Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nam Sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 47)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nam Sách

Qua bảng 3.3 ta thấy, nhìn chung kinh tế huyện Nam Sách đã có sự tăng trưởng khá nhưng không đồng đều. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Nam Sách là tăng dần tỷ trọng ngành CN-TTCN và TM-DV, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tổng giá trị thu được là 6.165,1 tỷ đồng năm 2016.

Nam Sách là huyện nông nghiệp của tỉnh Hải Dương nên hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, giá trị và cơ cấu ngành nông – lâm thủy sản năm 2014 giá trị sản xuất nông nghiệp là 1.423,30 tỷ đồng, chiếm 27,54 %, năm 2016 giá trị sản xuất nông nghiệp là 1.497 tỷ đồng, chiếm 24,3 %. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, giá trị sản xuất của trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp cũng tăng lên, trong đó chăn nuôi chiếm tỷ lệ cao nhất trong nội bộ ngành nông-lâm- thủy sản do đây là thế mạnh của địa phương.

Bên cạnh đó, ngành TTCN-CN-XD, hiện nay đang được chú trọng phát triển ở huyên Nam Sách, giá trị sản xuất ngành TTCN-CN-XD năm 2014 là 2.723,6 tỷ đồng, chiếm 52,71 %, năm 2016 giá trị sản xuất là 3.421,2 tỷ đồng, chiếm 55,2 %. Tuy nhiên, trong nội bộ ngành TTCN-CN-XD, lại có sự thay đổi tăng dần tỷ trọng TTCN-CN, giảm dần tỷ trọng XD.

Ngành Thương mại dịch vụ ở Nam Sách đã được chú ý hơn, giá trị sản xuất của ngành thương mại-dịch vụ qua 3 năm cũng tăng lên nhưng còn chậm và tỷ lệ cơ cấu giá trị sản xuất thương mại dịch vụ lại có xu hướng giảm. Giá trị sản xuất thương mại-dịch vụ năm 2014 là 1.020,3 tỷ đồng, chiếm 19,75 %, năm 2016 là 1.246,9 tỷ đồng, chiếm 20,2 %.

Bảng 3.3. Cơ cấu kinh tế huyện Nam Sách qua 3 năm 2014 – 2016

Stt Diễn giải Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%)

GT (tỷ đ) CC (%) GT (tỷ đ) CC (%) GT (tỷ đ) CC (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ 1 Nông nghiệp và thuỷ sản 1.423,30 27,54 1.460,50 25,90 1.497,00 24,30 102,61 102,50 102,55 2 Công nghiệp-TTCN-Xây dựng 2.723,60 52,71 3.053,80 54,15 3.421,20 55,50 111,71 112,03 111,87

3 Dịch vụ 1.020,30 19,75 1.125,00 19,95 1.246,90 20,20 110,26 110,83 110,54

Tổng 5.167,20 100,00 5.639,30 100,00 6.165,10 100 109,36 109,32 109,34

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nam Sách (2016)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, hiện đang phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng trên sông, huyện đã đạt được nhiều thành công và cũng còn nhiều hạn chế, đòi hỏi huyện Nam Sách cần có các giải pháp thích hợp cho phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông trong thời gian tới. Xét theo tình hình nuôi cá lồng trên sông tại huyện Nam Sách hiện nay, đề tài chọn 3 xã là xã Nam Tân, xã Nam Hưng và xã Thái Tân của huyện Nam Sách làm địa điểm nghiên cứu (UBND huyện Nam Sách, 2016). Trong đó:

- Xã Nam Tân là xã phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông mạnh nhất. - Xã Nam Hưng là xã phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông ở mức trung bình.

- Xã Thái Tân là xã phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông ở mức thấp nhất.

3.2.2. Chọn mẫu điều tra

Để có số liệu sơ cấp, tôi tiến hành thực hiện điều tra khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu 03 đối tượng là hộ nuôi cá lồng, cán bộ có liên quan trực tiếp đến phát triển nuôi cá lồng và thương lái thu mua cá lồng.

