Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 84 - 88)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.5.Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp

4.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình huy động nguồn lực tài chính trong

4.3.5.Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể, các doanh nghiệp

Sự phối hợp của các tổ chức đoàn thể thể hiện: Thứ nhất, quán triệt và thồng nhất trong cộng đồng dân cư về ý nghĩa và nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, tuyên truyền đến các tầng lớp nhân dân, làm cho người dân thấy được vai trị chủ thể của mình; Thứ hai, là cầu nối hiệu quả giữa CQĐP và người dân; Thứ ba, tổ chức thực hiện vận động người dân thi đua thực hiện xây dựng nông thôn mới nhằm huy động các NLTC cho xây dựng nông thôn mới; Thứ tư, gương mẫu trong việc triển khai, thực hiện đóng góp nguồn lực cho xây dựng nơng thơn mới và thực hiện sử dụng hiệu quả các cơng trình NTM.

Hộp 4.3. Đánh giá cơng tác phối hợp của các tổ chức đoàn thể, các

doanh nghiệp đối với CTXDNTM trên địa bàn huyện Yên Thế

“Thực hiện chương trình Yên Thế chung tay xây dựng NTM, là cơ quan tuyên truyền vận động các tổ chức, cá nhân, ban nghành đoàn thể, doanh nghiệp, các cơ quan tỉnh, trung ương đóng trên địa bàn huyện tích cực ủng hộ xây dựng NTM, hàng năm LĐLĐ luôn nhận được sự ủng hộ của các tổ chức chính trị xã hội và cá nhân đạt và vượt định mức phát động”.

Nguồn: Phỏng vấn ông Vi Văn Ba, 52 tuổi, Chủ tịch Liên đoàn lao động huyện Yên Thế, vào lúc 09h30 ngày 21/7/2018 tại LĐLĐ Yên Thế

Kết quả phối hợp của các tổ chức đoàn thể ở huyện Yên Thế giai đoạn 2011 – 2017 đã mang lại hiệu quả thiết thực cụ thể của từng đoàn - hội như sau:

Huyện đoàn tổ chức hội thi chi đồn mạnh xây dựng nơng thôn mới

(19/19 xã); chỉ đạo các cơ sở đoàn xã, thị trấn thành lập đội thanh, thiếu niên

lòng cốt tham gia vệ sinh đường làng ngõ xóm, tham gia trên 12.000 ngày cơng lao động để sửa chữa đường GTNT, nhà văn hóa thơn, các cơng trình thanh niên và phát dọn hành lang ATGT.

Hội phụ nữ huyện chỉ đạo các chi hội thành lập các “Đoạn đường xanh- sạch-đẹp tự quản, gắn với xây dựng NTM” (được 70 đoạn đường với 800 thành

viên tham gia), tổ chức được 205 buổi dọn vệ sinh đường làng, ngõ xóm; thành

lập tổ phụ nữ liên kết chăn ni gà sạch; qun góp, vận động quỹ để hỗ trợ phụ nữ nghèo (30 con bị, 205 con lợn nái, 50 tấn gạo,…), góp phần hồn thành các tiêu chí trong xây dựng nơng thơn mới.

Hội Nông dân đã vận động hội viên tích cực tham gia xây dựng, làm đường giao thông, nạo vét kênh mương, hiến đất làm đường, tham gia các mô hình trồng trọt, chăn ni, vệ sinh môi trường (tham gia vào sửa chữa, bảo dưỡng và làm mới đường GTNT; đào đắp, nạo vét cứng hóa kênh mương nội đồng và tham gia đóng góp ngày cơng lao động góp phần thực hiện chỉnh trang, xây dựng nông thơn mới).

Liên đồn Lao động huyện vận động đồn viên cơng đồn tích cực tham gia xây dựng NTM đồng thời phát động ủng hộ Quỹ chung sức xây dựng NTM được trên 500 triệu đồng (Nguồn UBND huyện Yên Thế, 2017).

Thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nơng nghiệp, nơng thơn có ý nghĩa rất quan trọng trong xây dựng nơng thơn mới. DN trực tiếp đóng góp NLTC cho xây dựng nơng thơn mới góp phần phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân; Thông qua thu hút đầu tư của DN vào nông nghiệp, để khai thác thác tiềm năng, lợi thế nông nghiệp của địa phương. Đối với sản xuất nông nghiệp thế mạnh của địa phương chủ yếu là các yếu tố liên quan đến thổ nhưỡng, khí hậu, thời tiết, kinh nghiệm sản xuất. tuy nhiên, các lợi thế và tiềm năng phát triển khó có thể phát huy khó có thể biến những ưu thế nổi trội để đưa ra sản xuất nông nghiệp từ quy mơ nhỏ sang sản xuất hàng hóa ở quy mơ lớn nếu khơng có các nhân tố tác động của doanh nghiệp để kích thích, thúc đẩy. Trong đó, vai trị của DN có ý quan trọng đối với phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh của địa phương.

Bởi vì DN có những ưu thế nhất định và ưu việt hơn các loại hình tổ chức SXKD khác. Đó là, trình độ và khả năng chun mơn hóa cao hơn trong sản xuất kinh doanh, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm; quy mô vốn lớn hơn; có tư cách pháp nhân nên khả năng huy động NLTC cho hoạt động đầu tư tốt hơn; có trình độ cơng nghệ cao hơn, nguồn nhân lực đơng hơn, có chất lượng cao hơn do đó có khả năng mang lại hiệu quả đầu tư cao hơn. Với những ưu thế này DN có vai trị và khả năng tốt hơn trong việc phát huy, khai thác tiềm năng, thế mạnh của nông nghiệp địa phương.

