Ảnh hưởng của điều kiện của hộ nuôi cá lồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 93 - 98)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.2.Ảnh hưởng của điều kiện của hộ nuôi cá lồng

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn

4.2.2.Ảnh hưởng của điều kiện của hộ nuôi cá lồng

4.2.2.1. Trình độ và kinh nghiệm của chủ hộ

Trong hộ nông dân, chủ hộ là người có vai trò rất quan trọng, quyết định các phương thức sản xuất của hộ, phương hướng phát triển sản xuất của hộ trong tương lai. Trong nuôi cá lồng trên sông việc lựa chọn phương thức, hình thức, với quy mô nào phù hợp để nâng cao hiệu quả chăn nuôi thì phần lớn các quyết định là do chủ hộ.

Về tuổi trung bình của chủ hộ, chủ hộ của nhóm I có độ tuổi trung bình cao nhất là 43,7; chủ hộ nhóm III có độ tuổi trung bình thấp nhất là 40,8 tuổi. Độ tuổi của chủ hộ ảnh hưởng nhiều đến quyết định nuôi cá lồng trên sông, khả năng tiếp thu KHKT, độ năng động, mức độ đầu tư, khả năng tiếp cận với thị trường và khả năng chấp nhận rủi ro. Độ tuổi trung bình của nhóm I cao nhất, ở độ tuổi này, xét về mặt sức khỏe và tâm lý, các chủ hộ lựa chọn quy mô nhỏ là phù hợp. Đối với các chủ hộ ở nhóm II và III, độ tuổi trẻ nhất, năng động hơn, khả năng tiếp cận với thị trường, khoa học kỹ thuật tốt hơn nhưng do điều kiện kinh tế, kinh nghiệm sản xuất chưa cao nên lựa chọn quy mô trung bình để tích lũy thêm kinh nghiệm và kinh tế để mở rộng quy mô.

Trình độ của các chủ hộ cũng có sự ảnh hưởng tương tự. Chỉ có hộ nhóm I còn 12,5% số người ở trình độ tiểu học, phần lớn các chủ hộ có trình độ trung học cơ sở, nhóm I có 68,75%, nhóm II có 51,72%, nhóm III có 54,55%. Về trình độ chuyên môn, đa số các chủ hộ đều học qua các lớp sơ cấp về nuôi cá lồng do huyện phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, sở Khoa học công nghệ tỉnh. Số chủ hộ có trình độ trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ nhỏ. Nhìn chung, về trình độ, xét theo chiều tăng quy mô, tỷ lệ các chủ hộ có trình độ học vấn THPT và trình độ chuyên môn trung cấp tăng lên. Điều này ảnh hưởng đến nhận thức về xã hội, thị trường đầu vào sản xuất, hình thức, quy mô sản xuất và thị trường đầu ra cho cá lồng thương phẩm. Như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế trong nuôi cá lồng trên sông ở các hộ.

Bên cạnh đó, trình độ chuyên môn, quản lý của các chủ hộ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất và hiệu quả sản xuất của các hộ. Những chủ hộ nào có trình độ chuyên môn, học vấn cao, có trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng các công nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn các chủ hộ có trình độ học vấn và trình độ quản lý thấp hơn.

Thực tế điều tra cho thấy, các chủ hộ ở huyện Nam Sách mới chủ yếu học hết phổ thông và tỷ lệ các chủ hộ có trình độ chuyên môn là rất thấp. Chình vì vậy, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng các quy trình sản xuất, quản lý quy trình sản xuất, sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách kém hiệu quả, làm cho kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ chưa cao. Đa số các chủ hộ

đều chưa qua đào tạo, tập huấn nào về quản lý, đàm phán, nắm bắt thông tin thị trường, khả năng sử dụng tin học và hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh còn kém. Chính vì điều này đã hạn chế rất lớn đến việc phát triển kinh tế hộ theo hướng bền vững trên địa bàn huyện. Ngoài ra, lao động làm việc trong các hộ chủ yếu là lao động phổ thông không có trình độ, nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hay việc thực hiện các quy trình sản xuất mới, tính kỷ luật trong khi làm việc còn kém nên hiệu quả làm việc của lao động không cao.

