Quan điểm và định hướng phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 103 - 114)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.1.Quan điểm và định hướng phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện

4.3. Đề xuất định hướng và hoàn thiện giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi cá

4.3.1.Quan điểm và định hướng phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện

PHÁT TRIỂN NUÔI CÁ LỒNG TRÊN SÔNG TẠI HUYỆN NAM SÁCH TỈNH HẢI DƯƠNG

4.3.1. Quan điểm và định hướng phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện Nam Sách Nam Sách

4.3.1.1. Quan điểm

Từ thực tế về tình hình phát triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách, thấy được việc sản xuất và tiêu thụ cá lồng thương phẩm ở địa phương còn nhiều hạn chế, quá trình sản xuất chưa khai thác tối đa tiềm năng phát triển nuôi cá lồng ở địa phương, quá trình tiêu thụ cá lồng thương phẩm còn gặp nhiều khó khăn về thương hiệu và các đối tượng trung gian.

Chính vì vậy, quan điểm để thực hiện các giải pháp phát triển nuôi cá lồng tren sông ở huyện Nam Sách hiện nay là tạo môi trường thuận lợi cho việc huy động và sử dụng các yếu tố đầu vào, tăng cường các liên kết trong quá trình nuôi và tiêu thụ cá lồng thương phẩm, xây dựng chính sách cho khâu tiêu thụ để bảo vệ quyền lợi cho người sản nuôi cá lồng.

4.3.1.2. Định hướng

Phát triến nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách đang là định hướng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, tạo việc làm cho lao động nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Vì vậy cần đưa ra những giải pháp gắn với thực tế ở địa phương để khai thác được tiềm năng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Để đưa ra những giải pháp giúp thúc đẩy phát triển nôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách, cần có một số định hướng sau:

Tập trung phát triển nuôi cá lồng trên sông theo tập trung, nông nghiệp sinh thái, sản xuất hàng hoá, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao; kết hợp phát triển nuôi cá lồng trên sông theo mô hình trang trại, gia trại với phát triển các loại hình dịch vụ; hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định, chuyên canh. Phát triển nuôi cá lồng trên sông chuyên môn hoá cao, gắn sản xuất với chế biến để nâng cao giá trị và chất lượng sản phẩm. Đẩy mạnh phát triển các loại cá sạch, cao cấp, các loại cá có giá trị kinh tế cao nhằm nâng cao thu nhập cho người nông dân. Phát triển đa dạng hoá các hình thức tổ chức nuôi cá, tăng cường mối liên kết giữa các thành phần kinh tế để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành nông nghiệp trên thị trường.

Đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nuôi cá lồng trên sông theo hướng sản xuất thực phẩm chất lượng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Hình thành các vùng nuôi cá lồng; cùng với triển khai đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường, kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm.

Định hướng trong thời gian tới nên ưu tiên tập trung phát triển nuôi cá lồng theo chiều sâu trước và kết hợp phát triển theo chiều rộng, để tạo thương hiệu cá lồng Nam Sách.

4.3.2. Một số giải pháp thúc đẩy phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách

4.3.2.1. Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, truyền thông phát triển nuôi cá lồng trên sông tại địa bàn huyện Nam Sách

Trong thời gian qua, huyện Nam Sách đã thực hiện nhiều hình thức tuyên truyền và triển khai đa dạng nội dung tuyên truyền, phổ biến nhất là tuyên truyền qua đài truyền thanh, các hội phụ nữ, hôi nông dân, hội cựu chiến binh, đoàn thanh niên, qua các buổi tập huấn…ngoài ra, các hộ nuôi cá lồng còn tìm hiều nuôi cá lồng qua người thân do tâm lý người dân lo sợ rủi ro nên muốn được tận mắt chứng kiến những người xung quanh đã làm và đạt kết quả tốt mới thực hiện. Để hoạt động tuyên truyền phát triển nuôi cá lồng trên sông đạt hiệu quả cao trong thời gian tới, huyện Nam Sách cần:

Đẩy mạnh tuyên truyền qua phương tiện thông tin đại chúng, phát huy năng lực của các hội, đoàn thể, tập trung chủ yếu vào các chính sách liên quan, các mô hình phát triển, thông tin thị trường để người dân nắm rõ các quyền lợi, tình hình thị trường để có giải pháp phát triển kịp thời.