Bảng 3.4. Số lượng mẫu điều tra

Stt Đối tượng Xã Nam

Tân Xã Nam Hưng Xã Thái Tân Tổng 1 Cán bộ 04 04 04 12 Chủ tịch, bí thư xã 02 02 02 06 Khuyến nông xã, chủ nhiệm HTX 02 02 02 06 2 Hộ nuôi cá lồng 27 20 09 56

3 Thương lái 10

Tổng 31 24 13 78

Căn cứ vào tình hình nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách, để đảm bảo tính khách quan và đại diện, tôi tiến hành phân loại các hộ điều tra theo quy mô nuôi theo 3 nhóm:

- Hộ nhóm I: có quy mô dưới 10 lồng, - Hộ nhóm II có quy mô từ 10 - <20 lồng, - Hộ nhóm III có quy mô >20 lồng.

Bảng 3.5. Số lượng hộ điều tra nuôi cá lồng huyện Nam Sách

Nam Tân Nam Hưng Thái Tân Tổng

Nhóm I 8 5 3 16

Nhóm II 14 11 4 29

Nhóm III 5 4 2 11

Tổng 27 20 9 56

Phương pháp điều tra: (phỏng vấn trực tiếp)

Dựa trên nội dung nghiên cứu trên, tôi xây dựng phiếu hỏi và tiến hành bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Đối với các hộ nuôi cá điều tra thông qua 1 loại phiếu; các cơ quan, cán bộ huyện, xã liên quan 1 loại phiếu; đối tượng là các tác nhân liên kết với hộ nuôi cá lồng 1 loại phiếu qua các câu hỏi được xây dựng trong phiếu (xem phụ lục).

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

Để nghiên cứu đề tài, tôi tiến hành thu thập tài liệu và số liệu đã công bố có liên quan đến phát triển nuôi cá lồng trên sông. Các nguồn thông tin về lao động, dân số, đất đai, cơ sở hạ tầng, kết quả phát triển kinh tế các ngành từ các Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp&PTNT, Hạt quản lý đê huyện, Trạm khuyến nông huyện, các báo cáo của UBND huyện Nam Sách, các văn bản chủ trương, các quyết định của các Sở, UBND tỉnh Hải Dương. Sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà khoa học; thông tin trên các Website về phát triển thuỷ sản, về nuôi trồng thuỷ sản, tổ chức có liên quan đến phát triển nuôi cá lồng.

3.2.3.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Để tìm hiểu, thu thập số liệu sơ cấp về tình hình phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện. Tôi xây dựng phiếu điều tra và tiến hành điều tra thông thông tin từ: Lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Bí thư xã, cán bộ phụ trách cấp xã, thôn, hộ nuôi cá lồng và thương lái.

3.2.4. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Trong quá trình điều tra các số liệu có sau khi thu thập sẽ được tổng hợp và phân tích dựa vào các phương pháp phân tổ thống kê.

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, số lớn nhất, số nhỏ nhất,... nhờ đó có thể phân tích ý nghĩa các con số, phản ánh đúng thực trạng của vấn đề theo không gian và thời gian.

Trong nghiên cứu phương pháp thống kê mô tả được áp dụng nhằm phân tích thực trạng nuôi trồng và thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông. Các chỉ tiêu nghiên cứu được xây dựng và phản ánh dưới dạng số tương đối, số tuyệt đối, số trung bình… như, hệ thống cơ sở hạ tầng, diện tích, các nguồn đầu vào vụ phục vụ NTTS, kết quả và hiệu quả của hoạt động nuôi cá lồng.

- Phương pháp so sánh

Đây là phương pháp lâu đời và được sử dụng phổ biến. So sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu các hiện tượng kinh tế đã được lượng hoá có cùng một nội dung, tính chất tương tự để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu. Trên cơ sở đó, đánh giá được các mặt phát triển, yếu kém từ đó tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong từng trường hợp.

Phương pháp so sánh được sử dụng để đánh giá thực trạng phát triển nuôi cá lồng trên sông bằng hình thức nuôi lồng của huyện Nam Sách thông qua việc so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu theo quy mô sản xuất qua các thời kỳ về diện tích, sản lượng qua các năm. Dựa trên kết quả của phân tích này chúng ta sẽ tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng phát triển nuôi cá lồng và triển khai các giải pháp phát triển nuôi cá lồng tại huyện Nam Sách.

