Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 26 - 27)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển nuôi cá lồng trên sông

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Nội dung nghiên cứu giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông

2.1.4.1. Các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông

a. Quy hoạch phát triển nuôi cá lồng trên sông

Quy hoạch phát triển là yếu tố rất quan trong quyết đinh tới sự phát triển bền vững. Cơ sở cơ bản để xây dựng được một quy hoạch mang tính khoa học và khả thi là công tác nghiên cứu đánh giá về tiềm năng nguồn lợi và nhu cầu thị trường. Trong phát triển nuôi cá lồng, quy hoạch có vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển, quy hoạch hợp lý, kịp thời sự tạo ổn định về diện tích mặt sông sử dụng để nuôi cá lồng và các hộ nuôi cá lồng yên tâm hơn, các cơ quan chức năng có thể kiểm soát các hoạt động nuôi các lồng, kiểm soát được môi trường nước khu vực nuôi cá lồng (Vũ Đình Thắng và cs., 2005).

b. Đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển nuôi cá lồng trên sông

Cơ sở hạ tầng là yếu tố có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh, cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, đảm bảo chất lượng thì việc sản xuất kinh doanh thuận lợi. Đầu tư cơ sở hạ tầng cho phát triển nuôi cá lồng trên sông bao gồm đường đi lại, hệ thống điện, hệ thống cầu cống, hệ thống chợ, lồng bè, nhà nổi, nhà để thức ăn..

Nghiên cứu thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng các vùng nuôi cá lồng trên sông để xác định những khó khăn trong quá trình triển khai giải pháp nhằm làm căn cứ đề xuất giải pháp hoàn thiện hơn trong thời gian tới (Vũ Đình Thắng và cs., 2005).

c. Liên kết trong phát triển nuôi cá lồng trên sông

Trong nền kinh tế thị trường, trước bối cảnh biến động phức tạp về chính trị, kinh tế - xã hội trên thế giới và trong nước, đã ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sản xuất kinh doanh của nước ta. Tình trạng giá đầu vào sản xuất cao, giá sản phẩm bán ra thấp, khó khăn trong tiêu thụ đang diễn ra thì việc liên kết trong sản xuất kinh doanh là hết sức quan trọng và cần thiết. Nó góp phần xóa bỏ tình trạng sản xuất đơn lẻ, phân tán, cắt khúc trong sản xuất kinh doanh, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu tình hình liên kết trong phát triển nuôi cá lồng trên sông chính là việc tìm hiểu các hoạt động liên kết trong quá trình đưa các yếu tố đầu vào chăn nuôi và liên kết trong tiêu thụ sản phẩm. Liên kết trong đưa các đầu vào sản xuất là số hộ liên kết với nhau, số doanh nghiệp liên kết, liên kết đầu tư như thế nào, các hộ liên kết như thế nào khi mua giống, thức ăn, thú y...liên kết trong quá trình chăn nuôi như chuyển giao khoa học kỹ thuật, giúp nhau trong quá trình xây dựng mô hình chăn nuôi...(Nguyễn Quang Linh và cs., 2006).

d. Các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ cá lồng

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phát triển thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng. Đối với sản phẩm cá lồng không phải là sản phẩm mới lạ nên khả năng cạnh tranh cao. Hoạt động mở rộng thị trường giữ nhiệm vụ trong việc đảm bảo ổn định đầu vào và đầu ra trong nuôi cá lồng. Vì vậy, cần tìm hiểu thị trường khi thực hiện phát triển nuôi cá lồng (Vũ Đình Thắng và cs., 2005).

e. Môi trường tại khu vực nuôi cá lồng

Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng đều tác động đến môi trường xung quanh, việc đánh giá các tác động tới môi trường giúp phát hiện và đưa ra các điều chỉnh cần thiết để giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường.

Trong nuôi cá lồng trên sông, cần chú ý tới môi trường nước tại khu vực nuôi cá lồng, nếu môi trường vùng nuôi cá bị ô nhiễm sẽ dẫn tới cá bị dịch bệnh ảnh hưởng đến kết quả nuôi cá lồng. Các hộ nuôi cá lồng cần thường xuyên kiểm tra tình trạng ô nhiễm nguồn nước, vệ sinh lồng cá, để hạn chế cá bị nhiễm bệnh …(Nguyễn Quang Linh và cs., 2006)

2.1.4.2 Kết quả, hiệu quả phát triển nuôi cá lồng trên sông

Kết quả thực hiện các giải pháp nâng cao HQKT nuôi cá lồng trên sông chính là việc đi tìm hiểu quy mô, số lượng, sản lượng, thời gian nuôi/lứa, chi phí, giá bán, doanh thu, thu nhập từ việc nuôi cá lồng. Chi phí nuôi cá lồng thể hiện qua chi phí giống, thức ăn, thuốc thú y, khấu hao… Doanh thu thể hiện qua giá bán, sản lượng bán. Thu nhập chính là sự chênh lệch của doanh thu và chi phí.

Hiệu quả nuôi cá lồng trên sông thể hiện qua: Tỷ lệ số con sống đến khi xuất chuồng, hiệu quả sử dụng giống, hiệu quả sử dụng thức ăn, hiệu quả sử dụng thú y, hiệu quả sử dụng trang thiết bị, thu nhập/lao động, thu nhập/vốn, thu nhập / chi phí. Tùy vào từng quy mô chăn nuôi, phương thức chăn nuôi sẽ cho kết quả và hiệu quả khác nhau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 26 - 27)