Tình hình quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông tại 3 xã điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 56 - 64)

Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%)

SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ Xã Nam Tân Tổng số km sông Km 4,7 100,00 4,7 100,00 4,7 100,00 - - - Tổng số km sông nuôi cá lồng Km 3,1 68,96 3,6 76,59 4,2 89,36 116,13 116,67 116,40 Tổng số hộ nuôi cá lồng Hộ 19 100,00 24 100,00 27 100,00 126,32 112,50 119,21 Tổng số hộ có khai báo Hộ 14 73,68 17 70,83 22 81,48 121,43 129,41 125,35 Xã Nam Hưng Tổng số km sông Km 3,9 100,00 3,9 100,00 3,9 100,00 - - - Tổng số km sông nuôi cá lồng Km 1,4 73,68 1,8 46,15 2,3 58,97 128,57 127,78 128,17 Tổng số hộ nuôi cá lồng Hộ 12 100,00 15 100,00 20 100,00 125,00 133,33 129,09 Tổng số hộ có khai báo Hộ 09 75,00 12 80,00 16 80,00 133,33 133,33 133,33 Xã Thái Tân Tổng số km sông Km 1,9 100,00 1,9 100,00 1,9 100,00 - - - Tổng số km sông nuôi cá lồng Km 1,0 52,63 1,1 57,89 1,3 68,42 110,00 118,18 107,44 Tổng số hộ nuôi cá lồng Hộ 06 100,00 07 100,00 09 100,00 116,67 128,57 122,47 Tổng số hộ có khai báo Hộ 04 66,67 04 57,14 07 77,78 100,00 175,00 132,28

Số lồng cá trung bình 1 hộ năm 2014 là 12,46 lồng/hộ; năm 2015 là 11,11 lồng/hộ, năm 2016 là 10,76 lồng/hộ. Từ số liệu này cho thấy mặc dù số hộ nuôi cá lồng trên sông tăng lên, số lồng cá tăng lên theo thời gian nhưng số lồng bình quân 1 hộ nuôi cá lồng trên sông lại có xu hướng giảm có nghĩa là tốc độ tăng số hộ nuôi cá lồng tăng nhanh hơn tốc độ tăng số lồng cá, chứng tỏ các hộ nuôi cá lồng phát triển tự phát, thiếu quy hoạch. Do tình trạng phát triển tự phát, thiếu quy hoạch các hộ nuôi cá lồng và số lồng cá nên trong thời gian qua trên địa bàn huyện Nam Sách đã xảy ra trường hợp một số hộ nuôi tự phát đã bị thiệt hại nặng trong nuôi cá lồng do một số nguyên nhân như khu vực làm lồng nuôi không đảm bảo an toàn về nguồn nước, tốc độ dòng chảy, làm lồng nuôi cá không kiên cố dẫn tới cá nuôi bị chết hoặc thất thoát cá ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh tế trong nuôi cá lồng của hộ. Bên cạnh đó còn gây ra hiện tượng mất an ninh trật tự do một số hộ tranh chấp nhau tại khu vực nuôi cá lồng như tranh chấp về khu vực đặt lồng nuôi, tranh chấp về giá cả bán cá thương phẩm...

Tình hình nuôi cá lồng trên sông tại 3 xã điều tra được thể hiện qua bảng 4.2 cho thấy:

Tại xã Nam Tân, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2014 là 3,1 km chiếm 68,96% tổng chiều dài km mặt sông; tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2015 là 3,6 km chiếm 76,59% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 16,13% so với năm 2014, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2016 là 4,2 km chiếm 89,36% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 16,67% so với năm 2015. Tổng số hộ nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 19 hộ, năm 2015 là 24 hộ, tăng 5 hộ tương đương với 26,63% so với năm 2014; năm 2016 có 27 hộ, tăng 3 hộ tương đương với 12,5% so với năm 2015. Trong đó, số hộ có trình báo với chính quyền địa phương về việc nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 14 hộ, chiếm 73,68% tổng số hộ nuôi cá lồng; năm 2015 có 17 hộ chiếm 70,83% tổng số hộ; năm 2016 có 22 hộ chiếm 81,48% tổng số hộ;

Tại xã Nam Hưng, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2014 là 1,4 km chiếm 73,68% tổng chiều dài km mặt sông; tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2015 là 1,8 km chiếm 46,15% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 28,57% so với năm 2014, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2016 là 2,3 km chiếm 58,97% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 27,78% so với năm 2015. Tổng số hộ nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 12 hộ, năm 2015 là 15 hộ, tăng 3 hộ tương đương với 25% so với năm 2014; năm 2016 có 20 hộ, tăng 5 hộ tương

đương với 33,33 % so với năm 2015. Trong đó, số hộ có trình báo với chính quyền địa phương về việc nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 9 hộ, chiếm 75% tổng số hộ nuôi cá lồng; năm 2015 có 12 hộ chiếm 80 % tổng số hộ; năm 2016 có 16 hộ chiếm 80% tổng số hộ.