- Phương pháp hạch toán chi phí và kết quả sản xuất

Phương pháp này được sử dụng để tính toán các chỉ tiêu về giá trị sản xuất (GO), chi phí trung gian (IC), thu nhập hỗn hợp (MI) và phân tích hiệu quả của các hộ nuôi cá lồng dựa trên các chỉ tiêu GO, MI trên 1 đơn vị diện tích, 1 đơn vị ngày công, 1 đơn vị vốn đầu tư vào sản xuất.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.6.1. Nhóm chỉ tiêu về quy hoạch nuôi cá lồng

Để nghiên cứu về tình hình quy hoạch nuôi cá lồng, tôi tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu sau: diện tích quy hoạch, vùng quy hoạch, tình hình nuôi, hình thức, phương thức nuôi của các hộ...

3.2.6.2. Nhóm chỉ tiêu về đầu tư cơ sở hạ tầng

Để nghiên cứu về tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng, tôi tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu: Số công trình được xây dựng, số mô hình được xây dựng, tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng của các hộ...

3.2.6.3. Nhóm chỉ tiêu về hỗ trợ trong nuôi cá lồng

Để nghiên cứu về tình hình liên kết trong nuôi cá lồng, tôi tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu hỗ trợ về vốn: Các nguồn vốn vay, số lượng vốn tự có, lượng vốn đi vay theo các nguồn, khó khăn khi vay vốn…

- Chỉ tiêu hỗ trợ về chuyển giao khoa học kĩ thuật: Số lượng lớp tập huấn theo chủ đề, theo đơn vị tổ chức, số mô hình, số người và số lượt đi tham quan mô hình … các nguồn tìm hiểu thông tin khoa học kỹ thuật, khó khăn khi tiếp cận khoa học kỹ thuật…

- Chỉ tiêu hỗ trợ cung ứng giống và thức ăn cho nuôi cá lồng: Nguồn mua giống, nguồn mua thức ăn, hình thức thanh toán…

- Chỉ tiêu về một số mô hình liên kết: Số tổ liên gia, liên kết giữa các hộ, sản xuất độc lập…

3.2.6.4. Nhóm chỉ tiêu về phát triển thị trường cho sản phẩm cá lồng

- Để nghiên cứu về tìn hình phát triển thị trường cho sản phẩm cá lồng tôi tiến hàng nghiên cứu các chỉ tiêu: tình hình tham gia liên kết của các hộ, tình hình truyền thông của huyện Nam Sách như làm phóng sự, báo, triển lãm hội trợ, kêu gọi đầu tư, các khó khăn trong phát triển thị trường....

3.2.6.5. Nhóm chỉ tiêu về môi trường khu vực nuôi cá lồng

Để tiến hành nghiên cứu môi trường khu vực nuôi cá lồng, tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu: Số đợt kiểm tra, số lần làm vệ sinh, khơi thông dòng chảy, số hộ/đơn vị vi phạm, các khó khăn trong quản lý môi trường khu vực nuôi cá lồng...

3.2.6.6. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả nuôi các lồng trên sông

Để nghiên cứu về kết quả và hiệu quả nuôi các lồng trên sông, tôi tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu: Số hộ nuôi cá lồng, số lồng, năng suất, sản lượng, Tỷ lệ cá chết, chi phí cho các yếu tố đầu vào, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả về doanh thu, hiệu quả về theo số lượng cá, hiệu quả chi phí…Số lượng thương lái, tình hình tiêu thụ theo thị trường, hình thức tiêu thụ, cơ chế thanh toán, khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm cá lồng…

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TRÊN SÔNG HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG TRÊN SÔNG HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG

4.1.1. Thực trạng triển khai các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách trên địa bàn huyện Nam Sách

4.1.1.1. Thực trạng quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách

Nuôi cá lồng trên sông đã phát triển trên địa bàn huyện Nam Sách từ nhiều năm nay, tuy nhiên hiệu quả từ hoạt động nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách vẫn chưa thể hiện được tiềm năng của địa phương trong phát triển nuôi cá lồng. Mô hình nuôi cá lồng trên sông cũng đã được nhiều địa phương trên cả nước ứng dụng, phát triển nhằm khai thác tối đa diện tích mặt nước của địa phương, góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao đời sống người dân. Nuôi cá lồng trên sông được phát triển ở huyện Nam Sách từ năm 2010, ban đầu các hộ nuôi cá lồng theo hình thức tự phát theo phong trào, thiếu kinh nghiệm, nên hiệu quả không cao. Những năm trở lại đây, nhận thấy đây là một lĩnh vực có thể nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Nam Sách nói riêng đã có những chính sách thích hợp nhằm từng bước phát triển nuôi cá lồng là một lĩnh vực đặc thù trên địa bàn tỉnh, huyện. Huyện Nam Sách đã có những quy hoạch nhất định trong phát triển nuôi cá lồng sao cho vừa phát huy tối đa tiềm năng diện tích mặt nước sông trên địa bàn huyện, tránh ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn huyện và cho các hộ dân nuôi cá lồng trên sông.

