Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 53 - 81)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông huyện Nam

4.1.1. Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông

trên địa bàn huyện Nam Sách

4.1.1.1. Thực trạng quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách

Nuôi cá lồng trên sông đã phát triển trên địa bàn huyện Nam Sách từ nhiều năm nay, tuy nhiên hiệu quả từ hoạt động nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách vẫn chưa thể hiện được tiềm năng của địa phương trong phát triển nuôi cá lồng. Mô hình nuôi cá lồng trên sông cũng đã được nhiều địa phương trên cả nước ứng dụng, phát triển nhằm khai thác tối đa diện tích mặt nước của địa phương, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân. Nuôi cá lồng trên sông được phát triển ở huyện Nam Sách từ năm 2010, ban đầu các hộ nuôi cá lồng theo hình thức tự phát theo phong trào, thiếu kinh nghiệm, nên hiệu quả không cao. Những năm trở lại đây, nhận thấy đây là một lĩnh vực có thể nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Nam Sách nói riêng đã có những chính sách thích hợp nhằm từng bước phát triển nuôi cá lồng là một lĩnh vực đặc thù trên địa bàn tỉnh, huyện. Huyện Nam Sách đã có những quy hoạch nhất định trong phát triển nuôi cá lồng sao cho vừa phát huy tối đa tiềm năng diện tích mặt nước sông trên địa bàn huyện, tránh ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn huyện và cho các hộ dân nuôi cá lồng trên sông.

Trong giai đoạn 2014 - 2016, nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách tăng lên cả về mặt số hộ nuôi cá lồng, số lồng cá và loại cá được đưa vào nuôi. Hiện nay, trên địa bàn huyện Nam Sách có Sông Kinh Thầy và sông Thái Bình chạy qua 6 xã là Nam Tân, Nam Hưng, Thái Tân, Hiệp Cát, Thanh Quang, An Sơn với tổng chiều dài là 23,5 km. Trong đó, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2014 là 10,74 km chiếm 45,7% tổng chiều dài km mặt sông; tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2015 là 11,73 km chiếm 49,91% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 9,22% so với năm 2014, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2016 là 13,46 km chiếm 57,28% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 14,75% so với năm 2015. Tổng số hộ nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 116 hộ, năm 2015 là 147 hộ, tăng 31 hộ tương đương với 26% so với năm 2014;

năm 2016 có 174 hộ, tăng 27 hộ tương đương với 18,37% so với năm 2015. Trong đó, số hộ có trình báo với chính quyền địa phương về việc nuôi cá lồng trền sông năm 2014 là 82 hộ, chiếm 70,69% tổng số hộ nuôi cá lồng; năm 2015 có 104 hộ chiếm 70,75% tổng số hộ; năm 2016 có 131 hộ chiếm 75,28% tổng số hộ; chứng tỏ vẫn còn một lượng lớn số hộ tham gia nuôi cá lồng trên sông một các tự phát theo phong trào với quy mô nhỏ. Năm 2014 có 31 hộ nuôi dưới 10 lồng cá, 63 hộ nuôi từ 10 – 20 lồng cá, 22 hộ nuôi trên 20 lồng cá. Năm 2015 có 39 hộ nuôi dưới 10 lồng cá tăng 25,59% so với năm 2014, có 77 hộ nuôi từ 10 - 20 lồng cá tăng 22,15% so với năm 2015, có 31 hộ nuôi trên 20 lồng cá tăng 40,26% so với năm 2014. Năm 2016 có 48 hộ nuôi dưới 10 lồng cá tăng 23,07% so với năm 2015, có 89 hộ nuôi từ 10 - 20 lồng cá tăng 15,58% so với năm 2015, có 37 hộ nuôi trên 20 lồng cá tăng 19,35% so với năm 2015.

