Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độngkhuyến nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 28)

Phần 1 mở đầu

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt độngkhuyến nông

2.1.5.1. Cơ chế, chính sách khuyến nông

Cơ chế, chính sách của nhà nước được coi là kim chỉ nam cho hoạt động khuyến nông được triển khai. Các cơ chế chính sách khuyến nông bao gồm: Chính sách tài chính; chính sách tiền lương và chế độ đãi ngộ cho cán bộ; chính sách đào tạo và đào tạo lại cán bộ. Cùng với sự ra đời của nghị định 02/2010/NĐ- CP về KNKN huyện Yên Phong đã triển khai cụ thể các chính sách về công tác khuyến nông như: Hoàn thiện cán bộ khuyến nông cơ sở tốt nghiệp đại học chuyên ngành trở lên, triển khai nhiều dự án phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản mô hình khuyến nông (Phạm Thị Hồng Thanh, 2009).

2.1.5.2. Kinh phí đầu tư

Khuyến nông chỉ có thể cung cấp dịch vụ tốt và hướng tới nhiều đối tượng hơn khi có đủ nguồn lực tài chính. Kinh phí triển khai cho các hoạt động khuyến nông thường được huy động từ 3 nguồn: Ngân sách Trung ương; ngân sách địa phương và ngân sách huy động từ những nguồn khác. nguồn kinh phí ngân sách trung ương, ngân sách địa phươngđược cấp theo chương trình dự án khuyến nông; các hợp đồng dịch vụ khuyến nông lớn; tài trợ và đóng góp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước (Phạm Thị Hồng Thanh, 2009).

2.1.5.3. Quy mô sản xuất (hộ, trang trại nông nghiệp)

Quy mô sản xuất cần đủ lớn để có thể tiếp nhận triển khai các mô hình và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật.

Thực tế ruộng đất để sản xuất nông nghiệp ở nước ta hiện nay vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Để có thể phát triển nông lên sản xuất hàng hóa thì cần thực hiện chủ trương tích tụ ruộng đất nông nghiệp (Phạm Thị Hồng Thanh, 2009).

2.1.5.4. Trình độ dân trí

Trình độ văn hoá và nhận thức của cộng đồng dân cư rất khác nhau. Việc phân loại trình độ văn hoá trong cộng đồng dân cư, đặc biệt là trình độ văn hoá của lao động nông nghiệp rất cần thiết. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu Khoa học công nghệ (KHCN) của từng nhóm hộ, từng vùng nông nghiệp. Khu vực có trình độ dân trí cao thì khuyến nông có nhiều thuận lợi vì sản xuất có khả năng áp dụng nhanh KHCN, đúng quy trình. Ngược lại những khu vực có trình

độ dân trí thấp thì việcđưa KHCN vào sản xuất gặp khó khăn, vì người dân áp dụng chậm và có tâm lý lo sợ vì không biết hiệu quả như thế nào (Phạm Thị Hồng Thanh, 2009).

2.1.5.5. Số lượng, chất lượng cán bộ khuyến nông tham gia cung cấp dịch vụ

Số lượng các đơn vị và cán bộ khuyến nông cần có đầy đủ, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ càng được nâng cao thì kết quả thành công của hoạt động khuyến nông càng lớn.

Cán bộ khuyến nông và người làm công tác khuyến nông cần phải có đầy đủ kiến thức về tất cả các lĩnh vực: trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, nghề cá ... Vì các hoạt động tương đối toàn diện và đa ngành. Vì vậy cán bộ làm công tác khuyến nông không chỉ am hiểu chuyên sâu về ngành đã được đào tạo mà cần có sự hiểu biét rộng với các ngành khác, có như vậy mới có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ hoạt động khuyến nông (Phạm Thị Hồng Thanh, 2009).

2.1.5.6. Khoa học công nghệ

KHCN có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động khuyến nông. Khi triển khai hoạt động khuyến nông việc áp dụng KHCN mới để chuyển giao cho người nông dân luôn được CBKN ưu tiên hàng đầu. Việc áp dụng KHCN mới vào sản xuất sẽ làm cho năng suất và chất lượng hàng hoá được nâng lên, đáp ứng nhu cầu của thị trường nhất là trong thời kỳ hiện nay. Việc áp dụng KHCN vào sản xuất giúp người dân tiết kiệm được chi phí sản xuất, nâng cao hàm lượng chất xám trong sản phẩm (Phạm Thị Hồng Thanh, 2009).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường công tác khuyến nông trên địa bàn huyện yên phong tỉnh bắc ninh (Trang 27 - 28)