Tại xã Thái Tân, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2014 là 1 km chiếm 52,63% tổng chiều dài km mặt sồng; tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2015 là 1,1 km chiếm 57,89 % tổng chiều dài km mặt sông, tăng 10% so với năm 2014, tổng chiều dài mặt sông nuôi cá lồng năm 2016 là 1,3 km chiếm 68,42% tổng chiều dài km mặt sông, tăng 18,18% so với năm 2015. Tổng số hộ nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 06 hộ, năm 2015 là 7 hộ, tăng 1 hộ tương đương với 16,67% so với năm 2014; năm 2016 có 7 hộ, tăng 3 hộ tương đương với 75% so với năm 2015. Trong đó, số hộ có trình báo với chính quyền địa phương về việc nuôi cá lồng trên sông năm 2014 là 4 hộ, chiếm 66,67% tổng số hộ nuôi cá lồng; năm 2015 có 4 hộ chiếm 57,14% tổng số hộ; năm 2016 có 7 hộ chiếm 77,78% tổng số hộ.

Tìm hiểu số lượng lồng cá của các hộ điều tra cho thấy các hộ trong các nhóm hộ nuôi cá trắm, cá rô phi, cá chép chiếm số lượng nhiều hơn do các loài cá này được ưa chuộng hơn trên thị trường. Theo số liệu bảng 4.3 cho thấy, số lồng trung bình của 01 hộ nhóm I là 5,19 lồng/hộ, trong đó số lồng cá diêu hồng là 2,06 lồng/hộ; số lồng cá trắm là 1,19 lồng/hộ; số lồng cá chép là 1,13 lồng/hộ; Số lồng cá khác là 0,77 lồng/hộ. Số lồng cá trung bình một hộ nhóm II là 13,92 lồng/hộ, trong đó số lồng cá diêu hồng là 4,76 lồng/hộ; số lồng cá trắm là 3,41 lồng/hộ; số lồng cá chép là 3,17 lồng/hộ; Số lồng cá khác là 2,58 lồng/hộ. Số lồng cá trung bình 01 hộ nhóm III là 21,72 lồng/hộ, trong đó số lồng cá diêu hồng là 7,09 lồng/hộ; số lồng cá trắm là 6,27 lồng/hộ; số lồng cá chép là 4,18 lồng/hộ; Số lồng cá khác là 4,18 lồng/hộ.

Hiện nay, ở Nam Sách có 2 hình thức nuôi cá lồng đó là nuôi cá lồng thương phẩm và vừa nuôi cá lồng thương phẩm vừa sản xuất cá giống. Qua điều tra các hộ cho thấy 100% các hộ nuôi cá lồng nhóm I, nhóm II và 81,82% số hộ nhóm III chỉ nuôi cá lồng thương phẩm; có 18,18% số hộ nhóm III thực hiện mô hình vừa nuôi cá lồng thương phẩm vừa sản xuất cá giống. Hình thức này vừa đảm bảo được nguồn giống đồng nhất cho gia đình, vừa cung cấp cá giống cho các hộ khác nâng cao thu nhập.

Bảng 4.3. Thực trạng quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông của các hộ điều tra Stt Chỉ tiêu ĐVT Hộ nhóm I (n=16) Hộ nhóm II (n=29) Hộ nhóm III (n=11) I Số lồng trung bình/hộ Lồng/hộ 5,19 13,92 21,72 1.1 Số lồng cá diêu hồng/hộ Lồng/hộ 2,06 4,76 7,09 1.2 Số lồng cá trắm/hộ Lồng/hộ 1,19 3,41 6,27 1.3 Số lồng cá chép/hộ Lồng/hộ 1,13 3,17 4,18 1.4 Số lồng cá khác/hộ Lồng/hộ 0,77 2,58 4,18 II Số lứa cá/hộ Lứa/hộ 2,19 2,31 2,25 III Hình thức nuôi 1 Tỷ lệ hộ nuôi cá thương phẩm % 100,00 100,00 81,82 2 Tỷ lệ hộ nuôi cá thương phẩm + sản xuất cá giống % - 18,18

