Thực trạng liên kết của các hộ nuôi cá lồng trên sông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 75 - 83)

TT Chỉ tiêu Hộ nhóm I (n = 16) Hộ nhóm II (n = 29) Hộ nhóm III (n = 11) Tổng (n=56) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Liên kết với doanh nghiệp 8 50,00 21 72,41 7 63,64 36 64,28 2 Liên kết giữa các hộ 9 56,25 19 65,52 6 54,55 34 60,71 3 Nuôi độc lập 5 31,25 6 20,69 3 27,27 14 25,00 Nguồn: Tổng hơp từ số liệu điều tra (2017) Việc tìm kiếm thị trường đầu ra cho cá lồng thương phẩm ở huyện Nam Sách chưa mang tính ổn định, chuyên nghiệp, chủ yếu là các hộ nuôi tự tìm kiếm, thường hay bị ép giá, giá trị sản xuất chưa tương xứng. Qua tìm hiểu các cán bộ và các chủ hộ điều tra trong bảng 4.22 cho thấy một số khó khăn như cấn đầu tư nhiều vốn và thời gian để làm truyền thông, xây dựng thương hiệu; chất lượng cá không ổn định để cung cấp cho các doanh nghiệp với số lượng lớn và thường xuyên; thông tin về cá thương phẩm của các hộ không đồng nhất, chưa có tổ chức chuyên về phát triển cá lồng thương phẩm nên việc quản lý chất lượng cá lồng thương phẩm, thực hiện xây dựng thương hiệu... chưa tốt. Từ số liệu trong bảng 4.22 thể hiện có 58,33% số cán bộ và 58,93% số hộ cho rằng khó khăn là do nhu cầu về vốn lớn; có 66,67% số cán bộ và 64,28% số hộ cho rằng cần nhiều

thời gian để xây dựng thương hiệu và tìm kiếm thị trường; có 75% số cán bộ và 67,86% số hộ cho rằng khó khăn là do thông tin cá cá nuôi không đồng nhất; có 83,33% số cán bộ và 87,5% số hộ cho rằng chưa có tổ chức chuyên chính cho quản lý phát triển nuôi cá lồng.

Bảng 4.22. Đánh giá của cán bộ và hộ về khó khăn thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ cá lồng

Stt Khó khăn

Cán bộ (n=12) Hộ (n=56)

SL (người) TL

(%) SL (người) TL (%)

1 Cần đầu tư vốn lớn 7 58,33 33 58,93 2 Mất nhiều thời gian 8 66,67 36 64,28 3 Chất lượng cá không ổn định 9 75,00 38 67,86 4 Thông tin về cá nuôi không

đồng nhất

8 66,67 45 80,36

5 Chưa có tổ chức chuyên chính 10 83,33 49 87,50 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

Hộp 4.4. Ý kiến của cán bộ về thực hiện các giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ cá lồng

Phát triển nuôi cá lồng đang là một trong những giải pháp phát triển kinh tế ở huyện Nam Sách, nhiều hộ dân đã cải thiện điều kiện kinh tế gia đình. Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh số lượng các hộ nuôi cá lồng, sản lượng cá hiện nay thì đầu ra đang gặp nhiều khó khăn. Huyện Nam Sách đã thực hiện một số giải pháp nhằm thúc đấy quá trình tiêu thụ cá lồng thương phẩm, nhưng hiệu quả chưa cao. Do nhiều nguyên nhân, điển hình như: huyện chỉ là cơ quan xúc tác, định hướng để hoạt động diễn ra thuận lợi, chứ không phải là một đơn vị chuyên về các hoạt động tìm kiếm thị trường; chất lượng cá không đồng nhất, ổn định, sản lượng thu mua bấp bênh, không ổn định...

Nguồn: Phỏng vấn sâu ông Nguyễn Mạnh Hà - Trưởng phòng nông nghiệp huyện Nam Sách (2016).

Hộp 4.5. Ý kiến của hộ nuôi cá lồng về thực hiện các giải pháp phát triển thị trường nuôi cá lồng

Tiêu cá cá thương phẩm hiện nay, chúng tôi bán cho các thương lái tới thu mua và tự mang đi tiêu thụ, việc tiêu thụ chủ yếu là các mối quen như nhà hàng, khách sạn, các thương lái mua hàng từ lâu...họ đều là những người chúng tôi tự đi chào bán hàng, lâu dần có số điện thoại, cứ cần là gọi thôi.

4.1.1.5. Thực trạng môi trường vùng nuôi cá lồng trên sông huyện Nam Sách Nuôi cá lồng trên sông là một cải tiến trong nuôi trồng thủy sản, nhằm cải thiện được các tồn tại của nuôi cá theo phương thức thả tự do. Tuy nhiên, việc lựa chọn địa điểm đặt lồng nuôi cá rất quan trọng do yếu tố môi trường tại khu vực đó ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển, dịch bệnh khi nuôi cá lồng.

