Nội dung công tác huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 25 - 31)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng

2.1.3. Nội dung công tác huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông

nông thôn mới trên địa bàn các xã phụ thuộc phần lớn vào nguồn lực tài chính, cụ thể là từ ngân sách nhà nước. Thêm vào đó, trong điều kiện nền kinh tế Quốc gia có tỷ lệ tích lũy thấp, điều kiện kinh tế tại các xã trong huyện cịn nhiều khó khăn, trong khi tiềm lực tự nhiên, kinh tế, xã hội chưa được khai thác hết thì nguồn lực tài chính ngày càng trở nên quan trọng. Ngồi ra, nguồn lực tài chính là một nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình tái sản xuất và thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự hỗ trợ của nguồn lực tài chính tạo điều kiện tăng quy mơ sản xuất trong khu vực nông thôn, từ sản xuất nhỏ lẻ, chưa tập trung thành sản xuất với quy mơ lớn hơn, điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi phần lớn các mơ hình sản xuất trên địa bàn huyện là mơ hình sản xuất nhỏ, quy mơ chủ yếu là hộ gia đình.

2.1.3. Nội dung công tác huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới nông thôn mới

2.1.3.1. Xây dựng kế hoạch tài chính cho xây dựng nông thôn mới

Kế hoạch tài chính là cơng việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến tồn bộ các khâu của chu trình huy động, quản lý và sử dụng các NLTC cho XDNTM. Mục tiêu của lập kế hoạch nhằm thu hút các nguồn lực tài chính để đáp ứng việc thực hiện XDNTM của địa phương trong thời kỳ kế hoạch; phân bổ các NLTC phù hợp với các chính sách của nhà nước trong từng giai đoạn; tạo điều kiện cho việc huy động, quản lý, sử dụng các NLTC cũng như việc quyết toán ngân sách. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện chương trình và vai trò chủ thể người dân cùng các tổ chức chính trị xã hội,

các doanh nghiệp, hợp tác xã trực tiếp tham gia xây dựng nông thôn mới, sau khi tiến hành rà sát tình hình thực tế, xác định khối lượng cơng việc cần làm để xây dựng kế hoạch tài chính thực hiện. Các bước tiến hành đó là lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, sau khi được HĐND xã thông qua, ban quản lý xã gửi kế hoạch của xã cho UBND huyện để tổng hợp thẩm định và phê duyệt kế hoạch chung toàn huyện, gửi UBND tỉnh và các sở có liên quan. UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch thực hiện xây dựng nông thôn mới và gửi các bộ để tổng hợp, làm căn cứ bố trí vốn. Sau khi nhận được quyết định giao kế hoạch vốn phân cấp của tỉnh, UBND huyện phân bổ vốn cho từng xã và các chủ đầu tư khác (đối với các dự án xã không làm chủ đầu tư) để thực hiện đầu tư theo kế hoạch XDNTM. UBND xã chỉ đạo BQL XDNTM cấp xã phân bổ vốn cho từng dự án, trình HĐND xã thơng qua. UBND xã ra quyết định phân bổ vốn cho từng dự án, đồng thời gửi kho bạc nhà nước huyện để làm cơ sở giám sát và quyết toán. Kế hoạch huy động nguồn lực tài chính từ cộng đồng dân cư: UBND các xã đứng ra tổ chức quản lý huy động, sử dụng các nguồn lực tài chính có sự tham gia của đại diện hộ dân, các tổ chức đoàn thể địa phương để thực hiện huy động các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng của xã, công khai mọi thơng tin cho dân biết (Thủ tướng Chính phủ, 2010).

Như vậy, việc xây dựng kế hoạch tài chính là cơng việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến tồn bộ các khâu của chu trình huy động, quản lý và sử dụng các NLTC cho XDNTM. Kế hoạch tài chính cần xác định rõ mục tiêu, định mức đầu tư, vai trò, trách nhiệm của từng đối tượng.