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017) Quy hoạch hợp lý sẽ giúp cho hoạt động nuôi cá lồng phát triển thuận lợi, mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, quy hoạch nuôi cá lồng ở huyện Nam Sách vẫn còn nhiều bất cập, khó khăn là do chính sách quy hoạch chưa hợp lý, tâm lý của người dân còn bảo thủ, giải quyết công việc theo ý kiến cá nhân, điều kiện tự nhiên chưa phù hợp. Điều tra cán bộ và một số thương lái về các khó khăn trong quy hoạch phát triển nuôi cá lồng ở huyện Nam Sách trong bảng 4.4 thể hiện có 50% số cán bộ điều tra và 70% số thương lái điều tra cho rằng một số chính sách chưa hợp lý; có 83,33% số cán bộ điều tra và 100% số thương lái cho rằng là do tâm lý của người dân; có 25% số cán bộ điều tra và 30% số thương lái cho rằng là do điều kiện tự nhiên chưa phù hợp.

Bảng 4.4. Đánh giá của cán bộ và thương lái về khó khăn trong quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông

Stt Chỉ tiêu Cán bộ (n=12) Thương lái (n=10) SL (cán bộ) TL (%) SL (thương lái) TL (%)

1 Chính sách quy hoạch chưa hợp lý 6 50,00 7 70,00 2 Tâm lý của người dân 10 83,33 10 100,00 3 Điều kiện tự nhiên không đảm bảo 3 25,00 3 30,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ về quy hoạch trong phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện Nam Sách

Chủ trương phát triển nuôi cá lồng trên các tuyến sông đã được huyện triển khai từ lâu, xã tôi cũng đã nghiên cứu, định hướng các khu vực nuôi cá lồng để các hộ dân có thể xin cấp phép đầu tư nuôi cá lồng. Đó là những khu vực thuận lợi và an toàn cho các hộ nuôi. Tuy nhiên có nhiều hộ nuôi quá nên có hộ cứ đầu tư cơ sở nuôi tại các khu vực xã không quy hoạch, mặc dù chúng tôi đã nhắc nhở, nhưng do toàn người trong xã nên chúng tôi vẫn tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất, không làm triệt để các hộ phát triển ngoài vùng quy hoạch.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Hoàng Văn Toan - Chủ tịch xã Nam Tân (2017).

4.1.1.2. Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách

Cơ sở hạ tầng tác động rất nhiều tới các hoạt động sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn. Mỗi lĩnh vực sản xuất kinh doanh cần có cơ sở hạ tầng thích hợp. Phát triển nuôi cá lồng trên sông đòi hỏi có hệ thống điện, đường, lòng sông thuận lợi cho việc đầu tư sản xuất, có hệ thống chợ, cơ sở chế biến thuận lợi để tiêu thụ cá. Trong giai đoạn 2014 – 2016 huyện Nam Sách đã đầu cơ sở hạ tầng góp phần nâng cao chất lượng hoạt động phát triển nuôi cá lồng trên sông như đầu tư làm mới và nâng cấp 3,7 km đường dây điện với chi phí 2,6 tỷ đồng, đưa 41 cột điện với chi phí 84 triệu đồng tới gần các khu nuôi cá lồng; xây dựng mới và nâng cấp 12,8 km đường giao thông với chi phí 15,14 tỷ đồng; đầu tư lạo vét, khơi thông 2 km đường sông với chi phí 4,3 tỷ đồng, hoàn thiện 17 chợ nông thôn theo tiêu chí nông thôn mới. Tuy nhiên trên địa bàn huyện Nam Sách chưa có cơ sở chế biến cá, đây là một hạn chế rất lớn tới nâng cao hiệu quả nuôi cá lồng trên sông do cá thương phẩm không được chế biến, giá trị sản phẩm bị tư thương ép giá…

Bảng 4.5. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách trong giai đoạn 2014 – 2016

TT Hạng mục đầu tư lượng Số Kinh phí (trđ)