Tổng số lồng cá năm 2014 là 1.446 lồng, năm 2015 là 1.633 lồng tăng 13% so với năm 2014; năm 2016 có 1.872 lồng tăng 14,56% so với năm 2015. Số lồng cá trắm năm 2014 là 612 lồng chiếm 42,32% tổng số lồng cá; năm 2015 có 646 lồng chiếm 39,53% tổng số lồng, tăng 34 lồng tương đương 21,68% so với năm 2014; năm 2016 có 704 lồng chiếm 37,61% tổng số lồng, tăng 58 lồng tương đương với 23,27% so với năm 2015. Số lồng cá diêu hồng năm 2014 là 521 lồng chiếm 36,03% tổng số lồng cá; năm 2015 có 584 lồng chiếm 35,74% tổng số lồng, tăng 62 lồng tương đương với 12,09% so với năm 2014; năm 2016 có 675 lồng chiếm 36,06% tổng số lồng, tăng 91 lồng tương đương với 15,58% so với năm 2015. Số lồng cá chép năm 2014 là 286 lồng chiếm 19,78% tổng số lồng cá; năm 2015 có 348 lồng chiếm 21,3% tổng số lồng, tăng 62 lồng tương đương với 21,68% so với năm 2014; năm 2016 có 429 lồng chiếm 36,06% tổng số lồng, tăng 81 lồng tương đương với 23,27% so với năm 2015. Số lồng cá khác năm 2014 là 25 lồng chiếm 1,87% tổng số lồng cá; năm 2015 có 56 lồng chiếm 4,43% tổng số lồng, tăng 31 lồng tương đương với 107,41% so với năm 2014; năm 2016 có 64 lồng chiếm 3,42% tổng số lồng, tăng 8 lồng tương đương với 14,28% so với năm 2015.

Bảng 4.1. Tình hình quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách qua 3 năm 2014 – 2016

Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ I Tổng số km sông Km 23,50 100,00 23,50 100,00 23,50 100,00 - - - Tổng số km sông nuôi cá lồng Km 10,74 45,70 11,73 49,91 13,46 57,28 109,22 114,75 111,95 II Tổng số hộ nuôi cá lồng Hộ 116 100,00 147 100,00 174 100,00 126,72 118,37 122,47 2.1 Tổng số hộ có khai báo Hộ 82 70,69 104 70,75 131 75,28 126,83 125,96 126,39 2.2 Số hộ nuôi <10 lồng Hộ 31 26,72 39 26,53 48 27,59 125,81 123,07 124,43 2.3 Số hộ nuôi 10-20 lồng Hộ 63 54,51 77 52,38 89 51,15 122,22 115,58 118,85 2.4 Số hộ nuôi > 20 lồng Hộ 22 18,97 31 21,09 37 21,26 140,91 119,35 129,68 III Tổng số lồng cá Lồng 1.446 1.633 1.872 113,00 114,56 113,78 3.1 Số lồng cá trắm Lồng 612 42,32 646 39,53 704 37,61 105,56 108,98 107,26 3.2 Số lồng cá diêu hồng Lồng 286 19,78 348 21,30 429 22,92 121,68 123,27 122,47 3.3 Số lồng cá chép Lồng 521 36,03 584 35,74 675 36,06 112,09 115,58 113,82 3.4 Sô lồng cá khác Lồng 25 1,87 56 3,43 64 3,42 207,41 114,28 153,96 IV Một số chỉ tiêu Số lồng/hộ Lồng/hộ 12,46 - 11,11 - 10,76 - - - -

Bảng 4.2. Tình hình quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông tại 3 xã điều tra

Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ Xã Nam Tân Tổng số km sông Km 4,7 100,00 4,7 100,00 4,7 100,00 - - - Tổng số km sông nuôi cá lồng Km 3,1 68,96 3,6 76,59 4,2 89,36 116,13 116,67 116,40 Tổng số hộ nuôi cá lồng Hộ 19 100,00 24 100,00 27 100,00 126,32 112,50 119,21 Tổng số hộ có khai báo Hộ 14 73,68 17 70,83 22 81,48 121,43 129,41 125,35 Xã Nam Hưng Tổng số km sông Km 3,9 100,00 3,9 100,00 3,9 100,00 - - - Tổng số km sông nuôi cá lồng Km 1,4 73,68 1,8 46,15 2,3 58,97 128,57 127,78 128,17 Tổng số hộ nuôi cá lồng Hộ 12 100,00 15 100,00 20 100,00 125,00 133,33 129,09 Tổng số hộ có khai báo Hộ 09 75,00 12 80,00 16 80,00 133,33 133,33 133,33 Xã Thái Tân Tổng số km sông Km 1,9 100,00 1,9 100,00 1,9 100,00 - - - Tổng số km sông nuôi cá lồng Km 1,0 52,63 1,1 57,89 1,3 68,42 110,00 118,18 107,44 Tổng số hộ nuôi cá lồng Hộ 06 100,00 07 100,00 09 100,00 116,67 128,57 122,47 Tổng số hộ có khai báo Hộ 04 66,67 04 57,14 07 77,78 100,00 175,00 132,28

