các cơ sở cách mạng thời kháng chiến. Yên Phong còn có nhiều danh lam thắng cảnh: Chùa trăm gian ở Yên Phụ, chùa Khai Nghiêm ở Vọng Nguyệt xã Tam Giang. Đặc biệt nhiều địa danh gắn liền với chiến thắng quân Tống thế kỷ thứ XI như Đền Núi - khu căn cứ chiến lược Thất Diệu Sơn, Đền Xà - Ngã Ba Xà, Chùa Bồ Vàng - Bến sông Như Nguyệt v.v ...

Với tài nguyên nhân văn như trên trong quy hoạch sử dụng đất cần chú ý quan tâm đến tập quán, quan hệ làng xóm để bố trí đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng cho phù hợp đồng thời cũng phải dành đất cho việc nâng cấp, mở rộng các công trình văn hóa trên địa bàn huyện nhằm khai thác triệt để tiềm năng này góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của huyện (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

- Cảnh quan môi trường

Cảnh quan môi trường huyện Yên Phong mang những đặc điểm chung của vùng đồng bằng Bắc Bộ với các cánh đồng, hệ thống kênh mương, ao hồ dày đặc. Chính điều đó đã tạo nên một cảnh quan vừa trù phú vừa thơ mộng.

Môi trường Yên Phong hiện nay nhiều khu vực đang có sự ô nhiễm lớn như đúc nhôm và nấu quặng kim loại (Văn Môn). Sự ô nhiễm chủ yếu là đất, nước, không khí. Các chất thải công nghiệp, chất hoá học: Thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, chất thải từ các cụm dân cư chưa có hệ thống thoát nước khoa học, các phế liệu, chất thải rắn, kim loại, cát bụi, khói làm vẩn đục ô nhiễm cả nguồn nước và không khí. Việc giải quyết vấn đề môi trường sinh thái cần phải được tiến hành sớm và gấp rút (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Với thực tế về điều kiện tự nhiên như trên, Yên Phong có nhiều lợi thế để khai thác những điều kiện tự nhiên hiện có để phục vụ cho sản xuất và đời sống.

Đất đai đa dạng thích hợp với nhiều loại cây trồng có giá trị cao, khí hậu, thuỷ văn điều hoà đảm bảo cho một nền sản xuất nông nghiệp phát triển tương đối ổn định và bền vững. Yên Phong có một diện tích mặt nước ao hồ rộng lớn có thể khai thác nuôi trồng thuỷ sản phù hợp với mô hình hộ gia đình cũng như phát triển trang trại. Mặt khác, Yên Phong nằm trong khu vực vùng kinh tế

trọng điểm khu vực Đồng bằng Bắc Bộ với mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc lưu thông hàng hoá, kêu gọi đầu tư, thúc đẩy một nền kinh tế phát triển toàn diện.

Bên cạnh những ưu thế nói trên, điều kiện tự nhiên của Yên Phong có những hạn chế nhất định. Do hệ thống sông bao bọc, hàng năm Yên Phong luôn bị thiên tai đe doạ, sản xuất nông nghiệp bị chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan, việc sử dụng các chất hoá học trong sản xuất nông nghiệp bừa bãi, ý thức về môi trường của người dân chưa cao, vì vậy một thách thức lớn là Yên Phong luôn phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm môi trường, vấn đề giải quyết về môi trường luôn đặt ra một cách cấp bách, ảnh hưởng không ít đến sản xuất và đời sống. Do đó trong thời gian tới cần phải có những giải pháp hữu hiệu để ngăn chặn thảm hoạ về môi trường.

Tóm lại: Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Yên Phong có nhiều thuận lợi, những bất lợi do tự nhiên đem lại chỉ là những yếu tố nhỏ, có thể khắc phục trong tương lai gần. Nếu khai thác hết những ưu thế do điều kiện tự nhiên đem lại chắc chắn Yên Phong sẽ là một trong những điểm kinh tế của khu vực Đồng bằng Bắc bộ. Tuy nhiên để khai thác hết những lợi thế kể trên, chúng ta cần phải bỏ ra nhiều công sức để cải tạo thiên nhiên, quy hoạch sản xuất, quy hoạch dân cư và cải tạo môi trường.

3.1.1.3. Địa hình, thổ nhưỡng

a. Địa hình

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, địa hình toàn huyện tương đối bằng phẳng, có độ dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam, độ cao trung bình toàn huyện khoảng 4,5m so với mực nước biển và được bao bọc và chia cắt bởi 3 con sông: Sông Cầu ở phía Bắc huyện, sông Cà Lồ ở phía Tây huyện, sông Ngũ Huyện Khê phía đông huyện. Nhìn chung, địa bàn của huyện thuận lợi cho việc phát triển mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng, cũng như việc quy hoạch bố trí các khu công nghiệp, khu chuyên canh sản xuất hàng hóa, khu đô thị, khu dân cư (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

b. Thổ nhưỡng

Đất đai huyện Yên Phong được hình thành chủ yếu do quá trình được bồi tụ phù sa của hệ thống sông Thái Bình và rất ít được hình thành tại chỗ do sự phong hoá trực tiếp từ đá mẹ.