Ngoài ra, việc đẩy mạnh tuyên truyền về giữ gìn vệ sinh môi trường khu vực nuôi cá lồng khá quan trọng, do tình hình môi trường hiện nay đang bị ô nhiềm bởi các yếu tố như rác thải sinh hoạt, chất thải từ họat động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, chất thải từ các khu nuôi cá lồng, như vậy cá sẽ dễ nhiễm bệnh, phát triển chậm, hiệu quả nuôi cá lồng không cao.

Nâng cao chất lượng dự báo thời tiết, khí tượng thủy văn đề thông báo tới các hộ nuôi cá lồng có biện pháp ứng phó do môi trường nuôi cá lồng khá nhạy cảm như dễ bị ngập lụt, bão gió, cá bị chết rét…

Không chỉ tuyên truyền cho hoạt động phát triển nuôi cá lồng, huyện Nam Sách cần đầu tư hơn nữa cho việc truyền thông về cá nghề nuôi cá lồng trên sông,

cá lồng thương phẩm như tăng cường hơn nữa các tin bài phóng sự phát trên đài truyền hình tình, đài trung ương, đẩy mạnh các tin bài về báo mạng báo giấy, tin phát thanh để đưa thương hiệu cá lồng thương phẩm đến nhanh hơn với người tiêu dùng, các doanh nghiệp, cơ sở chế biến; xây dựng trang Wed cho sản phẩm cá lồng mang chỉ dẫn địa lý nhằm phục vụ cho các khách hàng online... thường xuyên tham gia các hội chợ về nông nghiệp...

4.3.2.2. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng quy hoạch vùng nuôi cá lồng trên sông tại huyện Nam Sách

Nuôi cá lồng trên sông được phát triển ở huyện Nam Sách từ năm 2010, ban đầu các hộ nuôi các lồng theo hình thức tự phát theo phong trào, thiếu kinh nghiệm, nên hiệu quả không cao. Những năm trở lại đây, nhận thấy đây là một lĩnh vực có thể nâng cao hiệu quả cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tỉnh Hải Dương nói chung và huyện Nam Sách nói riêng đã có những chính sách thích hợp nhằm từng bước phát triển nuôi cá lồng là một lĩnh vực đặc thù trên địa bàn tỉnh, huyện. Huyện Nam Sách đã có những quy hoạch nhất định trong phát triển nuôi cá lồng sao cho vừa phát huy tối đa tiềm năng diện tích mặt nước sông trên địa bàn huyện, tránh ô nhiễm môi trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho toàn huyện và cho các hô dân nuôi cá lồng trên sông. Hiện nay, phong trào nuôi cá lồng ở huyện Nam Sách đang được nhiều hộ dân hướng tới do hiệu quả kinh tế khá cao. Tình hình thực tế cho thấy, mặc dù chính quyền địa phương đã quan tâm tới tình hình quy hoạch phát triển nuôi cá lồng nhưng tỷ lệ hộ nuôi cá lồng tự phát theo phong trào vẫn còn nhiều, tốc độ phát triển không đồng đều giữa số hộ và số lồng nuôi cá, các hộ nuôi cá chưa tuân thủ đúng khoảng cách an toàn giữa các hộ nuôi, tinh hình quy hoạch giao thông chưa đảm bảo cho phát triển nuôi cá lồng. Để phát triển nuôi cá lồng trên sông trong thời gian tới, huyện Nam Sách cần đổi mới và nâng cao tình hình quy hoạch như sau:

Hoàn thiện quy hoạch các vùng nuôi cá lồng trên sông tại các xã, thôn, đồng thời kiểm soát chặt chẽ các hộ đầu tư mở rộng quy mô phát triển nuôi cá lồng trên sông, thực hiện nghiêm ngặt tính thống nhất trong phát triển nuôi cá lồng, sẵn sàng cho nghiêm cấm nuôi đối với các hộ không khai báo hoặc gây ô nhiễm môi trường.

Công bố các vùng quy hoạch nuôi cá lồng trên sông tới người dân, hoàn thiện các thủ tục cấp phép nuôi cá lồng để thuận lợi kiểm soát tình hình hoạt động của các hộ nuôi cá lồng.

Do tuyến đường sông lớn có thể phát triển nuôi cá lồng chỉ đi qua 6 xã của huyện Nam Sách, hiện nay tỷ lệ chiều dài đường sông chưa phát triển nuôi cá lồng còn nhiều, nên việc quy hoạch các tuyến đường sông này để phát triển nuôi cá lồng cần kết hợp với đầu tư phát triển đường giao thông nông thôn hoặc các khu vực có thể phát triển gia trại trang trại để các hộ có thể thuận lợi hơn trong giao thông giao thương, có thể tự chủ về nguồn thức ăn xanh cho cá.