2.1.3.2. Thành lập ban huy động nguồn lực tài chính

a. Thành phần: Ban chỉ đạo nông thôn mới được thành lập theo quyết định số

491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 cuả Thủ tướng Chính phủ về Ban hành bộ tiêu chí Quốc gia NTM, theo đó ngày 3/4/2011 huyện ủy ban hành Quyết định số 109-QĐ/HU về việc Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 gồm 23 đồng chí, trong đó đồng chí Phó Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện làm trưởng Ban. Ban huy động nguồn lực tài chính được thành lập do đồng chí chủ tịch UBND xã làm trưởng ban, chủ tịch mặt trận tổ quốc và đồng chí Phó chủ tịch UBND xã là 02 phó Ban, trưởng các nghành đồn thể của xã là thành viên.

Sơ đồ 2.2. Cơ cấu tổ chức Ban huy động nguồn lực tài chính của Xã

Nguồn: Ban chỉ đạo chương trình XDNTM (2015)

b. Nhiệm vụ Ban huy động nguồn lực tài chính:

Tham mưu cho BTV Huyện ủy xây dựng kế hoạch hàng năm, 2 năm, 5 năm về việc triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM theo tinh thần Nghị quyết Trung ương và của tỉnh. Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách, các giải pháp để triển khai chương trình phát triển nơng nghiệp và xây dựng NTM. Chỉ đạo triển khai thực hiện và đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai thực hiện của các cơ quan, ban ngành và các tổ chức đồn thể của huyện về cơng tác phát triển nông nghiệp và xây dựng NTM. Thống nhất, phối hợp chương trình cơng tác giữa các phịng, ban với UBMTTQ huyện và các tổ chức đồn thể, lồng ghép các chương trình dự án trên địa bàn huyện với chương trình phát triển nơng nghiệp và xây dựng NTM. Tổng hợp và báo cáo định kỳ với các ngành, các cấp có liên quan (Ban chỉ đạo chương trình XDNTM, 2015).

2.1.3.3. Xây dựng cơ chế huy động, đóng góp tài chính trong xây dựng nơng thơn mới

Việc huy động các khoản đóng góp để XDNTM phải do nhân dân bàn bạc và quyết định trên cơ sở dân chủ, công khai, quyết định theo đa số. UBND cấp xã

Trưởng ban CT UBND Xã

Phó ban CT MTTQ Phó ban Phó CT Qn sự GTXD Tài chính CCB ĐTN Nơng Dân Phụ nữ Địa chính Cơng an

có trách nhiệm tổ chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân theo quy định của Quy chế xã. Sau khi được HĐND xã và đa số nhân dân trên địa bàn quyết định, nhất trí về chủ trương, UBND xã có trách nhiệm tổ chức thực hiện. Chủ trương đầu tư phải phù hợp với quy hoạch về xây dựng, giao thông, thuỷ lợi và đáp ứng yêu cầu bảo vệ cảnh quan, môi trường của địa phương; Các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để đầu tư xây dựng các cơng trình cơ sở hạ tầng của xã phải được sử dụng đúng mục đích huy động, các khoản đóng góp cho cơng trình nào phải đầu tư cho cơng trình đó. Mức huy động đóng góp của nhân dân, mức miễn, giảm cho các đối tượng chính sách xã hội do nhân dân bàn bạc và quyết định căn cứ vào thu nhập bình qn và khả năng đóng góp của nhân dân trên địa bàn. Mức đóng góp này phải nằm trong tổng mức đóng góp tối đa do HĐND tỉnh quy định. UBND xã tiến hành các bước lập dự toán từng cơng trình, sau đó quy ra tổng số ngày cơng lao động để dự tính việc huy động nhân dân ở các thơn, bản trong xã đóng góp ngày cơng tham gia. UBND xã xác định các đối tượng cần huy động và tính tốn mức huy động đối với từng đối tượng; việc tính tốn mức đóng góp cho từng đối tượng theo hộ gia đình căn cứ vào số người trong độ tuổi lao động, thu nhập bình qn và khả năng đóng góp của họ. Từ tính chất thi cơng của công tŕnh, UBND xã có thể quyết định việc đóng góp bằng tiền, hiện vật hoặc ngày cơng lao động để các đối tượng tham gia đóng góp. Căn cứ vào chủ trương và mức huy động đă được phê duyệt, UBND xã chỉ đạo Trưởng thôn, Trưởng bản phối hợp với Ban công tác mặt trận tại các thôn, bản để tổ chức vận động nhân dân tham gia theo thời gian lao động do xã ấn định trên cơ sở nghĩa vụ và mức đóng góp của từng lao động. Với những đối tượng đóng góp bằng tiền hoặc hiện vật, xã thông qua Trưởng thôn, Trưởng bản có trách nhiệm thơng báo cho nhân dân về thời hạn đóng góp, địa điểm, mức đóng góp đối với từng đối tượng huy động (Bộ tài Chính, 1999).