Một lợi thế của giải pháp nuôi cá lồng trên sông là lợi dụng dòng nước lưu thông vệ sinh khu vực nuôi cá, làm cho môi trường nuôi cá được cải thiện liên tục, cá nhanh lớn, sức khỏe được đảm bảo. Tuy nhiên, do sự phát triển nuôi cá lồng một các tự phát theo phong trào trên địa bàn huyện Nam Sách như hiện nay, số lượng lồng nuôi cá tăng nhanh, kết hợp với số lượng hộ nuôi tăng không theo quy hoạch, nên làm cản trở tốc độ lưu thông dòng nước chảy tại các khu vực nuôi cá lông, như vậy, các chất thải từ quá trình nuôi cá vẫn tồn tại ở quanh khu vực nuôi cá lồng, dẫn tới tình trạng ô nhiễm gia tăng. Ngoài ra, các tuyến sông còn chứa các chất thải từ sinh hoạt của người dân, từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị kinh tế, hộ gia đình, tình hình ô nhiễm do tàn dư sản xuất nông nghiệp, tàu thuyền khai thác cát trên sông, dầu máy từ thuyền chảy ra, số trường hợp xả thải trực tiếp ra sông, vứt rác xuống sông... làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước nâng lên, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nuôi cá lồng trên sông.

Trước đây, khi tình hình nuôi cá lồng phát triển còn hạn chế thì tỷ lệ cá bị bệnh hoặc chết rất thấp, hiện nay tỷ lệ cá bị bệnh hoặc chết đã xuất hiện nhiều.

Trong những năm qua, huyện Nam Sách đã thực hiện các hoạt động quản lý môi trường xung quanh các khu nuôi cá lồng trên sông như quan trắc môi trường xung quanh khu vực nuôi cá lồng, kiểm tra đột xuất các khu vực nuôi cá lồng; làm vệ sinh các tuyến sông xung quanh khu vực nuôi cá lồng...

Theo số liêu bảng 4.23 cho thấy hàng năm huyện Nam Sách tổ chức quan trắc môi trường xung quanh các khu nuôi cá lồng 1 lần/năm; năm 2014 các đoàn kiểm tra liên ngành tổ chức kiểm tra đột xuất các khu nuôi cá lồng 18 lần, năm 2015 kiểm tra 22 lần tăng 4 lần so với năm 2014, từ đó phát hiện ra một số trường hợp vị phạm gây ô nhiễm, cụ thể năm 2014 phát hiện được 122 trường hợp gây ô nhiễm, năm 2015 phát hiện 127 trường hợp gây ô nhiễm, tăng 5 trường hợp. Số trường hợp cá chết được khai báo năm 2014 là 11 trường hợp, năm 2016 là 16 trường hợp, tăng 5 trường hợp. Chứng tỏ môi trường xung quanh các khu nuôi cá lồng đang bị ô nhiễm.

Chính vì vậy, huyện Nam Sách đã đưa ra chính sách làm vệ sinh các tuyến sông để thuận lợi hơn cho người dân phát triển nuôi cá lồng. Năm 2014 huyện Nam Sách tổ chức 2 lần làm vệ sinh một số tuyến sông, năm 2016 tổ chức 2 lần vệ sinh một số tuyến sông.

Bảng 4.23. Tình hình kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các khu vực nuôi cá lồng trên địa bàn huyện Nam Sách Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ

1 Số lượt quan trắc môi trường Lượt 1 1 1 100,00 100,00 100,00

2 Số lượt kiểm tra đột xuất Lượt 18 21 22 116,67 104,76 110,55

3 Số trường hợp vi phạm gây ô nhiễm Trường hợp 122 131 127 107,38 96,95 102,03

4 Số trường hợp cá chết Trường hợp 11 13 16 118,18 123,08 120,61

5 Số lần làm vệ sinh các tuyến sông Lần 2 2 2 100,00 100,00 100,00

Bảng 4.24. Thực trạng quản lý môi trường khu vực nuôi cá lồng của các hộ điều tra TT Chỉ tiêu Đvt Hộ nhóm I (n = 16) Hộ nhóm II (n = 29) Hộ nhóm III (n = 11) Tổng (n=56) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) 1 Tần số vệ sinh lồng cá BQ/hộ Lần/tuần 1,69 - 1,24 - 1,36 - 1,39 -

