Kinh nghiệm trong huy động nguồn lực tài chính trong phát triển nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng

2.2.1. Kinh nghiệm trong huy động nguồn lực tài chính trong phát triển nông

nông thôn ở một số nước trên thế giới

sách, tổ chức tín dụng, doanh nghiệp…trong đó chủ yếu dựa vào nguồn ngân sách Nhà nước.

2.2.1.1 Trung Quốc

Trung Quốc tiến hành xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh nền kinh tế của các vùng phát triển không đồng đều. Chênh lệch thu nhập bình quân đầu người giữa miền Đông và miền Tây khoảng 2.500 nhân dân tệ; chênh lệch giữa nơng thơn, thành thị là 2,7 lần. Chính vì vậy, việc huy động nguồn lực tài chính cho xây dựng nơng thôn mới được thực hiện thơng qua việc tạo lập cơ chế chính sách là chủ yếu. Cụ thể, nhà nước tập trung hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong khu vực nông thôn, đặc biệt tập trung vào thủ tục vay và lãi suất. Tuy nhiên việc hỗ trợ tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp nịng cột. Hình thức hỗ trợ được tiến hành theo mơ hình tín dụng nhỏ (mơ hình Gramy Bank) cho các vùng khó khăn. Bên cạnh đó, nhà nước khuyến khích các địa phương phát triển các quỹ phát triển xã hội, lãi suất được để lại địa phương để sử dụng. Khuyến khích các ngân hàng tư nhân, hộ kinh doanh tín dụng phát triển. Các cá nhân có hơn 10 vạn nhân dân tệ được nhà nước cấp phép kinh doanh tín dụng (khơng được phép huy động vốn). Qua các loại hình này để chính thức hóa kinh doanh tiền tệ, giảm tình trạng cho vay nặng lãi trong khu vực nơng thơn. Cùng với chính sách huy động vốn, Trung Quốc chủ chương miễn thuế nhằm giảm các khoản đóng góp cho nhà nước của người dân, tập trung nguồn lực tài chính cho xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, nhà nước không thu thuế nông nghiệp và một số loại thuế khác (khoảng 100 tỷ nhân dân tệ). Thêm vào đó, trong các nguồn thu cho nhà nước, việc phân bổ được thực hiện theo hướng tăng tỷ trọng cho các địa phương (Đồn Thị Hân, 2017).

2.2.1.2 Hàn Quốc

Xây dựng nơng thôn mới tại Hàn Quốc được tiến hành qua hai giai đoạn với chính sách xây dựng làng mới trong khu vực nơng thôn và phân bổ lại công nghiệp. Giai đoạn thứ nhất, Hàn Quốc tập trung lựa chọn các làng có tiềm năng để phát triển cơ sở hạ tầng để từ đó lan tỏa sang các khu vực khác. Giai đoạn hai tập trung nâng cao thu nhập của người dân thông qua chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, xây dựng các vùng chuyên canh và khuyến khích tiêu thụ sản phẩm. Việc huy động nguồn lực tài chính tại Hàn Quốc tập trung chủ yếu vào nhà nước. Chính phủ hộ trợ trực tiếp bằng tiền với các hình thức cho vay lãi suất thấp hoặc cấp khơng hồn lại,

kết hợp với huy động nội lực từ người dân với phương châm: Dân quyết định và làm mọi việc, nhà nước hỗ trợ một vật tư, nhân dân đóng hóp 5-10 cơng sức và tiền của. Năm 1971, nhà nước hỗ trợ 33.276 làng, mỗi làng 335 bao xi măng. Năm 1972, lựa chọn 1.600 làng làm tốt, hỗ trợ thêm 500 bao xi măng và một tấn thép cho mỗi làng.Việc huy động nguồn lực tài chính theo cách này của Hàn Quốc được cho là thành công và đặc biệt đã tạo đà cho người dân chủ động trong việc xây dựng nơng thơn mới, xóa bỏ thói quen ỷ lại của người dân (Đồn Thị Hân, 2017).

