Thực trạng phát triển nuôi cá lồng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 29 - 32)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi cá lồng trên sông

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Thực trạng phát triển nuôi cá lồng ở Việt Nam

Thuỷ sản là ngành hàng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Đối với nước ta, thuỷ sản hiện đang cung cấp một nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước và góp phần không nhỏ trong tổng kim ngạch xuất khẩu của nước nhà.

Tại Việt Nam, nghề nuôi cá lồng, bè trên hồ chứa và sông đã phát triển rộng rãi từ miền Bắc tới miền Nam. Đối tượng nuôi cũng rất phong phú với khoảng gần 20 loài cá, từ những loài nuôi với quy mô lớn phục vụ xuất khẩu như cá tra, ba sa tới những đối tượng cá thuỷ đặc sản nuôi ở quy mô nhỏ hơn như chiên, bỗng, lăng. Năng suất nuôi cá cũng tăng đáng kể, từ mức 30- 40kg/m3 năm 1990, đến nay năng suất nuôi lên đến 150-160kg/m3 (Danh Minh Khải và cs., 2006).

Việt Nam là một quốc gia nằm ở phía tây biển Đông, có bờ biển dài 3.260 km với 112 cửa sông, có nhiều eo biển, hồ, đầm phà ven biển có thể phát triển nuôi trồng thuỷ sản với nhiều loại thuỷ sản khác nhau (Vũ Đình Thắng và cs., 2005). Trong những năm gần đây nuôi cá lồng đã phát triển nhanh trên tất cả các mặt: Mở rộng diện tích, phát triển các hình thức nuôi tiến bộ, thâm canh tăng năng suất, đa dạng chủng loại nuôi và phát triển mạnh các loại cá có giá trị kinh tế cao.

*Về sản xuất

Việt Nam là nước có tiềm năng lớn về nuôi cá với diện tích mặt nước nội địa khoảng 1 triệu ha, vùng triều khoảng 0,7 triệu ha và hộ sống đầm phà ven biển có thể nuôi cá. Trong khi đó diện tích có khả năng nuôi của cả nước ước tính khoảng gần 2 triệu ha thì mới sử dụng 902.900 ha năm 2004 (Tổng cục Thủy sản, 2006).

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc và có đường biển dài rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản. Sản lượng thủy sản Việt Nam đã duy trì tăng trưởng liên tục trong 17 năm qua với mức tăng bình quân là 9,07%/năm. Với chủ trương thúc đẩy phát triển của chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có những bước phát triển mạnh, sản lượng liên tục tăng cao trong các năm qua, bình quân đạt 12,77%/năm, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng tổng sản lượng thủy sản của cả nước. Từ giữa thập kỷ 90 trở lại đây, nuôi cá của Việt Nam phát triển rất nhanh không chỉ về chiều rộng mà còn phát triển cả về chiều sâu. Nuôi cá từ chỗ là một nghề sản xuất phụ, mang tính tự cấp tự túc đã trở thành một nghề sản xuất hàng hoá tập trung với trình độ kỹ thuật tiên tiến, phát triển ở tất cả các thuỷ vực nuớc ngọt, nuớc lợ, nuớc mặn theo huớng bền vững, bảo vệ môi truờng, hài hoà với các ngành kinh tế khác, diện tích nuôi cá đã tăng đều đặn theo từng năm kéo theo đó thì sản luợng đua vào nuôi trồng cũng tăng theo. Năm 1990, diện tích nuôi trồng thuỷ sản mới đạt 491.723 ha, sản luợng nuôi trồng là 310.000 tấn và sản luợng khai thác đạt 709.000 tấn, đến năm 2000 thì diện tích nuôi trồng

tăng lên 652.000 ha, sản luợng nuôi trồng tăng lên 723.110 tấn và kéo theo sản luợng khai thác là 1.280.590 tấn. Đến năm 2010 diện tích nuôi trồng tăng lên đến 1.050.000 ha, sản luợng nuôi trồng là 2.706.825 tấn và sản luợng khai thác tăng lên 2.420.800 tấn và đến năm 2014 diện tích nuôi trồng tăng lên đến 3.393.000 tấn, sản luợng khai thác đạt 2.918.000 tấn (Bộ NN&PTNT, 2015).