2 Tấn số làm vệ sinh khu vực nuôi cá BQ/hộ Lần/tháng 1,19 - 1,10 - 1,36 - 1,18 -

3 Số hộ có cá bị bệnh/chết Hộ 3 18,75 6 20,69 2 18,18 11 19,64

Số lần cá dịch bệnh/chết BQ/hộ Lần/năm 1,33 - 1,50 - 2,00 - 1,54 -

4 Phương pháp khử trùng lồng nuôi

4.1 Vôi bột Hộ 13 81,25 25 86,21 8 72,73 46 82,14

4.2 Phun thuốc Hộ 3 18,75 4 13,79 3 27,27 10 17,86

5 Hoạt động khi phát hiện cá bị bệnh

5.1 Mời cán bộ chuyên môn tới chữa Hộ 2 12,5 3 10,34 3 27,27 8 14,29

5.2 Tự chữa Hộ 11 68,75 21 72,42 5 45,46 37 66,07

5.3 Đánh bắt mang đi bán Hộ 3 18,75 5 17,24 3 27,27 11 19,64

Điều tra các hộ nuôi cá lồng trên sông về tình hình quản lý môi trường xung quanh khu nuôi cá lồng được thể hiện trong bảng 4.24. Qua điều tra cho thấy trung bình một tuần một hộ nuôi cá lồng làm vệ sinh lồng cá 1,39 lần/ tuần; trong đó hộ nhóm I có tuần số dọn ít nhất 1,69 lần/ tuần, hôm nhóm III có số lần dọn nhiều nhất 1,36 lần/tuần. Số lần làm vệ sinh khu vực nuôi cá trung bình 1 hộ là 1,18 lần/tuần, trong đó hộ nhóm I làm vệ sinh ít nhất 1,19 lần/tuần, hộ nhóm III vệ sinh nhiều nhất 1,36 lần/tuần. Số hộ có cá bị chết là 11 hộ trong đó cso 3 hộ nhóm I; 6 hộ nhóm II; 2 hộ nhóm III.

Các hộ nuôi cá lồng trên sông khử trùng lồng bè theo hai cách đó là sử dụng vôi bột và sử dụng chế phẩm sinh học. Qua điều tra có 46 hộ sử dụng vôi bột chiếm 82,14 tổng số hộ điều tra sở dụng vôi bột; trong đó có 81,25% tổng số hộ nhóm I; 86,21% tổng số hộ nhóm II; 72,73% tổng số hộ nhóm III. Có 10 hộ sử dụng chế phẩm sinh học chiếm 17,86% tổng số hộ điều tra.

Khi phát hiện dịch bệnh, các hộ điều tra có thể mời cán bộ chuyên môn thủy sản tới xem xét và chữa bệnh, có hộ tự chữa theo kinh nghiệm, có hộ tách cá bị bệnh ra để mang đi bán...số liệu bảng 4.24 cho thấy có 14,29% tổng số hộ điều tra mới người có chuyên môn xuống chữa; 66,07% số hộ tự chữa theo kinh nghiệm bản thân; 19,64% số hộ mang đi bán.

Theo đánh giá của cán bộ điều tra về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực nuôi cá lồng là do rác thải sinh hoạt và công nghiệp, chất thải từ hoạt động nuôi cá lồng; chất thải từ sản xuất nông nghiệp. Qua tìm hiểu cho thấy 100% số cán bộ cho rằng địa bàn quản lý rộng, ý thức của người dân còn hạn chế là khó khăn trong quản lý môi trường khu vực nuôi cá lồng; 83,33% số cán bộ cho rằng số lượng lồng cá nhiều làm ảnh hưởng tới dòng chảy của sông nên các loại rác không được đưa đi làm ảnh hưởng tới môi trường khu vực nuôi cá lồng.

Bảng 4.25. Đánh giá của cá bộ quản lý về tình hình môi trường khu vực nuôi cá lồng trên sông ở Nam Sách

Stt Chỉ tiêu SL (người) TL (%)

I Nguyên nhân gây ô nhiễm

1 Rác thải sinh hoạt và công nghiệp 12 100,00 2 Chất thải từ hoạt động nuôi cá 12 100,00 3 Chất thải từ sản xuất nông nghiệp 6 50,00

II Khó khăn trong việc quản lý môi trường tại khu vực nuôi cá

1 Địa bàn quản lý rộng 12 100,00 2 Ý thức của người dân còn hạn chế 12 100,00 3 Số lượng lồng cá nhiều làm ảnh hưởng tới dòng chảy 10 83,33 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2017)

4.1.2. Thực trạng phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách

4.1.2.1. Kết quả phát triển nuôi cá lồng trên sông trên địa bàn huyện Nam Sách a. Biến động diện tích, năng suất và sản lượng cá lồng của huyện Nam Sách

