Cơ cấu kinh tế huyện Nam Sách qua 3 năm 2014 – 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 48 - 49)

Stt Diễn giải Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%)

GT (tỷ đ) CC (%) GT (tỷ đ) CC (%) GT (tỷ đ) CC (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ 1 Nông nghiệp và thuỷ sản 1.423,30 27,54 1.460,50 25,90 1.497,00 24,30 102,61 102,50 102,55 2 Công nghiệp-TTCN-Xây dựng 2.723,60 52,71 3.053,80 54,15 3.421,20 55,50 111,71 112,03 111,87

3 Dịch vụ 1.020,30 19,75 1.125,00 19,95 1.246,90 20,20 110,26 110,83 110,54

Tổng 5.167,20 100,00 5.639,30 100,00 6.165,10 100 109,36 109,32 109,34

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nam Sách (2016)

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Đề tài lựa chọn địa bàn nghiên cứu là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, hiện đang phát triển mạnh nghề nuôi cá lồng trên sông, huyện đã đạt được nhiều thành công và cũng còn nhiều hạn chế, đòi hỏi huyện Nam Sách cần có các giải pháp thích hợp cho phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông trong thời gian tới. Xét theo tình hình nuôi cá lồng trên sông tại huyện Nam Sách hiện nay, đề tài chọn 3 xã là xã Nam Tân, xã Nam Hưng và xã Thái Tân của huyện Nam Sách làm địa điểm nghiên cứu (UBND huyện Nam Sách, 2016). Trong đó:

- Xã Nam Tân là xã phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông mạnh nhất. - Xã Nam Hưng là xã phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông ở mức trung bình.

- Xã Thái Tân là xã phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông ở mức thấp nhất.

3.2.2. Chọn mẫu điều tra

Để có số liệu sơ cấp, tôi tiến hành thực hiện điều tra khảo sát trực tiếp bằng bảng câu hỏi và phỏng vấn sâu 03 đối tượng là hộ nuôi cá lồng, cán bộ có liên quan trực tiếp đến phát triển nuôi cá lồng và thương lái thu mua cá lồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 48 - 49)