Công tác tổ chức tun truyền vận động đóng góp tài chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 73)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Đánh giá công tác huy động nguồn lực tài chính của huyện yên thế

4.2.4. Công tác tổ chức tun truyền vận động đóng góp tài chính

Cơng tác tun truyền vận động đóng góp tài chính là nội dung quan trọng và xuyên suốt trong quá trình thực hiện Chương trình, trong những năm qua cơng tác tuyên truyền vận động ở huyện Yên Thế được thực hiện với nhiều hình thức phong phú, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin về nội dung, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, biện pháp và ý nghĩa của việc xây dựng NTM đến các cấp, các ngành, địa phương và toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện BCĐ đã tham mưu với UBND huyện mở chuyên trang, chuyên mục xây dựng nông thôn mới trên Cổng thông tin điện tử và Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện; thường xuyên cập nhật, đăng tải các bài viết, nội dung về công tác xây dựng NTM lên Đài Truyền thanh - Truyền hình

Các cơ quan, ban ngành, đoàn thể của huyện và UBND các xã lồng ghép nội dung tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới vào một số hội nghị, cuộc họp của đơn vị. UBND, BQL xã, Tiểu BQL thôn, bản, tổ chức tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên hệ thống đài cơ sở, các buổi sinh hoạt của cộng đồng dân cư, sinh hoạt đoàn thể để nhân dân có nhận thức đúng về những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phong trào xây dựng nông thôn mới.

UBND huyện đã phát động phong trào thi đua “Yên Thế chung tay xây dựng

nông thôn mới”, các xã đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến các hộ để nhân

dân đồng tình ủng hộ, đồng thời đưa ra các phương án đóng góp tiền, ngày cơng, hiến đất, tháo dỡ cơng trình... góp phần khơng nhỏ vào hiệu quả thành cơng của Chương trình, Cơng tác vận động nhân dân chung tay xây dựng nông thôn mới được cấp ủy, chính quyền, các ngành đồn thể tập trung chỉ đạo thực hiện. Các ngành, các xã đều xây dựng và triển khai thực hiện có hiệu quả chương trình thi đua, kế hoạch cụ thể để thực hiện Chương trình. Phương pháp vận động đa dạng, thiết thực và tạo được sự đồng thuận, nhất trí, đồng tình ủng hộ cao của nhân dân.

Bảng 4.9: Kết quả tuyên truyền vận động của huyện Yên Thế giai đoạn 2013-2017 STT Hình thức tuyên truyền ĐVT Năm TĐPT BQ (%) 2013 2014 2015 2016 2017 1 Phát thanh Lượt 60 65 53 62 51 96,02 2 Truyền hình Lượt 32 35 31 33 25 94,02

3 Tin bài Tin 40 36 38 35 30 93,04

4 Pano, băng rôn.. Cái 135 120 105 110 115 96,07

5 Hội nghị Buổi 15 12 10 11 13 96,49

6 Hội Thi Lần 3 2 3 4 4 107,46

Nguồn: UBND huyện Yên Thế (2017)

Qua bảng 4.9 cho thấy công tác tuyên truyền những năm đầu thực hiện chương trình đã tập chung đẩy mạnh bằng nhiều hình thức tuyên truyền đa dạng, phong phú, đặc biệt là hệ thống thông tin đại chúng cùng với hệ thống truyền thông địa phương từ huyện đến cơ sở, người dân đã hiểu về vai trò chủ thể của mình, những năm gần đây người dân đã tự nguyện và chủ động hơn do đó đầu tư cho công tác tuyên truyền thấp hơn.

Trong 6 năm qua công tác tuyên truyền về chương trình xây dựng nơng thôn mới của các xã trên địa bàn huyện và tại 3 xã điểm thuộc địa bàn nghiên cứu rất được quan tâm chú trọng, xã đã tổ chức các buổi tuyên truyền tại thôn và đài truyền thanh cơ sở tăng cường thời lượng phát sóng về Chương trình xây dựng

nơng thơn mới; lắp đặt pa nô, khẩu hiệu, tổ chức hội nghị, hội thi... đem lại những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Bảng 4.10. Kết quả tuyên truyền vận động của 03 xã thuộc địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2013 - 2017