Nuôi cá lồng trên sông đang là nghề thu hút được sự quan tâm của nhiều hộ gia đình trên địa bàn huyện Nam Sách, bằng các giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông ở huyện Nam Sách trong thời gian qua, số lượng hộ nuôi cá lồng trên sông đã tăng lên, năm 2014 có 116 hộ với 1.446 lồng nuôi, năm 2015 có 147 hộ với 1.633 lồng nuôi, tăng 31 hộ với 187 lồng nuôi so với năm 2014; năm 2016 có 174 hộ với 1.872 lồng nuôi, tăng 27 hộ với 239 lồng nuôi so với năm 2015. Với sự áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất kết hợp với kinh nghiệm nuôi cá lồng, năng suất nuôi cá lồng của các hộ đã tăng lên rõ rệt, năng suất bình quân năm 2014 là 3,57 tấn/lồng; năm 2015 là 3,93 tấn/lồng; năm 2016 là 4,16 tấn/lồng; kéo theo sản lượng bình quân năm 2014 là 5.162,22 tấn cá; sản lượng trung bình năm 2015 là 6.417,69 tấn cá; sản lượng trung bình năm 2016 là 7.787,52 tấn cá.

Bảng 4.26. Kết quả phát triển nuôi cá lồng trên địa bàn huyện Nam Sách trong giai đoạn 2014 - 2016

Chỉ tiêu ĐVT 2014 (1) Năm Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ 1.Tổng số hộ nuôi Hộ 116 147 174 126,72 118,37 122,47 2. Tổng số lồng nuôi Lồng 1446 1633 1872 113,00 114,56 113,78 3. Năng suất bình quân Tấn/lồng 3,57 3,93 4,16 110,08 105,85 107,94 4. Sản lượng Tấn 5.162,22 6.417,69 7.787,52 124,32 121,34 122,82 Nguồn: Phòng NN&PTNT huyện Nam Sách (2017) b. Kết quả và hiệu quả nuôi cá lồng trên sông của các hộ điều tra

Hiện nay trên địa bàn huyện Nam Sách đang phổ biến nuôi các loại cá như cá trắm, cá chép, cá diêu hồng, ngoài ra còn một loại cá khác như cá lăng, cá rô phi...Thực tế cho thấy cá diêu hồng và cá chép có chu kỳ ngắn nhất thường là 5-6 tháng, cá trắm có chu kỳ là 12 – 13 tháng. Như vây kết quả và hiện quả nuôi từng loại các có sự chênh lệch rõ rệt qua giá bán, chi phí như giống, thức ăn, chi phí về điện, thuê lao động, khấu hao tài sản cố định, lợi nhuận. Đối với cá diêu hồng, khi thu hoạch sản lượng trung bình từ 4 – 4,5 tấn/lồng, giá bán từ 35.000đ/kg – 40.000 đ/kg. Đối với cá trắm khi thu hoạch sản lượng trung bình từ 4-5

tấn/lồng/108m3, giá bán từ 60.000đ/kg – 80.000 đ/kg. Đối với cá chép khi thu hoạch sản lượng trung bình từ 4-4,5 tấn/lồng/108m3, giá bán trung bình từ 65.000 – 70.000 đ/kg.

Qua số liệu bảng 4.27 về kết quả nuôi cá diêu hồng bằng lồng trên sông bình quân của 01 lồng lồng cá (108 m3) cho thấy: Doanh thu trung bình 01 lồng cá diêu hồng/vụ là 152,61 triệu đồng/lồng, trong đó doanh thu trung bình 01 của hộ nhóm I là 151,2 triệu đồng, doanh thu trung bình 01 lồng của hộ nhóm II là 153,2 triệu đồng/lồng, doanh thu trung bình 01 lồng của hộ nhóm III là 152,16 triệu đồng/hộ. Chi phí trung bình 01 lồng của 01 hộ là 131,37 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình 01 lồng của hộ nhóm I là 128,6 triệu đồng/lồng, chi phí trung bình 01 lồng của hộ nhóm II là 131,31 triệu đồng/lồng, chi phí trung bình 01 lồng của hộ nhóm III là 132,65 triệu đồng/lồng. Đối với chi phí về giống trung bình 01 lồng là 11,5 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình 01 lồng hộ nhóm I là 11,15 triệu đồng, chi phí trung bình 01 lồng hộ nhóm II là 11,25 triệu đồng, chi phí trung bình 01 lồng hộ nhóm III là 12,08 triệu đồng. Đối với chi phí về thức ăn trung bình 01 lồng là 92,13 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 90,11 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 91,98 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 93,26 triệu đồng. Đối với chi phí về thuốc trung bình 01 lồng là 4,8 triệu đồng/lồng, trong đó chi phí trung bình hộ nhóm I là 4,7 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm II là 4,8 triệu đồng, chi phí trung bình hộ nhóm III là 4,83 triệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 75 - 83)