Nuôi cá của Việt Nam đang từng buớc trở thành một trong những ngành sản xuất hàng hoá chủ lực, phát triển rộng khắp và có vị trí quan trọng và đang tiến đến xây dựng các vùng sản xuất tập trung. Các đối tuợng nuôi có giá trị cao có khả năng xuất khẩu đã đuợc tập trung đầu tu, khuyến khích phát triển, hiệu quả tốt phát huy đuợc tiềm năng tự nhiên, nguồn vốn và sự năng động sáng tạo trong doanh nghiệp và ngư dân.

*Về tiêu thụ

- Thủy sản Việt Nam hiện nay được tiêu thụ ở hơn 160 thị trường. Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng và ngày càng có chỗ đứng quan trọng ở những thị trường lớn. Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất, chiếm 50-60% giá trị XK của Việt Nam (Bộ NN&PTNT, 2015).

- Trung Quốc trong mấy năm gần đây trở thành thị trường lớn và quan trọng thứ 4 của Việt Nam, có mức tăng trưởng NK cao, tuy nhiên, thị trường này hay biến động, DN thiếu thông tin về cung cầu thị trường và dễ gặp rủi ro. Bên cạnh đó, sản phẩm thủy sản XK sang thị trường này phần lớn là dạng nguyên liệu giá trị thu về thấp (Bộ NN&PTNT, 2015).

- Sản phẩm thủy sản Việt Nam chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới, đặc biệt ở phân khúc bán lẻ cho người tiêu dùng. Thông thường, thủy sản Việt Nam mới chỉ được XK trực tiếp cho nhà NK, sau đó được dán nhãn mác, thương hiệu của nhà NK hoặc nhà phân phối rồi mới đến tay người tiêu dùng. Do vậy giá trị sản phẩm DN thu về không cao.

- Thị trường tiêu thụ trong nước mới chỉ được quan tâm trong vài năm gần đây, trong khi tiêu thụ thuỷ sản bình quân theo đầu người của Việt Nam tăng bình quân 5%/năm trong giai đoạn 1990-2010, nếu xu hướng này vẫn được thiết lập trong thời gian tới thì dự báo mức tiêu thụ thuy sản vào các năm 2015 và 2020 lần lượt là 33-37 kg/người (Tổng cục Thủy sản, 2011).

- Về mô hình tổ chức sản xuất và tiêu thụ : Các mô hình nuôi nhỏ lẻ còn nhiều. Chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa người sản xuất, doanh nghiệp dẫn đến

việc tiêu thụ sản phẩm của người nuôi ở nhiều thời điểm gặp nhiều khó khăn, thiếu bền vững. Việc phân chia lợi ích trong chuỗi sản xuất chưa hợp lý, lợi ích giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến chưa đạt mức hài hòa, nên thua lỗ luôn thường trực đối với người nuôi.

Đặc điểm của nuôi cá lồng là tận dụng môi trường tự nhiên nên chất lượng thịt cá thơm ngon, được khách hàng ưa chuộng, vì vậy hiện nay tại Việt Nam, nghề nuôi cá bằng lồng trên hồ chứa và sông đã phát triển rộng rãi từ miền Bắc tới miền Nam, riêng diện tích nuôi cá lồng bè tại các tỉnh miền núi phía Bắc năm 2013 đã là 3.408 lồng, đạt sản lượng 5.689 tấn. Đây là một nghề mới mang lại hiệu quả kinh tế cao mà tiết kiệm được rất nhiều diện tích mặt nước (Bộ NN&PTNT, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 29 - 32)