Số lồng cá trung bình 1 hộ năm 2014 là 12,46 lồng/hộ; năm 2015 là 11,11 lồng/hộ, năm 2016 là 10,76 lồng/hộ. Từ số liệu này cho thấy mặc dù số hộ nuôi cá lồng trên sông tăng lên, số lồng cá tăng lên theo thời gian nhưng số lồng bình quân 1 hộ nuôi cá lồng trên sông lại có xu hướng giảm có nghĩa là tốc độ tăng số hộ nuôi cá lồng tăng nhanh hơn tốc độ tăng số lồng cá, chứng tỏ các hộ nuôi cá lồng phát triển tự phát, thiếu quy hoạch. Do tình trạng phát triển tự phát, thiếu quy hoạch các hộ nuôi cá lồng và số lồng cá nên trong thời gian qua trên địa bàn huyện Nam Sách đã xảy ra trường hợp một số hộ nuôi tự phát đã bị thiệt hại nặng trong nuôi cá lồng do một số nguyên nhân như khu vực làm lồng nuôi không đảm bảo an toàn về nguồn nước, tốc độ dòng chảy, làm lồng nuôi cá không kiên cố dẫn tới cá nuôi bị chết hoặc thất thoát cá ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế trong nuôi cá lồng của hộ. Bên cạnh đó còn gây ra hiện tượng mất an ninh trật tự do một số hộ tranh chấp nhau tại khu vực nuôi cá lồng như tranh chấp về khu vực đặt lồng nuôi, tranh chấp về giá cả bán cá thương phẩm...

Tình hình nuôi cá lồng trên sông tại 3 xã điều tra được thể hiện qua bảng 4.2 cho thấy:

Tại xã Nam Tân, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2014 là 3,1 km chiếm 68,96% tổng chiều dài km mặt sông; tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2015 là 3,6 km chiếm 76,59% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 16,13% so với năm 2014, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2016 là 4,2 km chiếm 89,36% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 16,67% so với năm 2015. Tổng số hộ nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 19 hộ, năm 2015 là 24 hộ, tăng 5 hộ tương đương với 26,63% so với năm 2014; năm 2016 có 27 hộ, tăng 3 hộ tương đương với 12,5% so với năm 2015. Trong đó, số hộ có trình báo với chính quyền địa phương về việc nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 14 hộ, chiếm 73,68% tổng số hộ nuôi cá lồng; năm 2015 có 17 hộ chiếm 70,83% tổng số hộ; năm 2016 có 22 hộ chiếm 81,48% tổng số hộ;

Tại xã Nam Hưng, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2014 là 1,4 km chiếm 73,68% tổng chiều dài km mặt sông; tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2015 là 1,8 km chiếm 46,15% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 28,57% so với năm 2014, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2016 là 2,3 km chiếm 58,97% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 27,78% so với năm 2015. Tổng số hộ nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 12 hộ, năm 2015 là 15 hộ, tăng 3 hộ tương đương với 25% so với năm 2014; năm 2016 có 20 hộ, tăng 5 hộ tương

đương với 33,33 % so với năm 2015. Trong đó, số hộ có trình báo với chính quyền địa phương về việc nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 9 hộ, chiếm 75% tổng số hộ nuôi cá lồng; năm 2015 có 12 hộ chiếm 80 % tổng số hộ; năm 2016 có 16 hộ chiếm 80% tổng số hộ.

Tại xã Thái Tân, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2014 là 1 km chiếm 52,63% tổng chiều dài km mặt sồng; tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2015 là 1,1 km chiếm 57,89 % tổng chiều dài km mặt sông, tăng 10% so với năm 2014, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2016 là 1,3 km chiếm 68,42% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 18,18% so với năm 2015. Tổng số hộ nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 06 hộ, năm 2015 là 7 hộ, tăng 1 hộ tương đương với 16,67% so với năm 2014; năm 2016 có 7 hộ, tăng 3 hộ tương đương với 75% so với năm 2015. Trong đó, số hộ có trình báo với chính quyền địa phương về việc nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 4 hộ, chiếm 66,67% tổng số hộ nuôi cá lồng; năm 2015 có 4 hộ chiếm 57,14% tổng số hộ; năm 2016 có 7 hộ chiếm 77,78% tổng số hộ.