Trong giai đoạn 2014 - 2016, nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách tăng lên cả về mặt số hộ nuôi cá lồng, số lồng cá và loại cá được đưa vào nuôi. Hiện nay, trên địa bàn huyện Nam Sách có Sông Kinh Thầy và sông Thái Bình chạy qua 6 xã là Nam Tân, Nam Hưng, Thái Tân, Hiệp Cát, Thanh Quang, An Sơn với tổng chiều dài là 23,5 km. Trong đó, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2014 là 10,74 km chiếm 45,7% tổng chiều dài km mặt sông; tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2015 là 11,73 km chiếm 49,91% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 9,22% so với năm 2014, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2016 là 13,46 km chiếm 57,28% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 14,75% so với năm 2015. Tổng số hộ nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 116 hộ, năm 2015 là 147 hộ, tăng 31 hộ tương đương với 26% so với năm 2014;

năm 2016 có 174 hộ, tăng 27 hộ tương đương với 18,37% so với năm 2015. Trong đó, số hộ có trình báo với chính quyền địa phương về việc nuôi cá lồng trền sông năm 2014 là 82 hộ, chiếm 70,69% tổng số hộ nuôi cá lồng; năm 2015 có 104 hộ chiếm 70,75% tổng số hộ; năm 2016 có 131 hộ chiếm 75,28% tổng số hộ; chứng tỏ vẫn còn một lượng lớn số hộ tham gia nuôi cá lồng trên sông một các tự phát theo phong trào với quy mô nhỏ. Năm 2014 có 31 hộ nuôi dưới 10 lồng cá, 63 hộ nuôi từ 10 – 20 lồng cá, 22 hộ nuôi trên 20 lồng cá. Năm 2015 có 39 hộ nuôi dưới 10 lồng cá tăng 25,59% so với năm 2014, có 77 hộ nuôi từ 10 - 20 lồng cá tăng 22,15% so với năm 2015, có 31 hộ nuôi trên 20 lồng cá tăng 40,26% so với năm 2014. Năm 2016 có 48 hộ nuôi dưới 10 lồng cá tăng 23,07% so với năm 2015, có 89 hộ nuôi từ 10 - 20 lồng cá tăng 15,58% so với năm 2015, có 37 hộ nuôi trên 20 lồng cá tăng 19,35% so với năm 2015.

Tổng số lồng cá năm 2014 là 1.446 lồng, năm 2015 là 1.633 lồng tăng 13% so với năm 2014; năm 2016 có 1.872 lồng tăng 14,56% so với năm 2015. Số lồng cá trắm năm 2014 là 612 lồng chiếm 42,32% tổng số lồng cá; năm 2015 có 646 lồng chiếm 39,53% tổng số lồng, tăng 34 lồng tương đương 21,68% so với năm 2014; năm 2016 có 704 lồng chiếm 37,61% tổng số lồng, tăng 58 lồng tương đương với 23,27% so với năm 2015. Số lồng cá diêu hồng năm 2014 là 521 lồng chiếm 36,03% tổng số lồng cá; năm 2015 có 584 lồng chiếm 35,74% tổng số lồng, tăng 62 lồng tương đương với 12,09% so với năm 2014; năm 2016 có 675 lồng chiếm 36,06% tổng số lồng, tăng 91 lồng tương đương với 15,58% so với năm 2015. Số lồng cá chép năm 2014 là 286 lồng chiếm 19,78% tổng số lồng cá; năm 2015 có 348 lồng chiếm 21,3% tổng số lồng, tăng 62 lồng tương đương với 21,68% so với năm 2014; năm 2016 có 429 lồng chiếm 36,06% tổng số lồng,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 47)