Quy hoạch các hộ có nhu cầu nuôi cá lồng quy mô lớn, để bố trí khu vực nuôi phù hợp như mặt sông rộng, tốc độ nước chảy mạnh, thuận lợi giao thông, điện.

Định hướng các hộ vừa sản xuất cá thương phẩm, vừa sản xuất cá giống để có được nguồn giống đồng nhất, đáp ứng lượng cá giống cần thiết của các hộ.

Huyện Nam Sách cần quy hoạch lại và phát triển hệ thống chợ, cần thiết có thể xây dựng khu vực chuyên giao lưu buôn bán về thủy sản để các hộ nuôi cá lồng đưa sản phẩm tới giới thiệu đồng thời các tư thương, người tiêu dùng có thể tìm kiếm các loại cá dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, huyện Nam Sách cần có chính sách thu hút các doanh nghiệp thu mua, chế biến thủy sản đầu tư vào địa phương, liên kết với các hộ nuôi cá lồng trên sông.

Các hộ nuôi cá lồng cần quy hoạch các điểm nuôi để nâng cao hệ số nuôi cá, nuôi xen gối các vụ để tạo ra nguồn cung về cá lớn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị kinh tế.

Một vấn đề quan trọng trong thực hiện quy hoạch nuôi cá lồng ở huyện Nam Sách là cần định hướng các loại cá phù hợp có giá trị kinh tế cao, quy mô nuôi cá phù hợp để đạt hiệt quả tối đa, tránh đầu tư dàn trải theo phong trào mà lại đạt hiệu quả thấp hơn. Muốn như vậy các hộ cần tính toán nguồn lực như vốn, lao động, diện tích mặt sông, điều kiện giao lưu buôn bán và tình hình thị trường như nhu cầu thị trường, giá cả… để đưa ra quy mô nuôi cá phù hợp. Ví dụ trong các loại cá phổ biến hiện nay ở huyện Nam Sách, cá diêu hồng vừa có thời gian sinh trưởng ngắn, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao; cá trắm thời gian nuôi dài hơn, nhưng giá trị kinh tế thấp hơn cá diêu hồng và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất ở nhóm hộ II… chính vì vậy các hộ có thể định hướng nên sản xuất loại cá nào, số lượng lồng bao nhiêu để phù hợp với điều kiện của hộ và nhu cầu thị trường.

4.3.2.3. Tăng cường thu hút đầu tư và phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nuôi cá lồng trên sông tại địa bàn huyện Nam Sách

Thúc đẩy phát triển nuôi cá lồng trên sông cũng như yêu cầu phát triển chung đòi hỏi phải đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu như giao thông, thủy lợi, điện, chợ, hệ thống thông tin liên lạc... đồng bộ; các hộ, các cơ sở chăn nuôi phải đầu tư được hệ thống lồng, nhà ở, điện, máy chế biến và phối trộn thức ăn, nước sạch, các phương tiện phục vụ chăn nuôi... việc đầu tư tốt cơ sở hạ tầng cũng là yếu tố quyết định đến hiệu quả kinh tế nuôi cá lồng. Qua điều tra, hiện nay Nam Sách đã huy động, lồng ghép nhiều chương trình, dự án, nguồn lực đầu tư phát triển nâng cấp khá đồng bộ cơ sở hạ tầng; hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, chợ, thông tin liên lạc... tạo điều kiện cho phát triển kinh tế xã hội nói chung, thúc đẩy nuôi cá lồng nói riêng. Các hộ đã chú trọng đầu tư các cơ sở vật chất cần thiết phục vụ cho phát triển nuôi cá lồng trên sông như nhà ở, lồng, điện, máy móc, có nhiều hộ còn làm đường vào khu vực chăn nuôi để thuận lợi cho việc đi lại và thương lái tới thu mua. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nuôi cá lồng còn một số vấn đề như còn nhiều tuyến đường chưa được làm, xuống cấp, nhỏ không thuận lợi cho việc đi lại, hệ thống chợ chủ yếu là chợ cóc, lượng thủy sản cung cấp ở đây nhỏ lẻ, nhiều tuyến đường sông bị ô nhiễm, sạt lở, huyện chưa có cơ sở chế biến thủy sản, đặc biệt huyện chưa xây dựng được thương hiệu cá lồng riêng, nên sản phẩm cá lồng thương phẩm tiêu thụ trôi nổi trên thị trường, không thu hút được sự chú ý của người tiêu dùng. Để hoàn thiện tốt giải pháp xây dựng cơ sở hạ tầng nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách, tôi xin đưa ra một số ý kiến sau:

