Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyệnYên Thế, tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 42)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên của huyệnYên Thế, tỉnh Bắc Giang

3.1.1.1. Theo niên gián thống kê huyện Yên Thế, 2017 về đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện n Thế

Yên Thế là huyện miền núi nằm ở phía Tây - Bắc tỉnh Bắc Giang, có tổng diện tích tự nhiên 30.306,61 ha, bằng 7,88% diện tích tự nhiên tồn tỉnh, là huyện lớn thứ 4 của tỉnh Bắc Giang, cách thị xã Bắc Giang 27 km theo tỉnh lộ 398. Tồn huyện có 21 xã, thị trấn với 3 trung tâm kinh tế xã hội là thị trấn Cầu Gồ, thị trấn Bố Hạ và trung tâm cụm xã vùng cao Mỏ Trạng; đến 2016 Yên Thế có trên 10 vạn dân với 14 dân tộc cùng nhau chung sống gồm: Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao, Cao lan, Hoa, Sán Dìu…. Có các phía tiếp giáp với các tỉnh, huyện như:

Phía Đơng giáp huyện Lạng Giang - Bắc Giang

Phía Tây giáp huyện Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai – Thái Nguyên Phía Nam giáp với huyện Tân Yên - Bắc Giang

Phía Bắc giáp với huyện Hữu Lũng – Lạng Sơn

Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Trung tâm huyện lỵ là thị trấn Cầu Gồ cách thành phố Bắc Giang 27 km và cách thủ đô Hà Nội 75 km. Trên địa bàn huyện có các trục đường chính gồm: Tuyến Quốc lộ 17 (từ Nhã Nam – Yên Thế - đi Xuân Lương- Tam Kha); tuyến đường tỉnh lộ 242 (từ thị trấn Bố Hạ - Đèo Cà đi Hữu Lũng – Lạng sơn); tuyến đường tỉnh lộ 292 (từ thị trấn Cầu Gồ đi Bố Hạ - Kép); tuyến đường tỉnh lộ 294 (từ ngã ba Tân Sỏi – Yên Thế đi Nhã Nam huyện Tân Yên – Cầu Ca huyện Phú Bình); tuyến đường 268 Mỏ Trạng – Bố Hạ đi Thiện Kỵ - Lạng Sơn. Các tuyến đường tỉnh lộ nối liền hệ thống đường trục xã tạo thành mạng lưới đường bộ phân bố hợp lý thuận lợi cho giao thơng trong và ngồi huyện. Ngồi ra trong địa giới hành chính huyện hiện đang phát triểu nhiều trung tâm kinh tế có thể được cơng nhận khu thị tứ trong tương lai ngần, đặc biệt huyện Yên Thế hiện nay đang tập trung thu hút các nhà đầu tư trên mọi lĩnh vực kinh tế – xã hội nhiều thành phần. Định hướng phát triển được đầu tư ở nhiều lĩnh vực như đầu tư về du lịch và phát triển có tính bền vững thương hiệu gà đồi Yên Thế.

3.1.1.2. Theo niên gián thống kê huyện Yên Thế, 2017 về đặc điểm về địa hình và thổ nhưỡng

Yên Thế là huyện thuộc vùng núi thấp, nhiều sơng suối, độ chia cắt địa hình đa dạng. Địa hình dốc dần từ Tây Bắc xuống Đơng Nam. Có thể phân ra 3 dạng địa hình chính như sau:

Địa hình vùng núi: Diện tích 9200,16 ha (Chiếm 30,56% diện tích tự

nhiên của huyện), phân bố chủ yếu ở phía Bắc huyện, thường bị chia cắt bởi độ dốc khá lớn (cấp III và cấp IV), hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam. Độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200-300m. Dạng địa hìnhnày đất đai có độ phì khá, thích hợp với các loại cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, cây ăn quả và chăn ni gia súc, gia cầm.

Địa hình đồi thấp: Diện tích 8.255 ha ( Chiếm 27,42% tổng diện tích

tự nhiên), phân bố rải rác ở các xã trong huyện, có độ chia cắt trung bình, địa hìnhlượn sóng, độ dốc bình qn 8-150 (cấp II,III). Độ phì đất trung bình, chủ yếu là đất sét pha sỏi, độ che phủ rừng trung bình. Loại địa hình này có khả năng phát triển cây lâu năm (vải thiều, hồng...), cây công nghiệp.

Địa hình đồng bằng: Tồn vùng có diện tích 10.633 ha ( Chiếm 35,32% tổng diện tích tự nhiên). Ven các sơng suối và các dải ruộng nhỏ xen kẹp giữa các dãy đồi. Độ dốc bình quân 0-80. Vùng này chủ yếu là đất thuần, có khả năng phát triển cây lương thực, rau màu.

3.1.1.2. Theo niên gián thống kê huyện Yên Thế, 2017 về đặc điểm về khí hậu thời tiết

a. Nhiệt độ: n Thế nằm trong vịng cung Đơng Triều, có khí hậu nhiệt đới

gió mùa nóng ẩm, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ bình quân cả năm là 23,40c. Nhiệt độ trung bình cao nhất năm 26,90C, nhiệt độ trung bình thấp nhất năm 20,50C; tháng có nhiệt độ cao nhất là các tháng 6, 7, 8; tháng có nhiệt độ thấp nhất là các tháng 12, 1, 2 (có khi xuống tới 0 – 10C).

b. Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm là 1.518,4 mm, Yên Thế

thuộc vùng mưa trung bình của trung du Bắc Bộ. Lượng mưa phân bố không đều trong năm chiếm tới 85% tổng lượng mưa của cả năm. Lượng mưa tập trung nhiều vào các tháng 6,7, 8, dễ gây ngập úng ở những nơi địa hình thấp, tuy thời gian ngập không kéo dài nhưng thường có lũ ống, lốc xoáy. Ngược lại, trong mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 15% lượng mưa cả năm. Trong mùa này lượng nước bốc hơi mạnh, ảnh hưởng lớn tới trồng trọt nếu khơng có hệ thống tưới. Lượng bốc hơi trung bình năm 1012,2 mm, tập trung nhiều vào các tháng 5,6,7, các tháng cịn lại

c. Độ ẩm khơng khí: Độ ẩm khơng khí bình qn cả năm là 81%, cao nhất là

86% (tháng 4) và thấp nhất là 76% (tháng 12).

d. Gió: Trong vùng có hai mùa gió chính: Gió mùa Đơng Bắc thịnh hành trong

mùa khơ, với tốc độ gió trung bình 2,2 m/s. Trong mùa mưa, hướng gió chủ yếu của vùng là gió mùa Tây Nam với tốc độ trung bình 2,4 m/s. Nhìn chung huyện Yên Thế nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa Hạ nóng ẩm mưa nhiều, mùa Đơng ít mưa, lạnh và khơ. Có lượng mưa trung bình, với nền nhiệt độ trung bình khá cao, giàu ánh sáng. Đây là những điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển và có thể làm nhiều vụ trong năm. Huyện Yên Thế nằm ở khu vực có địa hình đồi núi thấp, đây là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại cây trồng và vật nuôi phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 39 - 42)