Chính sách của địa phương đối với phát triển nuôi cá lồng trên sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 100 - 102)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.5.Chính sách của địa phương đối với phát triển nuôi cá lồng trên sông

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn

4.2.5.Chính sách của địa phương đối với phát triển nuôi cá lồng trên sông

Những năm qua, Đảng và nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy sản như Quyết định số 332/QĐ-TTg ngày 03/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Nuôi trồng thủy sản đến năm 2020; Quyết định số 1445/QĐ-TTg ngày 16/8/2013 của Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quyết định số 2760/QĐ-BNN-TCTS ngày 22/11/2013 của Bộ Nông ngh ệp và Phát tr ển nông thôn về v ệc phê duyệt “Đề án tá cơ cấu ngành thủy sản theo hướng nâng cao g á trị g a tăng và phát tr ển bền vững”; Thông tư số 16/2015/TT-BNNPTNT ngày 10/4/2015 của Bộ Nông ngh ệp và Phát tr ển nông thôn về v ệc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Cơ sở nuôi cá lồng/bè nước ngọt - Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường (Ký hiệu: QCVN 02 - 22: 2015/BNNPTNT)...

Tỉnh uỷ, HĐND-UBND tỉnh Hải Dương cũng ban hành một số văn bản nhằm cụ thể hoá các chủ trương của Đảng và Nhà nước như Nghị quyết số 31/2012/NQ-HĐND ngày 06/7/2012 của Hội đồng nhân dân tỉnh việc điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Quyết định số 1380/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Quy hoach phát triển sản xuất nông nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”; Quyết định

số 746/QĐ-UBND ngày 25/02/2009 của chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển vùng nuôi trồng thủy sản tập trung tỉnh Hải Dương giai đoạn 2008-2015 và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 877/QĐ-UBND ngày 14/4/2015 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Hải Dương về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí lập Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030. Ngày 06/6/2012 sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương đã có Công văn số 285/HD/SNN-TS về việc hướng dẫn nuôi cá lồng trên sông;

Trên cơ sở đó, UBND huyện Nam Sách có công văn số 192/UBND- NNPTNT ngày 20/9/2012 về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các hộ nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy và sông Thái Bình, yêu cầu các hộ triển khai nuôi cá lồng thực hiện đúng quy định của tỉnh; phòng Nông nghiệp & PTNT đã triển khai trực tiếp tới các xã quy trình xây dựng hồ sơ của các hộ nuôi cá lồng trên sông theo hướng dẫn của sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh.

Với mục tiêu phát triển nông nghiệp, nông thôn toàn diện trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế về nông nghiệp của huyện. Duy trì tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh thông qua tăng năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng; đáp ứng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng nội tại và thị trường.

Cải thiện, nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tăng cường khai thác, quản lý tài nguyên thiên nhiên, giảm thiểu các tác động tiêu cực khác đối với môi trường, chủ động phòng chống thiên tai, dịch bệnh.

Chuyển dịch cơ cấu thủy sản theo hướng ưu tiên phát triển nuôi trồng thủy sản hàng hóa, đa dạng hóa đối tượng và phương pháp nuôi để khai thác cơ hội thị trường; khuyến khích nuôi công nghiệp, áp dụng công nghệ cao, quy trình thực hành nuôi tốt (VietGap) phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành; ưu tiên đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng nuôi cá lồng trên sông, nuôi tập trung.

Tuy nhiên, công tác tuyên truyền và ban hành các quy định về phát triển nuôi cá lồng trên sông còn một số hạn chế đó là: chưa ban hành nghị quyết chuyên đề, hoặc chỉ thị hướng dẫn riêng cho lĩnh vực nuôi các lồng trên sông. UBND tỉnh chỉ ban hành hướng dẫn số 285/HD/SNN-TS ngày 06/6/2012 của sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Hải Dương về việc hướng dẫn nuôi cá lồng trên sông. Quá trình triển khai tại cấp huyện vẫn dựa vào hướng dẫn của tỉnh, UBND huyện

Nam Sách có công văn số 192/UBND-NNPTNT ngày 20/9/2012 về việc tăng cường quản lý nhà nước đối với các hộ nuôi cá lồng trên sông Kinh Thầy và sông Thái Bình, yêu cầu các hộ triển khai nuôi cá lồng thực hiện đúng quy định của tỉnh, chưa ra văn bản cụ thể trong định hướng phát triển nuôi cá lồng trên sông tại địa bàn huyện.

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế nêu trên là do nguồn lực phục vụ cho nông nghiệp, nông thôn nhất là ngành thuỷ sản của huyện còn rất hạn hẹp. Phương thức sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ, tự phát; công nghệ, cơ sở hạ tầng lạc hậu; nhân lực được đào tạo có tay nghề chiếm tỷ lệ thấp. Các cấp ủy Đảng, chính quyền còn chưa quyết liệt trong chỉ đạo, công tác tham mưu của ngành nông nghiệp - thuỷ sản về cơ chế, chính sách cho nông nghiệp - nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi cá lồng trên sông nói riêng chưa đồng bộ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 100 - 102)