Giải pháp tăng cường huy động nguồn tài chính trong xây dựng nơng thơn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 89 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.4.2.Giải pháp tăng cường huy động nguồn tài chính trong xây dựng nơng thơn

4.4. Định hướng và giải pháp tăng cường huy động nguồn tài chính trong xây

4.4.2.Giải pháp tăng cường huy động nguồn tài chính trong xây dựng nơng thơn

ràng, minh bạch cho người dân, vừa tạo ra cơ hội cho họ quyền tiếp cận với các quyết định sử dụng nguồn lực hiệu quả.

Thứ tư, về tính cân đối phù hợp: Vấn đề này hàm ý cần có sự gắn kết giữa nguồn lực huy động và việc sử dụng nguồn lực. Đối với những cơng trình, lĩnh vực đầu tư xây dựng nơng thơn mới địi hỏi vốn lớn và ít có khả năng xã hội hố cao cần phải được huy động và tài trợ từ các nguồn ngân sách, viện trợ, còn ngược lại cần được tiến hành huy động thông qua cơ chế đối ứng hay vay.

Thứ năm, tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương từ khai thác quỹ đất là lợi thế của các xã trong huyện để tăng NLTC xây dựng nơng thơn mới, vì vậy cần thực hiện những điều chỉnh về quy hoạch để làm tăng giá trị diện tích đất và thực hiện một cách thuận lợi nhất việc đấu giá quyền sử dụng đất nhằm thu hút người mua.

4.4.2. Giải pháp tăng cường huy động nguồn tài chính trong xây dựng nơng thôn mới thôn mới

4.4.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền về đóng góp nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới

Tăng cường cơng tác tun truyền về các chính sách để người dân hiểu và nắm bắt được chế độ, chính sách hỗ trợ, khuyến khích hiện hành của Nhà nước trong xây dựng nông thôn mới, đồng thời thấy rõ vai trò chủ thể của mình trong xây dựng nơng thơn mới, tránh tình trạng ỷ lại, trơng chờ vào Nhà nước. Tập trung chỉ đạo ưu tiên hồn thành các cơng trình mang tính cộng đồng, coi trọng sự tham gia của người dân trong lựa chọn cơng trình NTM để ưu tiên đầu tư. Sau tiến hành họp dân cư thơn xóm ở địa phương để cơng khai tiêu chí ưu tiên lựa chọn cơng trình và kế hoạch đầu tư, đồng thời lấy ý kiến nhân dân về những cơng trình nào phù hợp tiêu chí đầu tư và thứ tự ưu tiên lựa chọn để đầu tư xây dựng, chính quyền cần lựa chọn những công trình NTM đã được người dân đồng thuận, thống nhất cao. Những kết quả thực hiện các cơng trình này sẽ làm cho người dân thấy rõ lợi ích mà họ được hưởng và từ đó họ sẽ ý

thức được vai trị của mình trong tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng nông thôn mới của địa phương.

Tăng cường cơng tác động viên khuyến khích những người làm tốt, những điển hình tiên tiến, các mơ hình, kinh nghiệm hay về huy động và sử dụng các NLTC cho xây dựng nông thôn mới. Cần xóa bỏ quan điểm “ xin - cho” cả ở phía cơ quan quản lý Nhà nước và người dân (đối tượng thụ hưởng), muốn xây dựng nơng thơn mới thì khơng thể chỉ trông chờ vào sự tự giác tham gia của người dân mà chính quyền các cấp cịn phải chủ động tìm mọi cách để chế độ hỗ trợ, khuyến khích của nhà nước đến với người dân càng sớm càng tốt; Thực hiện tốt công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong các nội dung xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là nội dung về huy động và sủ dụng các NLTC thực hiện chương trình: Cần cơng bố cơng khai chủ trương và kế hoạch về xây dựng nông thơn mới của địa phương cho tồn thể nhân dân các thôn trong xã; niêm yết công khai phương án quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Công bố công khai nội dung các hoạt động, nguồn vốn đầu tư cho từng hoạt động, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn cho xây dựng nông thôn mới, tiến bộ thực hiện các hạng mục….để nhân dân tìm hiểu, góp ý và tham gia giám sát; Cơng bố cơng khai cơ chế huy động, kết quả huy động đóng góp của cộng đồng cho xây dựng nông thôn mới để nhân dân giám sát; Công bố công khai tiêu chuẩn, chức năng nhiệm vụ của các tổ chức trong xây dựng nông thôn mới các cấp để nhân dân tham gia đóng góp ý kiến và tham gia giám sát; thiết lập đường dây nóng, hịm thư góp ý về xây dựng nơng thơn mới để nhân dân có thể tham gia tích cực vào chương trình này; đẩy mạnh công tác kêu gọi các tổ chức, cá nhân đỡ đầu, tài trợ các xã thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới. Tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, khơi dậy được sự ủng hộ của con em xa quê.