2.2.1.3 Nhật Bản

Q trình xây dựng nơng thơn mới tại Nhật Bản được phân chia thành bốn giai đoạn. Giai đoạn đầu từ năm 1956 đến đầu thập kỷ 60 tập trung xác định các khu vực áp dụng đầu tiên, xây dựng thể chế thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới. Ngay từ giai đoạn này, nguồn lực tài chính huy động trong gia đoạn này được huy động theo công thức, nhà nước hỗ trợ trực tiếp 40%, các nguồn lực tài chính cịn lại được huy động từ người dân và các khoản vay từ các quỹ tín dụng nơng nghiệp của Chính phủ. Giai đoạn hai từ giữa thập kỷ 60 đến giữa thập kỷ 70. Trong giai đoạn này, dựa trên nền tảng xây dựng trong giai đoạn 1, tiếp tục thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Tuy nhiên trong giai đoạn này nguồn lực tài chính vẫn dựa chủ yếu và Chính phủ. Giai đoạn ba từ giữa thập kỷ 70 đến cuối thập kỷ 80. Giai đoạn này nổi bật bởi chương trình “Mỗi làng một sản phẩm”. Nội dung chính của chương trình này là mỗi địa phương tùy vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, lựa chọn những nét độc đáo, những sản phẩm đặc trưng để phát triển. Cũng giống như giai đoạn hai, trong giai đoạn ba, Chính phủ khơng những hỗ trợ về tài chính mà cịn định hướng các làng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể, để hỗ trợ giá cho nông phẩm, xây dựng quỹ rủi ro, Chính phủ hỗ trợ 70%, dân góp 30%. Giai đoạn bốn được tiến hành từ sau thập kỷ 90. Trong giai đoạn này vai trị của Chính phủ tiếp tục được thể hiện. Tuy nhiên, các hỗ trợ từ Chính phủ chỉ tập trung vào tạo lập cơ chế chính sách duy trì phát triển nơng nghiệp trong nước và phù hợp với hội nhập quốc tế (Nguyễn Thành Lợi, 2012).

2.2.2. Kinh nghiệm trong huy động nguồn lực tài chính trong phát triển nơng thơn của một số địa phương ở Việt Nam nông thôn của một số địa phương ở Việt Nam

Nông nghiệp và kinh tế nông thôn là bộ phận quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nông thôn là môi trường sống của đa số nhân dân, nơi bảo tồn phát

huy những văn hóa truyền thống dân tộc. Phát triển nông nghiệp, XD NTM, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nông dân là nhiệm vụ chiến lược, để đảm bảo chính trị xã hội. Vì vậy nhà nước luôn quan tâm đổi mới nông thôn, trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Miền Nam, xây dựng CNXH tại miền Bắc, nước ta đã đầu tư xây dựng mơ hình này. Song do nguồn lực khó khăn và tư duy bao cấp nên hiệu quả mang lại còn hạn chế. Trong khi đó, nước ta đang hướng tới trở thành nước CNH-HĐH vào năm 2020, nên đặt ra thách thức lớn đối với nông thôn Việt Nam. Trước những đòi hỏi của thực tiễn nước ta đã tổ chức thực hiện CT MTQG XD NTM mới giai đoạn 2010 - 2020 (Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/06/2010), đây là một chương trình tồn diện nhất để cộng đồng

chung sức xây dựng một NTM hiện đại nhằm tạo ra những giá trị mới của nông thôn Việt Nam.

XD NTM là một quá trình lâu dài, sau 05 năm triển khai Chương trình XD NTM (2013-2017) đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên việc huy động nguồn lực trong XD NTM cũng cho thấy những tồn tại và thách thức đặt ra. Từ thực tế trên nên đã có nhiều cơng trình nghiên cứu tìm hiểu về những vấn đề này.

2.2.2.1. Huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang

Bài viết của Ngô Ninh (2016) đã chỉ ra một số kinh nghiệm tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới của huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang. Quá trình triển khai, tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới ở huyện Tân Yên của tỉnh Bắc Giang đã có nhiều sáng kiến, xuất hiện nhiều cách làm hay, mơ hình có hiệu quả kinh tế cao, nhiều xã được UBND tỉnh Bắc Giang tặng cờ đơn vị về đích sớm hơn kế hoạch. Qua đó, cho thấy những kinh nghiệm quý trong công tác tuyên truyền để các cấp ủy Đảng và cả hệ thống chính trị cơ sở nhận thức sâu sắc, đầy đủ về vị trí, vai trị của cơng tác tun truyền xây dựng nông thôn mới. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tạo nên sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, xây dựng niềm tin của nhân dân. Để công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn mới thực sự là công việc của cả hệ thống chính trị, địi hỏi cấp ủy Đảng, chính quyền và các đồn thể chính trị - xã hội từ huyện đến cơ sở có nhận thức đúng để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, trước hết là đồng chí bí thư cấp ủy. Quan tâm đẩy mạnh công tác tập huấn, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ tuyên truyền, xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác tuyên truyền đảm bảo có chất lượng, vững