TT Hình thức

tuyên truyền ĐVT ĐỒNG TÂM AN THƯỢNG ĐỒNG LẠC

1 Phát thanh Lượt 391 320 290

2 Pano, băng rôn Cái 215 186 180

3 Hội nghị Buổi 36 31 26

4 Hội Thi Lần 8 6 4

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Bảng 4.10 cho thấy từ làm tốt công tác tuyên truyền người dân đã đóng góp tiền mặt, ngày công, hiến đất và các tài sản khác. Đến nay, đã có 03 xã hồn thành 19/19 tiêu chí và về đích NTM. Sản xuất nơng nghiệp, kinh tế nơng thơn đã có bước phát triển tích cực. Hạ tầng kinh tế xã hội được đầu tư, hệ thống chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Tuy nhiên công tác tuyên truyền CTMTQG xây dựng nông thôn mới vẫn đặt ra khơng ít thách thức, khó khăn, nhất là làm sao để phát huy nội lực từ trong dân. Để hoàn thành mục tiêu chung mà Chương trình đã đề ra thì địi hỏi sự quyết tâm, ý thức trách nhiệm và sự hưởng ứng tích cực trong mỗi một cán bộ và quần chúng nhân dân. Đồng thời coi khâu tuyên truyền là then chốt nhằm tạo sự đồng thuận cả về tư tưởng lẫn hành động, quyết tâm xây dựng nền nông nghiệp, nông dân, NT ngày càng phát triển.

Mặc dù cơng tác tun tuyền vận động đóng góp tài chính của huyện n Thế cho xây dựng nơng thơn mới đã tích cực nhưng chưa sâu rộng nên một bộ phận không nhỏ cán bộ và nhân dân nhận thức về xây dựng nông thôn mới chưa đầy đủ. Còn một số địa phương trông chờ vào sự hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, nên chưa tích cực huy động các nguồn lực khác; xây dựng kế hoạch đầu tư quá cao so với nguồn lực hiện có, nhất là tiêu chí về giao thông, nên khi triển khai thực hiện gặp nhiều khó khăn. Công tác chỉ đạo ở một số cơ sở lúc đầu còn lúng túng, chất lượng quy hoạch, xây dựng đề án còn hạn chế.

Bảng 4.11. Kết quả khảo sát về cơng tác tun truyền chương trình xây dựng nơng thơn mới

TT Nội dung

Đối tượng khảo sát Cán bộ Người dân SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 1 Tổng số phiếu khảo sát 12 100,00 90 100,00 2 Hình thức tuyên truyền XDNTM 12 90 100,00 2.1 Rất phù hợp 10 83,30 25 27,80 2.2 Phù hợp 2 16,70 50 55,60 2.3 Chưa phù hợp 0 0 15 16,70 3 Hiểu về chủ trương XDNTM 12 100,00 90 100,00 3.1 Đã hiểu 12 100,00 65 72,20 3.2 Hiểu một phần 0 0 20 22,20 3.3 Chưa hiểu 0 0 5 5,60 4 Nhận thức về chủ thể XDNTM 12 100,00 90 100,00 4.1 Người dân 12 100 72 80,00 4.2 Nhà nước 0 0 10 11,10

4.3 Chính quyền, Đồn - Hội địa phương 0 0 8 8,90 5 Nhận xét về mức đóng góp 12 100,00 90 100,00

5.1 Cao 0 0 14 15,60

5.2 Phù hợp 12 0 76 84,40

5.3 Thấp 0 0 0 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

Trong công tác tuyên truyền, vận động ở một số cơ quan, địa phương thực hiện chưa thường xuyên, chưa kịp thời, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, chưa gắn công tác tuyên truyền với việc tổ chức thực hiện. Nguồn lực thực hiện chương trình cịn ít trong khi nhu cầu để thực hiện một số tiêu chí (giao thơng,

thủy lợi, trường học) rất lớn, một số xã chưa thực sự chú trọng nhân rộng các mơ

hình hỗ trợ phát triển sản xuất. Trong triển khai xây dựng nông thôn mới ở các xã thực tế đã có các mơ hình, cách làm sáng tạo, nhưng việc tổng kết và nhân rộng cịn hạn chế, thiếu mơ hình sản xuất có hiệu quả bền vững, chưa thật sự phát huy hết tiềm năng, lợi thế cây trồng, vật ni của từng địa phương, trong đó xã Đồng Lạc là một trong xã đạt tiêu chí thấp nhất (đến nay mới đạt 10/19 tiêu chí) so với các xã trong huyện.

Như vậy, đánh giá của người dân về công tác tuyên truyền là phù hợp, phần người dân đã hiểu về chủ trương XDNTM và nhận thức về vai trị chủ thể của mình trong chương trình XDNTM.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động nguồn lực tài chính trong xây dựng nông thôn mới ở huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 69 - 73)