2.1.3.4. Cơng khai tài chính từ nguồn huy động đóng góp cho nơng thơn mới

Căn cứ dự tốn từng cơng trình và Quy chế quản lý sử dụng tài chính, Ban Tài chính xã có trách nhiệm thu các khoản đóng góp; thực hiện cơng tác kế tốn quá trình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp theo đúng các quy định của pháp luật về chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành; sau đó, sử dụng khoản đóng góp cho việc th lao động để hồn thành cơng trình. Nếu phát sinh số thu lớn hơn chi thì việc sử dụng số chênh lệch thừa này do nhân dân bàn và quyết định thông qua HĐND xã. Nếu phát sinh số thu nhỏ hơn chi, thì phải tổ chức cho nhân dân

bàn và quyết định các phương án bổ sung phần chênh lệch thiếu theo hướng huy động các nguồn kinh phí khác hoặc huy động đóng góp bổ sung của nhân dân. Sau khi kết thúc thi cơng cơng trình, UBND xã có trách nhiệm quyết tốn việc thu và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho đầu tư xây dựng cơng trình và phải tuân theo các quy định hiện hành về quyết toán vốn xây dựng cơ bản, đồng thời lập báo cáo quyết tốn tình hình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để báo cáo UBND huyện và công bố công khai cho nhân dân biết (Bộ tài Chính, 2012).

2.1.3.5. Kiểm tra giám sát tình hình sử dụng nguồn lực tài chính được huy động

Để chấp hành đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng các nguồn tài chính trính trong XDNTM thì cơng tác thanh tra, kiểm tra việc giải ngân, quyết toán vốn đầu tư xây dựng các cơng trình phải được quan tâm thực hiện nghiêm túc để tránh tình trạng làm thất thốt, lãng phí, sử dụng sai mục đích trong quản lý vốn đầu tư. Kịp thời phát hiện những sai phạm để đình hỗn, giãn tiến độ những dự án chưa thực sự cần thiết, cấp bách để tập trung cho các cơng trình đang dở dang khơng để nợ đọng kéo dài, để các khoản đóng góp của người dân được thực hiện theo đúng quy định tại “Nghị định số 24/1999/NĐ- CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế tổ chức huy dộng, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng CSHT của các xã, thị trấn” và “ Thông tư số 85/1999/TT-CP ngày 07/7/1999 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quy chế tố chức huy động, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng CSHT của các xã, thị trấn” (Bộ tài Chính, 2012).

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn thông mới

2.1.4.1. Chủ chương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Chương trình MTQG NTM là chương trình đổi mới nơng thơn theo hướng CNH, HĐH, là bước đi mang tính đột phá của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển nông thôn. Đây là một chương trình yêu cầu vốn đầu tư lớn nhằm phát triển những thơn, xã tồn diện, nếu khơng có các chính sách và một phần vốn hỗ trợ từ Chính phủ thì các địa phương khó thực hiện. Khơng những hỗ trợ trực tiếp về vốn Chính phủ cịn có văn bản chính sách để hướng dẫn thực hiện, đánh giá quá trình thực hiện đặc biệt là cho bộ tiêu chí Quốc gia về NTM để cụ thể hóa mục tiêu mà cho các xã dễ thực hiện như: Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009

của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Bộ tiêu chí quốc gia nơng thơn mới; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010,về việc phê duyệt CT MTQG XD NTM giai đoạn 2010-2020; Quyết định số 195/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện CT MTQG XD NTM (Đoàn Thị Hân, 2017).

