Thông tin chủ hộ nuôi cá lồng được điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 95 - 96)

STT Thông tin Đơn vị Hộ nhóm I (n=16)

Hộ nhóm II (n=29)

Hộ nhóm III (n=11) 2 Tuổi trung bình Tuổi 43,7 39,8 40,5 3 Giới tính % Nam % 68,75 79,31 81,82 Nữ % 31,25 20,69 18,18 4 Trình độ học vấn Tiểu học % 12,50 6,69 - Trung học cơ sở % 68,75 51,72 54,55 Trung học phổ thông % 18,75 41,59 45,45 5 Trình độ chuyên môn - - - - Chưa qua đào tạo % 43,75 51,73 17,5

Sơ cấp % 43,75 37,93 52,5

Trung cấp % 12,5 6,89 20,0 Cao đẳng, Đại học % - 3,45 10,0 6 Nghề nghiệp chính - - - - Thuần nông % 56,25 58,62 63,64 Kiêm nông nghiệp % 43,75 41,38 36,36

4.2.2.2. Lao động

Lao động là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến quy mô chăn nuôi. Qua điều tra tình hình lao động của các hộ điều tra, ta thấy số lao động nuôi cá lồng bình quân / hộ của các nhóm hộ có sự khác biệt. Số lao động nuôi cá lồng trên sông bình quân/hộ tăng dần theo quy mô tăng dần. Trung bình một hộ nhóm I có 1,94 lao động nuôi cá lồng, hộ nhóm II có 2,14 lao động nuôi cá lồng, hộ nhóm III có 2,18 lao động nuôi cá lồng. Như vậy với quy mô lao động lớn thì việc mở rộng quy mô chăn nuôi càng thuận lợi. Một số hộ do lao động của gia đình hạn chế nên đã đi thuê thêm lao động, tuy nhiên lao động đi thuê không có trình độ nên việc chăm sóc cá còn hạn chế dẫn tới chất lượng cá không ổn định, đồng thời nhiều người sinh hoạt tại khu vực nuôi cá dẫn tới rác thải nhiều gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, một số hộ tiết kiệm chi phí không thuê thêm lao động dẫn tới không đủ sức làm, cá không chăm sóc chu đáo, chất lượng cá thương phẩm không cao, ít vệ sinh lồng bè và khu vực nuôi dẫn tới ô nhiễm khu vực nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 95 - 96)