vàng về quan điểm, bản lĩnh, có trình độ hiểu biết và phải nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, đặc biệt là tuyên truyền các điển hình tiên tiến phải được xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, duy trì thường xuyên, liên tục. Bản tin của Huyện ủy Tân Yên đã mở chuyên mục ''Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Tân Yên thi đua học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh'' và ''gương người tốt, việc tốt'' thường xuyên đăng các gương người tốt, việc tốt, cách làm hay, sáng tạo ở các cơ sở về xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2013 đến 2016 Bản tin của Huyện ủy đăng tải 62 tập thể và cá nhân có việc làm hay, sáng tạo trong lĩnh vực kinh tế, xã hội, tạo sự lan tỏa đến đông đảo quần chúng nhân dân. Ngồi ra, cơng tác tuyên truyền được thực hiện thông qua hệ thống đài truyền thanh, qua tập huấn và đặc biệt qua các hội nghị thôn triển khai bàn về xây dựng nông thơn mới, về quy hoạch, đề án, về đóng góp, huy động sức dân để xây dựng nông thôn mới. Về phong trào thi đua “Tân Yên chung tay xây dựng nông thôn mới” tạo sự đồng thuận cao trong tư tưởng của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. Vì vậy trong 4 năm (2011-2015) có 6.641 hộ dân đã hiến được 518.892 m2 đất ở và đất nông nghiệp để làm đường giao thông nông thôn, kênh mương nội đồng... Ngoài việc hiến đất, nhân dân đã đóng góp hàng tỷ đồng làm hàng chục km đường bê tông, kênh cứng và 73 nhà văn hóa. Với phương châm “nói cho dân hiểu, làm cho dân tin” được triển khai sâu rộng trong cán bộ, đảng viên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên. Lựa chọn những cán bộ có kinh nghiêm, năng lực tuyên truyền để tổ chức các lớp bồi dưỡng gắn với chuyên môn nghiệp vụ của công tác tuyên giáo. Hằng năm, Huyện đã tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ được phân công nhiệm vụ trực tiếp tham gia công tác tuyên truyền xây dựng nông thôn về kỹ năng tuyên truyền, các nội dung trọng tâm, mục tiêu, các chính sách của của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới làm cơ sở đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên giải thích thấu lý, đạt tình và những lợi ích cho người dân hiểu và chung sức đồng lịng xây dựng nơng thôn mới.

2.2.2.2. Huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh

Bài viết của Nguyễn Quốc Trị (2012) về XD NTM của huyện Thuận Thành tỉnh Bắc Ninh đã đi sâu tìm hiểu những biện pháp đẩy nhanh quá trình XD NTM, đẩy mạnh tuyên truyền vận động cộng đồng; hoàn thiện hệ thống

chỉ đạo; điều hành quản lý tổ chức; đào tạo tập huấn cán bộ tham gia chỉ đạo; huy động tối đa nguồn lực; đẩy mạnh hỗ trợ dạy nghề, giải quyết việc làm; chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn phát triển làng nghề trang trại chăn nuôi... Đồng thời chỉ ra một số địa phương điển hình về ban hành đầy đủ, đồng bộ các văn bản chỉ đạo hướng dẫn thực hiện các nội dung của chương trình XDNTM, trong đó có vấn đề huy động các nguồn lực tài chính. Qua đó xác định một trong những yếu tố quyết định tới thành cơng của Chương trình MTQG xây dựng NTM là sự đồng thuận từ phía người dân, nên ngay từ khi Chương trình được phát động, các cấp ủy đảng chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa, nội dung Chương trình đến đơng đảo cán bộ, hội viên, nhân dân. Từ đó, góp phần làm chuyển biến nhận thức, tư duy và hành động của mỗi hội viên, nông dân trong trách nhiệm xây dựng NTM ở địa phương mình.

2.2.2.3. Huyện Yên Lạc Tỉnh Vĩnh Phúc

Trong nghiên cứu của Hạ Văn Hải (2012) đã chỉ ra được thực trạng việc tổ chức xây dựng NTM ở Huyện Yên Lạc tỉnh Vĩnh Phúc đã đạt được những kết quả đáng kể về huy động nguồn vốn, tình hình tổ chức thực hiện sự tham gia cụ thể là đã có 16/16 xã hồn thành cơng tác quy hoạch và lập đề án; chất lượng được đảm bảo; số tiêu chí NTM ở các xã ngày một tăng; cơ sở hạ tầng được tăng cường; văn hóa, xã hội và mơi trường được đầu tư; kinh tế xã hội của huyện ngày một phát triển. Bài viết còn chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng đến chương trình xây dựng NTM của huyện như: chính sách của nhà nước; trình độ năng lực đội ngũ cán bộ; nhận thức của người dân và cộng đồng; khả năng huy động và quản lý nguồn vốn. Từ đó đưa ra những nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện chương trình NTM trong thời gian tới.

Như vậy, thực trạng xây dựng nông thôn ở các huyện miền núi cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Tác giả cơ bản chỉ tìm hiểu những khó khăn thách thức cản trở tiến độ xây dựng nông thôn và đưa ra những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn. Nhìn chung các nghiên cứu trong giai đoạn đầu sau khi triển khai XD NTM chỉ tập chung vào khía cạnh nêu ra thực trạng, những thuận lợi khó khăn và đưa ra những giải pháp trong quá trình thực hiện 19 mục tiêu mà Chính phủ đề ra. Cho đến thời điểm hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu tìm hiểu về huy động nguồn lực tài chính, sử dụng hay giải pháp

để huy động và sử dụng NLTC. Trong tương lai các hướng nghiên cứu này cần được quan tâm nhiều hơn nữa.

2.2.3. Một số bài học về huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nơng thôn mới cho huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 31 - 37)