4.4.2.2. Hoàn thiện cơ chế huy động đóng góp tài chính cho xây dựng nông thôn mới

Cơ chế huy động NLTC từ cộng đồng cần linh hoạt và gắn với tình hình thực tế ở cơ sở, việc huy động đóng góp cũng cần phải tính đến yếu tố đặc thù của vùng nhằm khuyến khích người dân tham gia đóng góp xây dựng với hiệu quả cao nhất. Vì vậy, cần chú trọng tuân thủ các nguyên tắc sau: Thứ nhất, huy động sự tham gia, đóng góp phải gắn liền với lợi ích của người dân của địa phương đó; Thứ hai, mức huy động đóng góp phải phù hợp với khả năng tài chính của nhân dân ở mỗi vùng và mỗi thời điểm nhất định; Thứ ba,

công khai minh bạch trong việc huy động cũng như trong quá trình sử dụng nguồn vốn đóng góp và nguồn hỗ trợ từ NSNN; tổ chức họp bàn công khai, dân chủ và đi đến thống nhất về trình tự, các bước tiến hành, mức đóng góp của mỗi hộ gia đình.

4.4.2.3. Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm cơng tác huy động nguồn lực tài chính

Đội ngũ các bộ làm công tác huy động NLTC là những người trực tiếp xây dựng kế hoạch, đề ra những biện pháp và trực tiếp tổ chức thực thi các hoạt động huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thơn mới, vì vậy nâng cao năng lực mọi mặt cho đội ngũ này có vai trị rất quan trọng trong việc tổ chức huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới. Thực tiễn cho thấy đa số cán bộ cơ sở cịn yếu về trình độ kiến thức chun mơn, kỹ năng công tác trong lĩnh vực quản lý tài chính. Cần chú trọng cơng tác bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ quản lý tài chính, tăng cường kỹ năng vận động tuyên truyền, kỹ năng tổ chức cho tất cả các cán bộ tham gia trực tiếp vào công tác chỉ đạo và thực thi các hoạt động của chương trình, tổ chức tốt các hoạt động tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức tham quan học hỏi và phổ biến kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ tham gia vào chương trình xây dựng nông thôn mới ở các địa phương, trên tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng lợi”, có như vậy mới phát huy quyền làm chủ của người dân và huy động được sự đóng góp tự nguyện của người dân.

4.4.2.4. Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền và tổ chức đồn thể trong huy động nguồn lực tài chính

Tiếp tục phát huy vai trị của các tổ chức đồn thể như: MTTQ, Hội phụ nữ, Hội nơng dân, Đồn thanh niên…. trong việc tham gia chỉ đạo, hướng dẫn vận động các tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong xây dựng nông thôn mới, phải luôn hướng vào mục tiêu phục vụ nhân dân, sát với dân, gương mẫu để dân tin cậy và noi theo. Cách làm cơ bản là:

Thứ nhất, chính quyền và tổ chức đồn thể phải tích cực tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới. Thông qua công tác thông tin tuyên truyền, vận động tốt sẽ làm chuyển biến rõ rệt về nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân, tạo sự đồng thuận trong nhân dân về nhận thức để thực hiện tốt mục tiêu xây dựng nông thơn mới.

Thứ hai, thực hiện cuộc vận động “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư” gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng thực chất, cụ thể như xây dựng các danh hiệu thi đua, nhân rộng mơ hình sản xuất kinh doanh giỏi, chăm lo gia đình chính sách, xác định đây là một trong những giải pháp quan trọng, lâu dài nhằm phát huy được sức mạnh của các tầng lớp nhân dân trong tham gia xây dựng nông thơn mới. Bởi đây chính là sự kết hợp hài hịa giữa xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế với xã hội, phát triển sản xuất với việc chăm lo đời sống văn hóa tinh thần, thực hiện tốt các chính sách xã hội, y tế, giáo dục, văn hóa, thể dục – thể thao; xây dựng hệ thống chính trị vững mạnh, khai thác và phát huy những truyền thống văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân trên toàn địa bàn.