Việc thu hút đầu tư của DN vào nông nghiệp góp phần giảm thiểu rủi ro cho sản xuất nông nghiệp và người nông dân. Sản xuất nông nghiệp là ngành gặp rất nhiều rủi ro. Các yếu tố rủi ro trong nông nghiệp gắn với việc sản xuất phải phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khả năng kiểm sốt, phịng chống các loại dịch bệnh. Bên cạnh đó, ở hầu hết các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển, do sản xuất nông nghiệp chủ yếu theo phương thức truyền thống, nhỏ lẻ, phân tán do đó người nơng dân thường ở vị thế là nhóm yếu thế hơn trong việc tiếp cận thị trường, tiếp cận nguồn lực sản xuất. Vị thế của người sản xuất nhỏ trong các giao dịch dễ bị chèn ép. Sự tham gia của DN vào nông nghiệp sẽ góp phần giảm bớt rủi ro, thơng qua liên kết, rủi ro trong quá trình sản xuất sẽ được giảm thiểu, được chia sẻ. Đồng thời, do có sự gắn kết quyền lợi giữa DN và nông dân do đó cả hai bên có xu hướng nỗ lực trong giảm thiểu rủi ro để bảo vệ lợi ích của mình và đối tác.

Việc đầu tư của DN vào nơng nghiệp góp phần gia tăng giá trị cho sản phẩm nơng nghiệp, vì trong chuỗi giá trị từ thu mua, sơ chế, chế biến, bảo quản và cuối cùng là thương mại, tiêu thụ. Trong đó, lợi nhuận thu được ở cơng đoạn sản xuất là thấp nhất lại chịu nhiều rủi ro nhất. Lợi nhuận ở các khâu khác vừa cao hơn, vừa ít rủi ro hơn. Đây chính là nguyên nhân mà rất ít nhà đầu tư bỏ vốn vào sản xuất mà chỉ tập trung cho thu mua và thương mại. Đầu tư của DN vào nơng nghiệp có thể hỗ trợ sản phẩm tiếp cận thị trường tiêu thụ. DN có khả năng tổ chức lưu thơng hàng hóa đưa sản phẩm đến các thị trường tiêu thụ, đồng thời tạo ra các tiền đề bên ngoài (nhất là mở rộng thị trường xuất khẩu) để đưa sản xuất hàng hóa ở quy mơ nhỏ lẻ, phân tán lên quy mô lớn, tiếp cận với thị trường thế giới. DN cũng căn cứ nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất và phân phối để đáp ứng nhu cầu thị trường để xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp theo hướng gắn chặt sản xuất với thị trường, trên cơ sở phát huy các lợi

thế so sánh vùng, địa phương. DN cũng có điều kiện nắm bắt thông tin thị trường, yêu cầu về chất lượng, giá cả, chủng loại sản phẩm… do đó có khả năng đáp ứng và thay đổi bắt kịp với biến động của thị trường. Đầu tư của DN là điều kiện quan trọng để phát triển nông nghiệp theo hướng nông nghiệp công nghệ cao. Đưa công nghệ cao vào sản xuất nơng nghiệp là cách duy nhất có thể thay đổi bức tranh nông nghiệp lạc hậu với lối tư duy cũ. DN có ưu thế trong việc đưa cơng nghệ vào sản xuất nông nghiệp hơn các hộ ND cá thể do được tổ chức khoa học, có điều kiện kiếp cận thông tin về công nghệ, nguồn vốn. Đặc biệt, tăng trưởng nông nghiệp về năng suất, sản lượng, chất lượng sẽ rất lớn nếu xây dựng nông nghiệp dựa trên nền tảng ứng ụng công nghệ cao, kỹ thuật hiện đại. Việc áp dụng tiến bộ KHCN vào nông nghiệp sẽ hạn chế được tác động khơng thuận lợi của tự nhiên, từ đó nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng cho sản phẩm, đem lại lợi nhuận cao hơn cho sản xuất nông nghiệp.

Đầu tư của DN vào nơng nghiệp góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương. Cơ cấu kinh tế của một địa phương được xem xét chủ yếu dưới hai góc độ là cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lao động. Một cách phổ biến, đầu tư của doanh nghiệp vào nơng nghiệp sẽ thay đổi căn bản hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp, thay đổi về phương thức tổ chức sản xuất, quy mô đầu tư cũng như ứng dụng công nghệ vào sản xuất.

Đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp của một địa phương không những trực tiếp làm gia tăng giá trị sản xuất nông nghiệp mà cịn góp phần tăng giá trị sản xuất trong ngành công nghiệp, dịch vụ. Đồng thời đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp sẽ tạo thêm nhiều việc làm cho lao động, dịch chuyển lao động từ nông nghiệp sang các ngành công nghiệp, dịch vụ phục vụ. Lao động nơng nghiệp được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp sẽ có tác phong lao động có kỷ luật, tuân thủ chặt chẽ quy trình sản suất cơng nhân cơng nghiệp và đầu tư của doanh nghiệp vào nơng nghiệp cịn góp phần giải quyết việc làm ở NT, hạn chế tình trạng di dân ra thành phố.

Như vậy, công tác tuyên truyền vận động huy động nguồn lực tài chính được cả hệ thống trị quan tâm thực hiện, các cơ quan ban ngành đoàn thể từ huyện đến xã thường xuyên phối hợp chặt chẽ trong việc phát động nhân dân tham gia ủng hộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 84 - 88)