Tìm hiểu số lượng lồng cá của các hộ điều tra cho thấy các hộ trong các nhóm hộ nuôi cá trắm, cá rô phi, cá chép chiếm số lượng nhiều hơn do các loài cá này được ưa chuộng hơn trên thị trường. Theo số liệu bảng 4.3 cho thấy, số lồng trung bình của 01 hộ nhóm I là 5,19 lồng/hộ, trong đó số lồng cá diêu hồng là 2,06 lồng/hộ; số lồng cá trắm là 1,19 lồng/hộ; số lồng cá chép là 1,13 lồng/hộ; Số lồng cá khác là 0,77 lồng/hộ. Số lồng cá trung bình một hộ nhóm II là 13,92 lồng/hộ, trong đó số lồng cá diêu hồng là 4,76 lồng/hộ; số lồng cá trắm là 3,41 lồng/hộ; số lồng cá chép là 3,17 lồng/hộ; Số lồng cá khác là 2,58 lồng/hộ. Số lồng cá trung bình 01 hộ nhóm III là 21,72 lồng/hộ, trong đó số lồng cá diêu hồng là 7,09 lồng/hộ; số lồng cá trắm là 6,27 lồng/hộ; số lồng cá chép là 4,18 lồng/hộ; Số lồng cá khác là 4,18 lồng/hộ.

Hiện nay, ở Nam Sách có 2 hình thức nuôi cá lồng đó là nuôi cá lồng thương phẩm và vừa nuôi cá lồng thương phẩm vừa sản xuất cá giống. Qua điều tra các hộ cho thấy 100% các hộ nuôi cá lồng nhóm I, nhóm II và 81,82% số hộ nhóm III chỉ nuôi cá lồng thương phẩm; có 18,18% số hộ nhóm III thực hiện mô hình vừa nuôi cá lồng thương phẩm vừa sản xuất cá giống. Hình thức này vừa đảm bảo được nguồn giống đồng nhất cho gia đình, vừa cung cấp cá giống cho các hộ khác nâng cao thu nhập.

Bảng 4.3. Thực trạng quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông của các hộ điều tra Stt Chỉ tiêu ĐVT Hộ nhóm I (n=16) Hộ nhóm II (n=29) Hộ nhóm III (n=11) I Số lồng trung bình/hộ Lồng/hộ 5,19 13,92 21,72 1.1 Số lồng cá diêu hồng/hộ Lồng/hộ 2,06 4,76 7,09 1.2 Số lồng cá trắm/hộ Lồng/hộ 1,19 3,41 6,27 1.3 Số lồng cá chép/hộ Lồng/hộ 1,13 3,17 4,18 1.4 Số lồng cá khác/hộ Lồng/hộ 0,77 2,58 4,18 II Số lứa cá/hộ Lứa/hộ 2,19 2,31 2,25 III Hình thức nuôi 1 Tỷ lệ hộ nuôi cá thương phẩm % 100,00 100,00 81,82 2 Tỷ lệ hộ nuôi cá thương phẩm + sản xuất cá giống % - 18,18

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Quy hoạch hợp lý sẽ giúp cho hoạt động nuôi cá lồng phát triển thuận lợi, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, quy hoạch nuôi cá lồng ở huyện Nam Sách vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn là do chính sách quy hoạch chưa hợp lý, tâm lý của người dân còn bảo thủ, giải quyết công việc theo ý kiến cá nhân, điều kiện tự nhiên chưa phù hợp. Điều tra cán bộ và một số thương lái về các khó khăn trong quy hoạch phát triển nuôi cá lồng ở huyện Nam Sách trong bảng 4.4 thể hiện có 50% số cán bộ điều tra và 70% số thương lái điều tra cho rằng một số chính sách chưa hợp lý; có 83,33% số cán bộ điều tra và 100% số thương lái cho rằng là do tâm lý của người dân; có 25% số cán bộ điều tra và 30% số thương lái cho rằng là do điều kiện tự nhiên chưa phù hợp.

Bảng 4.4. Đánh giá của cán bộ và thương lái về khó khăn trong quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông

Stt Chỉ tiêu Cán bộ (n=12) Thương lái (n=10) SL (cán bộ) TL (%) SL (thương lái) TL (%)

1 Chính sách quy hoạch chưa hợp lý 6 50,00 7 70,00 2 Tâm lý của người dân 10 83,33 10 100,00 3 Điều kiện tự nhiên không đảm bảo 3 25,00 3 30,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ về quy hoạch trong phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện Nam Sách

Chủ trương phát triển nuôi cá lồng trên các tuyến sông đã được huyện triển khai từ lâu, xã tôi cũng đã nghiên cứu, định hướng các khu vực nuôi cá lồng để các hộ dân có thể xin cấp phép đầu tư nuôi cá lồng. Đó là những khu vực thuận lợi và an toàn cho các hộ nuôi. Tuy nhiên có nhiều hộ nuôi quá nên có hộ cứ đầu tư cơ sở nuôi tại các khu vực xã không quy hoạch, mặc dù chúng tôi đã nhắc nhở, nhưng do toàn người trong xã nên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 53 - 81)