Đất đai huyện Yên Phong phần lớn là sản phẩm bồi tụ của hệ thống sông Thái Bình, đó là sông Cầu và sông Ngũ Huyện Khê, phần còn lại là đất hình thành tại chỗ trên nền phù sa cổ. Đất dốc được hình thành trên đá phiến sét và trên đá cát (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

3.1.1.4. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Yên Phong

Tình hình sử dụng đất huyện Yên Phong qua 3 năm 2014 - 2016 được khái quát tại Bảng 3.1.

Năm 2016, huyện Yên Phong có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.686,2 ha. Trong quá trình quản lý và sử dụng được chia ra như sau:

- Đất nông nghiệp: 5.595,1 ha. - Đất nuôi trồng thuỷ sản: 396,2 ha. - Đất phi nông nghiệp: 3.660,6 ha. - Đất chưa sử dụng: 34,3 ha.

Quỹ đất nông nghiệp của huyện còn khá lớn, đây là thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Tuy nhiên về thực trạng đất nông nghiệp vẫn tập trung nhiều ở các xã xa thị trấn, còn gần trung tâm thì đất nông nghiệp lại ít hơn, vì vậy việc phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn của huyện cần phân chia theo khu vực, từ đó để tìm hướng phát triển cho các loại cây, con để phát triển bền vững.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất huyện Yên Phong qua 3 năm 2014 – 2016 STT

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%)

SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) SL (ha) CC (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 BQ Tổng diện tích tự nhiên 9.686,2 100,0 9.686,2 100,0 9.686,2 100,0 100,0 100,0 100,0 1 Đất nông nghiệp 5.659,9 58,4 5.650,1 58,3 5.595,1 57,8 99,8 99,0 99,4 - Đất trồng cây hàng năm 5.632,2 99,5 5.598,3 99,1 5.578,1 99,7 99,4 99,6 99,5

- Đất trồng cây lâu năm 27,7 0,5 51,8 0,9 17,0 0,3 187,0 32,8 109,9

2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 396,2 4,1 396,2 4,1 396,2 4,1 100,0 100,0 100,0

3 Đất phi nông nghiệp 3.595,8 37,1 3.605,6 37,2 3.660,6 37,7 99,7 100,0 99,8

Đất ở đô thị 83,3 2,3 83,3 2,3 83,3 2,3 100,0 100,0 100,0

Đất ở nông thôn 851,3 23,7 851,3 23,6 851,3 23,2 100,0 100,0 100,0

Đất phi nông nghiệp khác 2.661,2 74,0 2.671,0 74,1 2.726,0 74,5 100,4 102,1 101,2

4 Đất chưa sử dụng 34,3 0,4 34,3 0,4 34,3 0,4 100,0 100,0 100,0

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 3.1.2.1. Dân số, lao động 3.1.2.1. Dân số, lao động

Theo số liệu thống kê mới nhất năm 2015, dân số Yên Phong là: 162.592 người, chiếm 14,08% dân số toàn tỉnh, (trong đó nam: 76.786 người và nữ: 85.806 người) (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

Theo địa giới hành chính hiện nay, Yên Phong có 14 đơn vị hành chính bao gồm 01 Thị trấn Chờ và 13 xã là: Hòa tiến, Yên Phụ, Văn Môn, Tam Giang, Đông Phong, Đông Tiến, Trung Nghĩa, Long Châu, Tam Đa, Đông Thọ, Thụy Hòa, Dũng Liệt, Yên Trung với 74 thôn làng, khu phố.

Thu nhập bình quân đạt 48,35 triệu đồng/người/năm (giá hiện hành); tăng 5,81 triệu đồng (13,6 %) so với năm 2015 (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

Số hộ nghèo là 993 hộ (tỷ lệ 2,67 %); số hộ cận nghèo là 964 hộ (tỷ lệ 2,6 %) theo tiêu chí mới giai đoạn 2016-2020 (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016). Tốc độ gia tăng dân số tự nhiên của huyện là 1,36% (năm 2016), 100% dân số là người Kinh. Dân cư phân bố không đồng đều trong toàn huyện, mật độ dân số trung bình toàn huyện là 1.327 người/km2 trong đó xã có mật độ dân số đông nhất là Văn Môn 2.403 người/km2, Yên Phụ là 1.905 người/km2, thấp nhất là Dũng Liệt với 1.017 người/km2 (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

Lực lượng lao động của huyện khá dồi dào, lao động trong độ tuổi chiếm khoảng trên 60% dân số, lao động hiện nay của huyện có một số không nhỏ là lao động từ các nơi khác chuyển tới do qua trình vận hành và mở rộng các khu công nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Hiện nay lực lượng lao động làm việc trong các lĩnh vực kinh tế gồm: lao động nông nghiệp 67,8%, lao động công nghiệp xây dựng, dịch vụ chiếm 32,2% (Chi cục thống kê huyện Yên Phong, 2016).

- Cơ cấu kinh tế

Do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong thời gian qua nên nhịp độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện không cao, nhất là trong giai đoạn 2014 – 2016 được thể hiện qua bảng dưới đây.

Bảng 3.2. Một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội giai đoạn 2014 – 2016

CHỈ TIÊU 2014 2015 2016 So sánh (%)

1.GTSX trên địa bàn Triệu đồng CC(%) Triệu đồng CC(%) Triệu đồng CC(%) 2015/2014 2016/2015 BQ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 38)