Thứ ba, tham gia giám sát quá trình thực hiện xây dựng nơng thơn mới. Trong thực hiện CTMTQG xây dựng nông thôn mới, Ban giám sát cộng đồng là một trong những tiểu ban ở cơ sở giám sát việc thực hiện chương trình này, việc Ban giám sát cộng đồng tham gia chương trình xây dựng nơng thơn mới là sự thể hiện dân chủ của nhân dân trong tham gia quản lý, điều hành xã hội, góp phần cơng khai, minh bạch các NLTC cho xây dựng nông thôn mới.

4.4.2.5. Tăng cường kiểm tra giám sát việc sử dụng nguồn lực tài chính.

Thơng qua các cuộc kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn lực tài chính đã làm rõ thực trạng công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện xây dựng nông thôn mới ở các xã, chỉ ra những hạn chế yếu kém để khắc phục, xử lý nghiêm túc những vụ việc vi phạm để làm gương, kịp thời điều chỉnh những bất cập từ công tác xây dựng đề án, kế hoạch, công tác tuyên truyền vận động, việc thực hiện trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong q trình xây dựng nơng thơn mới, quản lý, sử dụng các nguồn lực, quyết tốn kinh phí... Vì vậy, việc triển khai có chất lượng, hiệu quả cơng tác kiểm tra, giám sát là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đẩy nhanh tiến độ hồn thành chương trình xây dựng nơng thôn mới.

4.4.2.6. Tăng cường các nguồn thu cho ngân sách huyện từ khai thác quỹ đất

Đối với huyện Yên Thế nguồn thu cho ngân sách địa phương có thể huy động cho xây dựng nông thôn mới chủ yếu là từ khai thác quỹ đất, vì vậy cần thực hiện những điều chỉnh cần thiết để có thể thực hiện một cách thuận lợi nhất việc đấu giá quyền sử dụng đất. Quỹ đất dự trữ của các xã trong huyện còn dồi dào, nhưng chưa có qui hoạch thành các điểm, cụm cơng nghiệp, khu du lịch sinh

thái, các vùng SX chăn ni chế biến cây, con đặc sản có giá trị kinh tế cao, vì thế khơng hấp dẫn người mua, cần phải có những điều chỉnh, qui hoạch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển tiểu thủ công nghiệp và du lịch sinh thái nhằm thu hút các nguồn lực đầu tư từ các doanh nghiệp, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục hành chính và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất... để thu hút người mua. Khai thác hiệu quả giá trị các quỹ đất nhằm tập trung nguồn lực tài chính từ đất đai vào ngân sách địa phương để cân đối NLTC xây dựng nông thôn mới. Cách làm này nhằm biến nguồn lực từ đất đai trở thành nguồn thu ngân sách thông qua kênh huy động nguồn lực của nhà nước để phân bổ đầu tư xây dựng CSHT. Có thể triển khai theo hai hình thức: giao đất tạo vốn bằng việc mở rộng phạm vi thu hồi đất của dự án xây dựng cơng trình giao thơng; giao đất tạo vốn nằm ngồi phạm vi xây dựng cơng trình hạ tầng của dự án. Ngoài ra, qui hoạch các khu đất có vị trí thuận lợi, khả năng sinh lợi cao; tiến hành giải tỏa mặt bằng xây dựng hạ tầng để giao đất theo hình thức đấu giá. Tiến hành tăng tỷ lệ điều tiết các khoản thu từ đất đai cho chính quyền cấp xã nhằm khuyến khích các cấp chính quyền chủ động, tích cực hơn trong việc quản lý, khai thác nguồn thu từ đất đề xây dựng nông thôn mới tại địa phương. Xây dựng phương án thanh lý. Chuyển mục đích sử dụng đối với cơ sở vật chất các trường, nhà văn hóa thơn sau khi xác nhận khơng sử dụng và có chính sách hỗ trợ riêng cho các thơn mới sáp nhập về mở rộng, xây dựng mới cơ sở vật chất nhà trường, nhà văn hóa thơn và khu thể thao…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 89 - 94)