2.1.4.2. Cơ chế huy động nguồn lực tài chính của Nhà nước và pháp luật trong nông thôn mới

Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện chương trình này.Thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các CT MTQG, các Chương trình, các dự án hỗ trợ có mục tiêu trên địa bàn bao gồm:

Vốn từ các CT MTQG, các chương trình, các dự án hỗ trợ có mục tiêu đang triển khai trên địa bàn nông thôn và tiếp tục triển khai trong những năm tiếp theo bao gồm: chương trình giảm nghèo; chương trình quốc gia về việc làm; chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường nơng thơn; chương trình phịng chống tội phạm; chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình; chương trình phòng chống một số loại bệnh xã hội, bệnh nguy hiểm và HIV/AIDS chương trình thích ứng biến đổi khí hậu; chương trình về văn hóa, chương trình giáo dục đào tạo; chương trình 135; dự án trồng mới 5 triệu ha rừng; hỗ trợ đầu tư trụ sở xã, hỗ trợ chia tách huyện xã, hỗ trợ khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em dưới 6 tuổi … đầu tư kiên cố hóa trường, lớp học, kiên cố hóa kênh mương, phát triển giao thông nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, làng nghề, vốn ngân sách hỗ trợ trực tiếp của chương trình này bao gồm cả trái phiếu chính phủ (nếu có). Huy động vốn đầu tư của doanh nghiệp đối với các cơng trình có khả năng thu hồi vốn trực tiếp; doanh nghiệp được vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước hoặc tỉnh, thành phố trực thuộc TW được ngân sách Nhà nước hỗ trợ sau đầu tư và được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật. Các khoản đóng góp theo nguyên tắc tự nguyện của nhân dân trong huyện cho từng dự án cụ thể. Các khoản viện trợ khơng hồn lại của các doanh nghiệp tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cho các dự án đầu tư (Đồng Minh Quân, 2014).

2.1.4.3. Năng lực của cán bộ tham gia huy động nguồn lực tài chính xây dựng nơng thơn mới

Trong những nhân tố tạo nên sức mạnh để đưa đất nước đi lên, nhân tố con người là quan trọng nhất. Trong đề tài này nhân tố con người nhắc tới các

đối tượng: cán bộ địa phương, người dân, các cá nhân tổ chức có liên quan tới chương trình xây dựng nơng thơn mới các nhà hảo tâm, con em xa quê… Đây là nhân tố quan trọng, có đóng góp to lớn và có vai trị quyết định tới sự thành bại của chương trình. Nắm được vai trị to lớn đó, cần phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện, các hoạt động người dân ở huyện, xã, thôn bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện. Các cán bộ nắm rõ đường lối, chủ trương, chính sách, có nhiệm vụ tổ chức thực hiện, tuyên truyền vận động, thuyết phục, làm cho dân hiểu và khuyến khích người dân tham gia. Đối với nhân dân, có các kế hoạch tuyên truyền để huy động đóng góp từ người dân địa phương, phát huy được vai trò chủ đạo của người dân trong xây dựng nơng thơn mới. Ngồi ra cán bộ cần có năng lực để đa dạng hóa các nguồn lực cho XD NTM như kêu gọi các nhà hảo tâm, con em sống xa quê hương về xây dựng quê hương. Cán bộ cũng phải đi đầu làm gương trong các chương trình dự án kêu gọi đóng góp XD NTM. Cán bộ vừa là người chỉ đạo, vừa là người làm cùng, vừa là người giám sát, đánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 25 - 31)