Công tác xây dựng quy chế huy động, đóng góp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 69)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác huy động nguồn lực tài chính của huyện yên thế

4.2.3. Công tác xây dựng quy chế huy động, đóng góp

Cơng tác xây dựng quy chế huy động, đóng góp được BCĐ xây dựng nông thôn mới huyện chỉ đạo thực hiện theo Luật Ngân sách Nhà nước và Quyết định, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về cơng khai tài chính đối với các quỹ có nguồn từ Ngân sách Nhà nước và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng

chính hướng dẫn thực hiện Quy chế tổ chức huy động, quản lý và sử dụng và các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng CSHT của các xã, thị trấn’’ đối với cấp huyện hàng năm chỉ đạo Liên đoàn lao động huyện xây dựng kế hoạch vận động các ngành đoàn thể của huyện, các đơn vị trung ương, tỉnh đóng trên địa bàn huyện, cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang nhân dân và người lao động hợp đồng “Chung tay xây dựng nông thôn mới” với mức vận động tối thiểu bằng một ngày lương trở lên, đồng thời chỉ đạo các xã căn cứ Đề án xây dựng nông thôn mới của các xã đã được HĐND xã thơng qua, xây dựng Quy chế huy động đóng góp bằng các phương thức như mức vận động đóng góp theo nhân khẩu trên năm, đóng góp theo hộ gia đình trên năm, đóng góp theo dự tốn đầu tư xây dựng từng hạng mục cơng trình, tất cả phương thức đóng góp trên đều được quy định mức vận động theo từng đối tượng khác nhau như hộ giàu, hộ trung bình, hộ cận nghèo, hộ nghèo, NLTC huy động được giao cho Ban Tài chính xã có trách nhiệm thu; thực hiện cơng tác kế tốn q trình thu, quản lý và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân cho xây dựng cơng trình theo đúng các quy định pháp luật về chế độ kế toán ngân sách xã hiện hành và các quy định hướng dẫn quản lý ngân sách xã của Bộ Tài chính như: Thơng tư số 01/1999/TT -BTC ngày 4/1/1999 hướng dẫn quản lý thu chi ngân sách xã, thị trấn; Thông tư số 76 TC/ĐTPT ngày 1 tháng 11 năm 1997 hướng dẫn việc quản lý, cấp phát vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách huyện, xã; Thông tư số 47/1999/TT- BTC ngày 5 tháng 5 năm 1999 hướng dẫn quản lý, cấp phát vốn đầu tư cho dự án hạ tầng cơ sở các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Bảng 4.7: Hình thức và mức vận động đóng góp của 03 xã thuộc địa bàn nghiên cứu

ĐVT: Nghìn đồng STT Đối tượng vận động Hình thức vận động Đồng Tâm Đồng Lạc An Thượng 1 Hộ giàu 300 300 150 2 Hộ trung bình 300 300 150 3 Hộ cận nghèo 100 100 150 4 Hộ nghèo 50 50 150 5 Hộ Người có cơng CM 50 50 150

Việc xây dựng quy chế huy động, đóng góp của các xã trong huyện phần lớn lựa chọn hình thức đóng góp theo hộ gia đình vì có tính ổn định cao, dễ theo dõi và quản lý, mức vận động theo từng đối tượng rõ ràng, tuy nhiên hình thức đóng góp theo hộ gia đình huy động nguồn tài chính được thấp hơn hình thức đóng góp theo nhân khẩu, cịn hình thức đóng góp theo nhân khẩu theo bình quân đầu người không phân biệt giàu, nghèo nên số đối tượng hộ cận nghèo và hộ nghèo huy động NLTC khó khăn, thời gian đóng góp kéo dài, việc theo dõi tổng hợp số khẩu hàng năm có nhiều biến động tăng giảm như sinh đẻ, từ trần, chuyển khẩu do lấy vợ, lấy chồng ngồi địa phương... hình thức đóng góp theo từng nội dung, dự án, công trình là huy động hiệu cao nhất, nhưng lại khó khăn cho ban huy động nguồn lực tài chính vì mỗi dự án, cơng trình từ khi thiết kế kỹ thuật, lập dự tốn, phương án thi công đều phải công khai, thời gian huy động và tiếp nhận kinh phí đóng góp kéo dài đến sau khi nghiệm thu, quyết tốn cơng trình, nhiều cơng trình phát sinh so dự tốn khó vận động người dân đóng góp bổ sung, vì vậy cơng tác xây dựng quy chế huy động đóng góp phải tùy thuộc vào khả năng, hoàn cảnh cụ thể của từng xã, không quy định cứng nhắc tỷ lệ chi của nhà nước và đóng góp của nhân dân. Khi xây dựng quy chế các xã căn cứ tình hình thực tế địa phương thống nhất hình thức huy động đóng góp theo hộ gia đình, theo nhân khẩu hoặc theo từng nội dung, dự án, cơng trình, vận động người dân tham gia đóng góp xây dựng kết cấu hạ tầng của địa phương bằng các hình thức phù hợp, trên cơ sở phát huy dân chủ để người dân bàn bạc quyết định mức đóng góp và tự nguyện đóng góp. Tuyệt đối khơng được yêu cầu dân đóng góp bắt buộc và huy động quá sức dân; không giao chỉ tiêu huy động, khơng gắn việc đóng góp với việc cung cấp các dịch vụ công mà người dân được hưởng; không được yêu cầu những hộ dân nghèo, người già, người tàn tật không nơi nương tựa, hộ khó khăn, gia đình chính sách phải đóng góp. Đồng thời đề cao trách nhiệm của người đứng đầu trong xây dựng nông thôn mới. Xã nào để xảy ra tình trạng huy động quá sức dân, gây khó khăn trong việc xác nhận và giải quyết quyền lợi chính đáng của nhân dân theo chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước ... thì người đứng đầu phải chịu trách nhiệm và phải được kiểm điểm trách nhiệm và xử lý theo quy định của pháp luật. Qua khảo sát 03 xã điểm về đánh giá của các hộ dân đóng góp xây dựng nơng thơn mới được thể hiện ở bảng tổng hợp sau:

Bảng 4.8. Đánh giá của các hộ thuộc địa bàn nghiên cứu về huy động nguồn lực tài chính

TT Nội dung ĐVT

Điều kiện kinh tế hộ

Giàu Tỷ lệ (%) Khá TB Tỷ lệ (%) Nghèo Tỷ lệ (%) 1 Số hộ Hộ 10 11,12 67 74,44 13 14,44 Xã An Thượng Hộ 3 10 23 76,67 4 13,33 Xã Đồng Tâm Hộ 5 16,66 23 76,67 2 6,67 Xã Đồng Lạc Hộ 2 6,67 21 70 7 23,33 2 Số hộ đóng góp cho XDNTM Hộ 10 11,12 67 74,44 13 14,44 3 Ý kiến mức đóng góp Ý kiến 10 11,12 67 74,44 13 14,44 Xã An Thượng Ý kiến 3 10 23 76,67 4 13,33 - Cao Ý kiến 0 0 1 3,33 4 13,33 - Phù hợp Ý kiến 3 10 22 73,34 0 0 Xã Đồng Tâm Ý kiến 5 16,67 23 76,67 2 6,67 - Cao Ý kiến 0 0 0 0 2 6,67 - Phù hợp Ý kiến 5 16,67 23 76,67 0 0 Xã Đồng Lạc Ý kiến 2 6,67 21 70 7 23,33 - Cao Ý kiến 0 0 0 0 7 23,33 - Phù hợp Ý kiến 2 6,67 21 70 0 0 4 Thời gian đóng góp Hộ 10 11,12 67 74,44 13 14,44 - Đúng hạn Hộ 10 11,12 65 72,24 8 8,89 - Chậm Hộ 0 0 2 2,23 5 5,56

Qua bảng số liệu 4.8 ta thấy, tỷ lệ hộ giàu của 03 xã điều tra trung bình là 11,12 %, tỷ lệ hộ khá và trung bình chiếm 74,44%, cịn lại 14,44% là hộ nghèo. 100% các hộ được điều tra đều tham gia đóng góp xây dựng nơng thơn mới. Việc huy động xây dựng nông thôn mới được tiến hành dựa trên sự tự nguyện, bàn bạc về các mức đóng góp tùy theo cơng trình hạng mục nên sự đồng thuận trong quá trình huy động nguồn lực tài chính là khá cao, các mức đóng góp đa số được đánh giá là vừa phải, phù hợp. Các hộ có điều kiện kinh tế thuộc hộ giàu, khá- TB tham gia đóng góp và hồn thành đóng góp nhanh hơn, đúng thời hạn hơn. Các hộ có điều kiện kinh tế hộ nghèo thì hồn thành chậm hơn. Điều kiện kinh tế hộ có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng đóng góp trong q trình huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Cần trú trọng đến việc phát triển kinh tế hộ, tăng thu nhập cho người dân, nâng cao năng lực tài chính cho người dân tại địa phương, như vậy các hộ sẽ có nhiều cơ hội hơn trong q trình đóng góp, góp phần xây dựng nơng thơn mới tại địa phương.

Như vậy, Việc xây dựng quy chế huy động, đóng góp của các xã trong huyện phần lớn lựa chọn hình thức đóng góp theo hộ gia đình, ý kiến của các hộ đánh giá về mức huy động cơ bản là phù hợp, thời gian các hộ đóng góp đa số là đúng hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 65 - 69)