Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 51 - 55)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Số liệu, tài liệu thứ cấp bao gồm các vấn đề lý luận về nơng thơn mới, các chủ trương, chính sách của Đảng, nhà nước về chương trình phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới. Các sách, tài liệu hội thảo liên quan đến kinh nghiệm về xây dựng nơng thơn mới và huy động tài chính của các quốc gia như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, các địa phương như huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh, huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang. Bên cạnh đó thu thập các báo cáo tổng kết của tỉnh, huyện và các xã; các sở, ban, ngành có liên quan, nhằm mơ tả thực trạng xây dựng nông thôn mới tại 03 xã Đồng Tâm, An Thượng, Đồng Lạc của huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

hội viên phụ nữ, cán bộ Hội tại các cơ sở và cán bộ Ngân hàng trên địa bàn huyện. Các hoạt động và phương pháp dùng để thu thập số liệu:

Bảng 3.3. Bảng phân bố mẫu và nội dung điều tra

Đơn vị điều tra

Mẫu điều tra

Nội dung điều tra ĐVT SL

An Thượng Người 30

+ Các thông tin chung

+ Hình thức tuyên truyền chương trình XDNTM + Nhận thức về chương trình XDNTM

+ Các hình thức đóng góp cho chương trình XDNTM + Định mức vận động và tiến độ đóng góp

+ Một số câu hỏi mang tính chất định tính về q trình cơng khai tài chính và hoạt động kiểm tra giám sát của người dân.

+ Các ý kiến, kiến nghị của hộ. Xã Đồng Lạc Người 30 Xã Đồng Tâm Người 30 Cán bộ BCĐ XDNTM huyện Người 01

+ Các thơng tin chung về chương trình XDNTM trên địa bàn huyện

+ Tình hình quản lý các nguồn kinh phí huy động XDNTM trên địa bàn huyện.

+ Công tác giải ngân, thanh quyết tốn các dự án cơng trình XDNTM

+ Cơng tác phối hợp trong công tác tuyên truyền vận động đóng góp nguồn lực tài chính. + Các ý kiến, kiến nghị. Cán bộ phịng TC- KH huyện Người 01 Cán bộ Liên đồn lao động huyện Người 01 Nguồn: Tác giả (2017)

- Chọn mẫu điều tra: Chọn 90 hộ ở 03 xã điểm nghiên cứu

(1) 30 hộ tại xã Đồng Tâm là xã có hình thức thức vận động đóng góp theo hộ gia đình đạt hiệu quả, đã hồn thành 19/19 tiêu chí XDNTM

(2) 30 hộ tại xã An Thượng là xã có hình thức thức vận động đóng góp theo nhân khẩu đạt hiệu quả, đã hoàn thành 19/19 tiêu chí XDNTM

(3) 30 hộ tại xã Đồng Lạc là xã đạt ít tiêu chí nhất so với các xã trong tồn huyện mới đạt 10/19 tiêu chí.

- Phỏng vấn hộ bằng bảng hỏi: Tiến hành điều tra người dân đại diện cho các hộ gia đình tham gia đóng góp XDNTM về tính phù hợp của hình thức tuyên truyền chương trình XDNTM, nhận thức về chương trình XDNTM, các hình thức đóng góp cho chương trình XDNTM, định mức vận động và tiến độ đóng góp, việc cơng khai tài chính và hoạt động kiểm tra giám sát của người dân đối với chương trình xây dựng NTM.

- Phỏng vấn sâu: Phỏng vấn sâu được tiến hành nhằm thu thập các thơng tin liên quan đến tình hình XDNTM trên địa bàn huyện như mức độ đóng góp, tình hình quản lý, sử dụng các nguồn kinh phí huy động XDNTM cơng tác giải ngân, thanh quyết toán các dự án cơng trình XDNTM, cơng tác phối hợp tuyên truyền vận động. Tiến hành phỏng vấn đối với 01 cán bộ BCĐ XDNTM huyện, 01 cán bộ Phòng TC-KH, 01 cán bộ liên đoàn lao động huyện.

3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý thơng tin

3.2.2.1 Phương pháp thống kê mô tả

Ở phương pháp này sẽ dùng các số liệu tương đối và tuyệt đối để thống kê, mô tả và phản ánh quy mơ, tỷ lệ đóng góp, tỷ trọng các nguồn tài chính được hỗ trợ trong huy động nguồn lực tài chính để xây dựng NTM tại địa phương.

3.2.2.2 Phương pháp phân tích so sánh

Phương pháp này được sử dụng đối với các khoản tài chính được hỗ trợ, các khoản đóng góp trong dân địa phương và các chỉ tiêu phân tích so sánh.

So sánh giữa các xã được nghiên cứu, các nguồn tài chính được huy động, các hình thức và cách thức huy động nguồn lực tài chính, khoản đóng góp giữa các gia đình, giữa các cơng trình, hạng mục… trong xây dựng nơng thơn mới tại địa phương.

Sau khi thu thập bằng phiếu điều tra/bảng hỏi sẽ được kiểm tra loại bỏ các phiếu kém chất lượng và tiến hành xử lý 90 mẫu bằng phần mềm SPSS (thống kê và phân tích số liệu) để đảm bảo độ tin cậy và độ chính xác cao.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu

3.2.3.1. Chỉ tiêu đánh giá sự tham gia của người dân.

3.2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá quy mô tài chính

- Số tiền huy động từ ngân sách trung ương, tỉnh, huyện - Số tiền huy động từ ngân sách xã

- Số tiền huy động từ nhân dân - Số tiền huy động từ con em xa quê

- Số tiền huy động từ doanh nghiệp, cơ sở SXKD

3.2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá khả năng tài chính của người dân

- Thu nhập bình quân theo nhân khẩu/năm - Thu nhập bình quân theo hộ/năm

3.2.3.4. Chỉ tiêu đánh gia mức độ hồn thành nơng thơn mới

- Tổng số tiêu chí đã hồn thành - Tổng số tiêu chí đang thực hiện

3.2.3.5. Chỉ tiêu nguồn lực tài chính cho xây dựng cơ bản

- Tổng số tiền đầu tư cho xây dựng giao thông nông thôn - Tổng số tiền đầu tư cho các cơng trình phúc lợi xã

- Tổng số tiền đầu tư cơng trình thơn: nhà văn hóa thơn, nghĩa trang… - Tổng số tiền đầu tư cho kênh mương nội đồng

3.2.3.6. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng thơn mới

-Tỷ lệ người dân tham gia đóng tiền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 51 - 55)