Vận dụng các nguồn ngân sách, các dự án, đầu tư xây dựng các tuyến đường giao thông nông thôn, đặc biệt các tuyến đường dẫn tới các điểm nuôi cá lồng. Đẩy mạnh thực hiện các hoạt động tu tạo lại các đoạn sông bị ô nhiễm, sạt lở, lạo vét sông để nâng cao chất lượng dòng chảy, môi trường nước được lưu thông.

Nâng cấp các chợ hình thành khu vực chuyên về thủy sản, loại bỏ các chợ cóc chợ tạm không theo quy hoạch để nguồn thủy sản được tiêu thụ tập trung hơn, giá cả hợp lý và người tiêu dùng nắm rõ được nguồn gốc về cá, chất lượng cá…

Huyện Nam Sách khẩn trương xây dựng thương hiệu cá lồng gắn với chỉ dẫn địa lý để phát triển sản phẩm cá lồng hướng tới những thị trường khó tính, hạn chế sự trôi nổi sản phẩm trên thị trường, tư thương ép giá đối với các hộ

nuôi. Đồng thời thực hiện quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, truyền hình, tranh ảnh, apphich.

Các hộ nuôi cá lồng ngoài đầu tư các cơ sở hạ tầng thiết yếu, cần đầu tư hệ thống bảo vệ kiên cố đề phòng bão lũ lớn, thường xuyên kiểm tra hệ thống lồng, phát hiện hư hỏng để sửa chữa. Bên cạnh đó, các hộ có vị trí thuận lợi như đường giao thông tốt, không gian rộng, đẹp có thể đầu tư cơ sở hạ tầng phát triển thêm dịch vụ giải trí, ăn uống để tạo ra chuỗi sản phẩm, hạn chế việc tư mang cá thương phẩm đi tiêu thụ.

4.3.2.4. Đẩy mạnh tập huấn, chuyển giao khoa học học kỹ thuật trong nuôi cá lồng trên sông tại huyện Nam Sách

Khoa học kĩ thuật là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm, sản phẩm hấp dẫn hay không là nhờ khoa học công nghệ. Trong thời gian qua, huyện Nam Sách nói riêng, tỉnh Hải Dương nói chung đã tận dụng điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi cá lồng, nâng cao giá trị kinh tế, giải quyết việc làm cho người dân. Tỉnh và huyện đã thực hiện các buổi chuyển giao khoa học kỹ thuật tới các hộ nuôi, định hướng phát triển cho các hộ. Số lượng các lớp tập huấn nhiều, đa dạng chủ đề tập huấn, các công ty thức ăn chăn nuôi đã tham gia vào quá trình chuyển giao khoa học kỹ thuật. Các hộ nuôi cá lồng đã tìm hiểu khoa học kỹ thuật theo các nguồn như sách báo, internet, đặc biệt là tìm hiểu từ người thân, các hộ có xu hướng tiếp cận với các lớp chuyển giao khoa học kĩ thuật về thu hoạch và chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm cá lồng. Tuy nhiên, tình hình chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi cá lồng ở huyện Nam Sách còn gặp một số hạn chế như người học không được hướng dẫn trực tiếp, thiếu thực tế, người học còn lúng túng khi áp dụng vào thực tế, một số giáo viên trình độ còn hạn chế, trình độ của một số chủ hộ chưa cao. Trong các hộ điều tra, những hộ nuôi cá với quy mô lớn không sử dụng được nguồn giống đồng nhất, tình hình về sinh lồng ít hơn…Để nâng cao hiệu quả chuyển giao khoa học kỹ thuật nuôi cá lồng trong thời gian tới, huyện Nam Sách cần:

Hệ thống lại kiến thức chuyển giao kỹ thuật, thường xuyên tìm hiểu thực trạng nuôi cá lồng, những điều trăn trở của các hộ nuôi cá lồng, từ đó xây dựng kế hoạch, nội dung tập huấn cụ thể. Tăng cường các buổi tập huấn về giống cá mới có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 103 - 114)