Về nghề nghiệp chính của các chủ hộ cho thấy sự khác biệt giữa các quy mô nuôi cá lồng, các chủ hộ nhóm I có tỷ lệ kiêm nông nghiệp cao nhất. Các chủ hộ ở nhóm III có tỷ lệ làm nông nghiệp cao nhất và kiêm làm nghề phi nông nghiệp thấp nhất. Như vậy, quy mô nuôi cá lồng trên sông tăng dần thì tỷ lệ chủ hộ kiêm làm nghề phi nông nghiệp giản dần, tỷ lệ chủ hộ thuần nông tăng lên.

Bảng 4.34. Thông tin chủ hộ nuôi cá lồng được điều tra

STT Thông tin Đơn vị Hộ nhóm I (n=16)

Hộ nhóm II (n=29)

Hộ nhóm III (n=11) 2 Tuổi trung bình Tuổi 43,7 39,8 40,5 3 Giới tính % Nam % 68,75 79,31 81,82 Nữ % 31,25 20,69 18,18 4 Trình độ học vấn Tiểu học % 12,50 6,69 - Trung học cơ sở % 68,75 51,72 54,55 Trung học phổ thông % 18,75 41,59 45,45 5 Trình độ chuyên môn - - - - Chưa qua đào tạo % 43,75 51,73 17,5

Sơ cấp % 43,75 37,93 52,5

Trung cấp % 12,5 6,89 20,0 Cao đẳng, Đại học % - 3,45 10,0 6 Nghề nghiệp chính - - - - Thuần nông % 56,25 58,62 63,64 Kiêm nông nghiệp % 43,75 41,38 36,36

4.2.2.2. Lao động

Lao động là yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến quy mô chăn nuôi. Qua điều tra tình hình lao động của các hộ điều tra, ta thấy số lao động nuôi cá lồng bình quân / hộ của các nhóm hộ có sự khác biệt. Số lao động nuôi cá lồng trên sông bình quân/hộ tăng dần theo quy mô tăng dần. Trung bình một hộ nhóm I có 1,94 lao động nuôi cá lồng, hộ nhóm II có 2,14 lao động nuôi cá lồng, hộ nhóm III có 2,18 lao động nuôi cá lồng. Như vậy với quy mô lao động lớn thì việc mở rộng quy mô chăn nuôi càng thuận lợi. Một số hộ do lao động của gia đình hạn chế nên đã đi thuê thêm lao động, tuy nhiên lao động đi thuê không có trình độ nên việc chăm sóc cá còn hạn chế dẫn tới chất lượng cá không ổn định, đồng thời nhiều người sinh hoạt tại khu vực nuôi cá dẫn tới rác thải nhiều gây ô nhiễm. Bên cạnh đó, một số hộ tiết kiệm chi phí không thuê thêm lao động dẫn tới không đủ sức làm, cá không chăm sóc chu đáo, chất lượng cá thương phẩm không cao, ít vệ sinh lồng bè và khu vực nuôi dẫn tới ô nhiễm khu vực nuôi.

Bảng 4.35. Tình hình lao động của các hộ nuôi cá lồng được điều tra

Stt Lao động Đơn vị nhóm I Hộ (n=16) Hộ nhóm II (n=29) Hộ nhóm III (n=11) 1 Tổng số nhân khẩu Người 92 158 63 2 Số lao động Người 68 121 35 Trong đó, nữ % 48,53 47,11 45,71 3 Số lao động nuôi cá lồng Người 31 62 24 Trong đó, nữ % 41,94 35,48 33,33 4 Số lao động nuôi cá lồng bình quân / hộ Người 1,94 2,14 2,18 5 Số lao động đi thuê BQ/hộ Người 1,38 2,14 2,36 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) 4.2.2.3. Vốn

Vốn là nguồn lực quan trọng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn được đảm bảo, hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, tuy nhiên cần căn cứ vào tất cả nguồn lực để thực hiện huy động vốn. Đối với nuôi cá lồng trên sông, chi phí đầu tư ban đầu vào lồng bè, nhà cửa, trang thiết bị... rất lớn, trong quá trình nuôi, chi phí thức ăn cho cá chiếm tỷ lệ cao do số lượng cá nhiều, nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao, chính vì vậy, nhu cầu về vốn cho nuôi cá lồng trên sông lớn.