1 Số km đường điện 3,7 2.600

2 Số cột điện 41 84

3 Số km đường giao thông nông thông tới các khu nuôi cá 12,8 15.143 4 Số km đường sông được tu tạo 2 4.300

5 Số chợ 17 -

6 Số cơ sở chế biến cá - -

Để phát triển nuôi cá lồng trên sông, các hộ cần đầu tư cơ sở vật chất như nhà ở tạm để trông coi cá, kho chứa vật dụng, đồ đạc, thức ăn cho cá… lồng nuôi cá, máy trộn thức ăn, hệ thống lưới điện, các dụng cụ hỗ trợ cho quá trình nuôi cá như dụng cụ vệ sinh, dụng cụ cho cá ăn…ngoài ra một số hộ còn phải đầu tư xây dựng đường từ đường chính vào khu nuôi các để thuận tiện đi lại và tư thương vào thu mua cá thương phẩm. Qua số liệu bảng 4.6 cho thấy 100% số hộ phải đầu tư xây dựng nhà ở tạm, lồng, phao nuôi cá; hệ thống lưới điện; các dụng cụ hỗ trợ; có 87,5% số hộ nhóm I và 100 % số hộ nhóm II và nhóm III đầu tư xây dựng kho chứa, 75% số hộ nhóm I và 100 % số hộ nhóm II và nhóm III đầu tư máy trộn thức ăn; có 18,75% số hộ nhóm I; 20,68% số hộ nhóm II và 18,18 số hộ nhóm III đầu tư xây dựng đường từ khu vực đường chính vào khu nuôi cá.

Bảng 4.6. Thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nuôi cá lồng trên sông của các hộ điều tra

ĐVT: % Stt Chỉ tiêu Hộ nhóm I (n=16) Hộ nhóm II (n=29) Hộ nhóm III (n=11) 1 Nhà ở 100,00 100,00 100,00 2 Kho chứa 87,5 100,00 100,00 3 Lồng, bè, phao 100,00 100,00 100,00 4 Máy trộn thức ăn 75,00 100,00 100,00 5 Điện 100,00 100,00 100,00 6 Các dụng cụ hỗ trợ 100,00 100,00 100,00 7 Đường 18,75 20,68 18,18

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017) Xác định sản xuất kinh doanh muốn phát triển cần phải có đầu tư cơ sở vật chất, từ đó có nhiều khó khăn xảy ra. Trong xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách, người dân nhận định có 2 khó khăn lớn đó là chi phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng lớn, vùng nuôi cá lồng khó xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo bảng 4.7 thể hiện 100 % số hộ và cán bộ điều tra đều cho rẳng khó khăn là do chi phí lớn, 16,67% số cán bộ và 3,36% số hộ cho rằng khó khăn là do vùng nuôi cá khó cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

Bảng 4.7. Đánh giá của cán bộ và hộ về khó khăn khi đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi cá lồng trên sông

ĐVT: % Stt Chỉ tiêu Cán bộ (n=12) Hộ Hộ nhóm I (n=16) Hộ nhóm II (n=29) Hộ nhóm III (n=11) Trung bình (n=56) 1 Chi phí lớn 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00 2 Điều kiện khó xây dựng cơ sở kiên cố 16,67 37,5 31,03 18,18 30,36

Nguồn: Tổng hợp điều tra (2017)

Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ về tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách

Nuôi cá lồng trên sông đã phát triển từ nhiều năm nay và đã mang lại giá trị kinh tế cao từ nhiều năm nay tại địa phương. Nhận thấy lợi thế của địa phương có nhiều thuận lợi cho các hộ phát triển nghề nuôi cá lồng trên sông, huyện chúng tôi đã có chủ trương hỗ trợ xây dựng một số cơ sở hạ tầng như điện, đường, lạo vét xử lý một số tuyến sông…còn các cơ sở hạ tầng liên quan đến hoạt động nuôi cá đều do người dân đầu tư hết.

Nguồn: Phỏng vấn ông Hồ Ngọc Lâm - phó Chủ tịch huyện Nam Sách (2016)

Thực tế cho thấy, các cơ sở hạ tầng đều ảnh hưởng đến hoạt động phát triển nuôi cá lồng trên sông, đặc biệt là đường giao thông nông thôn, do đường giao thông thuận lợi thì việc vận chuyển cá thương phẩm, thức ăn, đi lại thuận lợi hơn, tạo điều kiện thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ dễ dàng.

Hộp 4.3. Ý kiến của hộ về đầu tư cơ sở hạ tầng nuôi cá lồng trên sông

Đầu tư các cơ sở hạ tầng nuôi cá lồng trên sông đều do gia đình tôi đầu tư hết, chi phí rất lớn, đặc biệt là làm các lồng cá, nhà nổi, trung bình hơn 20 triệu/lồng.

Nguồn: phỏng vấn sâu ông Hoàng Trọng Nghĩa, 46 tuổi, tại xã Nam Tân (2016)

Các cơ sở hạ tầng như lồng, nhà ở, điện sáng đều do gia đình tôi đầu tư, may mắn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 56 - 64)