Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 51 - 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.6.1. Nhóm chỉ tiêu về quy hoạch nuôi cá lồng

Để nghiên cứu về tình hình quy hoạch nuôi cá lồng, tôi tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu sau: diện tích quy hoạch, vùng quy hoạch, tình hình nuôi, hình thức, phương thức nuôi của các hộ...

3.2.6.2. Nhóm chỉ tiêu về đầu tư cơ sở hạ tầng

Để nghiên cứu về tình hình đầu tư cơ sở hạ tầng, tôi tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu: Số công trình được xây dựng, số mô hình được xây dựng, tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng của các hộ...

3.2.6.3. Nhóm chỉ tiêu về hỗ trợ trong nuôi cá lồng

Để nghiên cứu về tình hình liên kết trong nuôi cá lồng, tôi tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu hỗ trợ về vốn: Các nguồn vốn vay, số lượng vốn tự có, lượng vốn đi vay theo các nguồn, khó khăn khi vay vốn…

- Chỉ tiêu hỗ trợ về chuyển giao khoa học kĩ thuật: Số lượng lớp tập huấn theo chủ đề, theo đơn vị tổ chức, số mô hình, số người và số lượt đi tham quan mô hình … các nguồn tìm hiểu thông tin khoa học kỹ thuật, khó khăn khi tiếp cận khoa học kỹ thuật…

- Chỉ tiêu hỗ trợ cung ứng giống và thức ăn cho nuôi cá lồng: Nguồn mua giống, nguồn mua thức ăn, hình thức thanh toán…

- Chỉ tiêu về một số mô hình liên kết: Số tổ liên gia, liên kết giữa các hộ, sản xuất độc lập…

3.2.6.4. Nhóm chỉ tiêu về phát triển thị trường cho sản phẩm cá lồng

- Để nghiên cứu về tìn hình phát triển thị trường cho sản phẩm cá lồng tôi tiến hàng nghiên cứu các chỉ tiêu: tình hình tham gia liên kết của các hộ, tình hình truyền thông của huyện Nam Sách như làm phóng sự, báo, triển lãm hội trợ, kêu gọi đầu tư, các khó khăn trong phát triển thị trường....

3.2.6.5. Nhóm chỉ tiêu về môi trường khu vực nuôi cá lồng

Để tiến hành nghiên cứu môi trường khu vực nuôi cá lồng, tôi tiến hành nghiên cứu các chỉ tiêu: Số đợt kiểm tra, số lần làm vệ sinh, khơi thông dòng chảy, số hộ/đơn vị vi phạm, các khó khăn trong quản lý môi trường khu vực nuôi cá lồng...

3.2.6.6. Nhóm chỉ tiêu về kết quả, hiệu quả nuôi các lồng trên sông

Để nghiên cứu về kết quả và hiệu quả nuôi các lồng trên sông, tôi tiến hành tìm hiểu các chỉ tiêu: Số hộ nuôi cá lồng, số lồng, năng suất, sản lượng, Tỷ lệ cá chết, chi phí cho các yếu tố đầu vào, doanh thu, lợi nhuận, hiệu quả về doanh thu, hiệu quả về theo số lượng cá, hiệu quả chi phí…Số lượng thương lái, tình hình tiêu thụ theo thị trường, hình thức tiêu thụ, cơ chế thanh toán, khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm cá lồng…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 51 - 53)