Qua bảng 4.36 cho thấy tỷ lệ vốn tự có của các nhóm hộ chiếm tỷ lệ ít trong cơ cấu vốn, tỷ lệ vốn vay gấp nhiều lần so với vốn tự có. Cụ thể, đối với hộ nhóm I, Vốn tự có là 69,44 triệu đồng chiếm 13,75%; vốn đi vay là 435,47 triệu đồng chiếm

86,25%, cao gấp 6,27 lần so với vốn tự có; đối với hộ nhóm II, vốn tự có là 86,31 triệu đồng chiếm 13,84%, vốn đi vay là 537,59 triệu đồng chiếm 86,16%, cao gấp 6,23 lần so với vốn tự có; đối với hộ nhóm III vốn tự có là 125,45 triệu đồng chiếm 13,5%, vốn đi vay là 803,42 triệu đồng chiếm 86,5%, cao gấp 6,4 lần so với vốn tự có.

Tỷ lệ vốn đi vay nhiều đồng nghĩa với phải trả tiền lãi lớn, hệ số quay vòng vốn chậm, khả năng vay tiếp khó....điều đó ảnh hưởng tới quá trình nuôi cá lồng.

Bảng 4.36. Đặc điểm nguồn vốn nuôi cá lồng của các hộ được điều tra

TT Chỉ tiêu Hộ nhóm I Hộ nhóm II Hộ nhóm III SL (Trđ) TL (%) SL (Trđ) TL (%) SL (Trđ) TL (%) 1 Vốn vay 435,47 86,25 537,59 86,16 803,42 86,5 2 Vốn tự có 69,44 13,75 86,31 13,84 125,45 13,50 3 So sánh 6,27 6,23 6,40

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) 4.2.2.4. Quy mô nuôi cá lồng trên sông

Qua phần 4.1.2.1 cho thấy đối với mỗi quy mô sễ đạt được hiệu quả khác nhau, đối với cá diêu hồng hộ nhóm I đạt hiệu quả kinh tế nhiều nhất, đối với cá trắm, hộ nhóm II đạt hiệu quả kinh tế nhiều nhất.... Chính vì vậy, để phát triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách cần cân nhắc quy mô nuôi cá lồng theo từng loại cá phù hợp với điều kiện của từng hộ.

ĐVT: Lần

Biểu đồ 4.1. Chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí của các nhóm hộ nuôi cá lồng trên sông

Qua đồ thị trên cho thấy đối với chỉ tiêu lợi nhuận/chi phí của các hộ nhóm II đạt hiệu quả hơn 2 nhóm hộ còn lại; do chi phí đầu tư cho hoạt động nuôi cá lồng lớn, và thu nhập thấp hơn do các hộ chưa có phương pháp hoạch định kinh tế như tỷ lệ cá chết nhiều dẫn tới hao hụt về sản lượng, hoặc khối lượng cá không đồng đều, các hộ quy mô lớn như hộ nhóm III chăm sóc cá chưa hết tiềm năng, các hộ nhóm I sản lượng thấp, chi phí cao kéo theo lợi nhuận thấp.

Qua đồ thị 4.2 về chỉ tiêu lợi nhuận/công lao động cho thấy đối với mỗi loại cá cho hiệu quả về công lao động động khác nhau, đối với cá diêu hộ, hộ nhóm I đạt hiệu quả công lao động cao nhất; đối với cá diêu hồng, hộ nhóm II đạt hiệu quả cao nhất; đối với cá chép hộ nhóm II đạt hiệu quả lao động cao nhất, do với mỗi loại cá có đặc tính nuôi khác nhau, đòi hỏi đầu tư thời gian khác nhau. Bên cạnh đó doanh thu (giá bán và sản lượng của từng loại cá) khác nhau.

ĐVT: lần

Biểu đồ 4.2. Chỉ tiêu lợi nhuận/công lao động của các nhóm hộ nuôi cá lồng trên sông

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 93 - 98)