Công tác xây dựng kế hoạch tài chính cho xây dựng nơng thơn mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 62 - 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác huy động nguồn lực tài chính của huyện yên thế

4.2.2. Công tác xây dựng kế hoạch tài chính cho xây dựng nơng thơn mới

Kế hoạch tài chính bản chất là lập dự toán ngân sách cho xây dựng nông thơn mới, là cơng việc khỏi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các

khâu của chu trình huy động, quản lý và sử dụng các NLTC cho xây dựng nông thôn mới. Mục tiêu của lập kế hoạch nhằm thu hút các nguồn lực tài chính để đáp ứng việc thực hiện xây dựng nông thôn mới của địa phương trong thời kỳ kế hoạch; phân bổ các NLTC phù hợp với các chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn; tạo điều kiện cho việc huy động, quản lý, sử dụng các NLTC cũng như việc quyết toán ngân sách.

Sau khi tiến hành rà soát thực trạng tại 19 xã UBND huyện nhận thấy xuất phát điểm của huyện Yên Thế rất thấp, đòi hỏi phải đầu tư nhiều mới đạt được các mục tiêu xây dựng nơng thơn mới. Vì vậy trên cơ sở đăng ký của các xã UBND huyện đã đề ra kế hoạch cụ thể cho các xã đạt chuẩn NTM vào từng năm (giai đoạn 1 tập chung chỉ đạo 3 xã hồn thành NTM trước năm 2016), trên cơ sở đó xác định khối lượng cơng việc cần hồn thành và xây dựng kế hoạch để huy động nguồn lực tài chính thực hiện chương trình NTM giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020. Trình tự xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực tài chính tuân thủ các qui định tại QĐ 800/QĐ-TTg; Thông tư 26/2011/TTLB-BNNPTNT- BKHĐT-BTC: Kế hoạch huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính thực hiện đề án xây dựng nông thôn mới của xã “thực hiện lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, sau khi được HĐND xã thông qua, ban quản lý xã gửi kế hoạch của xã cho UBND huyện để tổng hợp thẩm định và phê duyệt kế hoạch chung toàn huyện, gửi UBND tỉnh và các sở có liên quan. UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới và gửi các bộ: KH và Đầu tư, Tài chính và NNPTNT để tổng hợp, làm căn cứ bố trí vốn. Sau khi nhận được quyết định giao kế hoạch vốn phân cấp của tỉnh, UBND huyện phân bổ vốn cho từng xã và các chủ đầu tư khác (đối với các dự án xã không làm chủ đầu tư) để thực hiện đầu tư theo kế hoạch xây dựng nông thôn mới. UBND xã chỉ đạo BQL XDNTM cấp xã phân bổ vốn cho từng dự án, trình HĐND xã thơng qua. UBND xã ra quyết định phân bổ vốn cho từng dự án, đồng thời gửi kho bạc nhà nước huyện để làm cơ sở giám sát và quyết toán.

Kế hoạch huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng dân cư: UBND các xã đứng ra tổ chức quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính có sự tham gia của đại diện hộ dân, các tổ chức đoàn thể địa phương để thực hiện huy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân xây dựng kết cấu hạ tầng của xã, công khai mọi thông tin cho dân biết.

Bảng 4.5: Kế hoạch huy động nguồn lực tài chính giai đoạn 2013-2017 và kế hoạch tài chính giai đoạn 2018-2020 của huyện Yên Thế

ĐVT: tỷ đồng TT Nội dung KH 2013-2017 TH Tỷ lệ (%) TH/KH KH 2018-2020 1 NSTW và tỉnh 40 34,01 85,00 20 2 NS huyện 283 248 87,60 142 3 NS xã 72 65 90,30 36 4 Vốn lồng ghép 162 135 83,30 81 5 Tín dụng 38,6 24,6 63,70 19 6 Vốn cộng đồng 64 20 31,30 32 7 Doanh nghiệp 23 5 21,70 12 Tổng 682,6 531,61 341

Nguồn: UBND huyện Yên Thế (2017)

Qua bảng kế hoạch huy động nguồn lực tài chính giai đoạn 2013-2017 của huyện Yên Thế cho thấy một số hạn chế như sau: công tác xây dựng kế hoạch tài chính chất lượng cịn thấp, tính khả thi chưa cao, khi xây dựng kế hoạch chưa chủ động xác định NLTC đầu tư, BCĐ xây dựng nông thôn mới của huyện chỉ tập chung vào việc làm thế nào để đạt được 19 tiêu chí xã NTM, coi đó như là danh hiệu thi đua hơn là một tiến trình phát triển lâu dài toàn diện. Nguyên nhân là do năng lực cán bộ BCĐ huyện chưa tham mưu để định hướng cho BCĐ các xã thống nhất hình thức huy động đóng góp. Mặt khác chi phí cho cơng tác khảo sát, thu thập số liệu đến giai đoạn lập và duyệt kế hoạch cần đầu tư kinh phí thực hiện khá lớn và thời gian dài, nhưng trong thực tế chi phí thực hiện thấp so với định mức và khơng có hệ số dành cho các xã vùng sâu, vùng xa khác các xã khu vực trung tâm của huyện. Vì vậy kế hoạch tài chính của huyện chưa tuân thủ tỷ lệ theo quy định của chính phủ (40% NSNN các cấp, 30% tín dụng, 20% doanh nghiệp, 10% cộng đồng dân cư), đối với kế hoạch tài chính giai đoạn 2018 – 2020 đã có sự điều chỉnh tuân thủ tỷ lệ theo quy định và phù hợp với tình hình KT – XH của từng địa phương, có tính đến hệ số theo vùng, miền.

Bảng 4.6: Kế hoạch huy động nguồn lực tài chính giai đoạn 2013-2017 của 03 xã thuộc địa bàn nghiên cứu

ĐVT: Tỷ đồng TT Nội dung An Thượng Đồng Tâm Đồng Lạc SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 NSTW và tỉnh 4 8,00 5 10,00 3 6,00 2 NS huyện 16 33,00 17 33,00 15 32,00 3 NS xã 6 13,00 5 10,00 5 11,00 4 Vốn lồng ghép 11 23,00 10 20,00 11 23,00 5 Tín dụng 4 8,00 5 10,00 6 13,00 6 Vốn cộng đồng 5 10,00 6 12,00 5 11,00 7 Doanh nghiệp 2 4,00 3 6,00 2 4,00 Tổng 48 51 47

Nguồn: UBND huyện Yên Thế (2013)

Qua bảng 4.6 cho thấy công tác xây dựng kế hoạch của 03 xã thuộc địa bàn nghiên cứu đều xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực từ NSNN (NSTW, tỉnh, NS huyện và NS xã) là chủ yếu và cao hơn quy định của chính phủ, kế hoạch huy động các nguồn vốn lồng ghép, tín dụng, cộng đồng và doanh nghiệp thấp, kế hoạch tài chính có thời gian huy động dài nên gặp nhiều thay đổi từ cơ chế quản lý, định mức kinh tế kỹ thuật đến giá cả thị trường. Vì vậy hay phải điều chỉnh để phù hợp.

Như vậy, công tác xây dựng kế hoạch tài chính của 03 xã điểm cho thấy chất lượng xây dựng kế hoạch cịn thấp, tính khả thi chưa cao, khi xây dựng kế hoạch chưa chủ động xác định NLTC đầu tư, mới chỉ tập chung vào việc tập chung để đạt được 19 tiêu chí xã NTM, chưa tập chung vào khảo sát để phù hợp với khả năng huy động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 62 - 65)