Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 39)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Nam sách nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Hải Dương, cách trung tâm của tỉnh (thành phố Hải Dương) khoảng 6 km và thành phố Hải Phòng 41 km theo quốc lộ 5A. Diện tích tự nhiên của huyện là 111,005 km2 chiếm 6,5% diện tích tự nhiên của tỉnh Hải Dương. Toàn huyện có 18 xã, 1 thị trấn, trong đó bao gồm 102 thôn. Về địa giới hành chính của huyện, cụ thể:

- Phía Bắc giáp thị xã Chí Linh;

- Phía Đông giáp huyện Kinh Môn và huyện Kim Thành; - Phía Nam giáp huyện Thanh Hà và thành phố Hải Dương;

- Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng và huyện Gia Bình (tỉnh Bắc Ninh).

Hình 3.1. Bản đồ tỉnh Hải Dương và huyện Nam Sách

Nam Sách có vị trí địa lý tương đối thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội với các vùng trong và ngoài tỉnh do nằm trên trục giao thông sắt, thuỷ bộ nối liền tam giác kinh tế trọng điểm: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh như tuyến đường sắt Hà Nội - Hải Phòng. Quốc lộ 5A nối liền từ thủ đô Hà Nội- thành phố cảng Hải Phòng, quốc lộ 37 nối thành phố Hải Dương với huyện Chí Linh là hai khu vực phát triển kinh tế năng động nhất Hải Dương…tạo điều kiện thuận lợi cho huyện tiếp nhận thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư phát triển sản xuất hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm (UBND huyện Nam Sách, 2016).

Địa hình tương đối bằng phẳng cùng với đặc trưng thổ nhưỡng là đất phù sa, thuận lợi cho việc thâm canh cây lúa nước, cây ăn quả và các loại rau màu thực phẩm khác. Khí hậu Nam Sách thuận lợi cho phát triển một hệ sinh thái đa dạng và bền vững, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nói chung. Khí hậu và số giờ nắng trong năm tương đối thích hợp cho việc canh tác 3 vụ trong năm tạo cho huyện có lợi thế về phát triển nông nghiệp thâm canh, năng suất cao.

Trên địa bàn huyện có nhiều vùng đất trũng, điều kiện thuỷ văn tương đối thuận lợi, tạo kiện nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt là nuôi cá lồng trên sông.

Nam Sách nằm dọc quốc lộ 37 nối quốc lộ 5 và tỉnh lộ 390. Những thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sông tạo điều kiện cho huyện giao lưu kinh tế - văn hoá với bên ngoài.

3.1.1.2. Thời tiết và khí hậu

- Nhiệt độ: huyện Nam Sách nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa vào mùa hè và hanh khô vào mùa đông, cuối mùa thường có gió bão gây ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp. Mùa đông khô lạnh, có những ngày nhiệt độ xuống thấp xuất hiện sương muối gây tác động tới sản xuất nông nghiệp, cuối mùa đông có mưa phùn, độ ẩm không khí cao. Nhiệt độ trung bình khoảng 23,9oC. Sự thay đổi nhiệt độ giữa các tháng trong năm khá lớn. Nhiệt độ tháng nóng nhất (tháng 6, 7, 8) có ngày lên đến 36-37oC, trong khi đó nhiệt độ tháng lạnh nhất (tháng 12,1) có ngày xuống tới 6-7oC. Tổng lượng nhiệt cả năm khoảng 8.500oC.

- Lượng mưa: tổng lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.770 mm, năm cao nhất lên tới 2.311 mm và năm thấp nhất là 1.264 mm và phân bố không đều theo thời gian. Lượng mưa tập trung chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8 (tháng 8 có

lượng mưa cao nhất 476mm) nên thường gây ra tình trạng úng lụt vào những tháng này. Trong khi đó, tháng 2, 3 có lượng mưa khá thấp, chỉ đạt 14 mm, cá biệt có những năm chỉ đạt 6mm (UBND huyện Nam Sách, 2016).

- Nguồn nước mặt: trên địa bàn huyện Nam Sách có Sông Thái Bình và một nhánh của sông Thái Bình là sông Kinh Thầy chảy qua, bao bọc lấy ba mặt chính: Tây, Bắc và Đông của huyện. Hàng năm lưu lượng chảy của hai con sông này đạt 700 - 800 triệu m3 nước, mang lại nguồn lợi kinh tế không nhỏ cho huyện, cung cấp nước tưới cho hàng ngàn ha đất canh tác, bồi đắp phù sa cho đồng ruộng và là các tuyến đường thuỷ quan trọng của tỉnh. Nam Sách nằm ngoài khu vực trị thuỷ sông Hồng, lại ảnh hưởng của thuỷ triều, do đó mực nước của 2 con sông Thái Bình và sông Kinh Thầy dâng lên cao vào những tháng 7, 8, làm cho chênh lệch giữa Phả Lại (đầu nguồn) và Bá Nha (cuối nguồn) cao, xấp xỉ 3 mét. Tuy nhiên, mưa lớn và tập trung vào vài tháng trong năm tạo ra mất cân đối nước cục bộ theo thời gian, gây ra tình trạng úng lụt và hiện tượng lở ở một số đoạn sông. Các tháng 7, 8, 9 mưa nhiều, cường độ lớn gây ngập úng ở một số xã vùng trũng và ven sông, ảnh hưởng nhiều đến sản xuất vụ mùa. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho huyện phải thường xuyên đối phó với nguy cơ úng lụt.

Ngoài nguồn nước mặt của 2 con sông, Nam Sách còn có hàng trăm km sông trung thủy nông và đều bắt nguồn từ các cống hoặc trạm bơm góp phần điều tiết chế độ tưới tiêu cho hàng ngàn ha đất nông nghiệp của huyện và khoảng trên 1.000 ha ao hồ, đầm các loại với trữ lượng nước khá lớn, không chỉ phục vụ cho các nhu cầu nước tại chỗ mà còn có ý nghĩa lớn đối với phát triển, nuôi trồng thuỷ sản.

- Nguồn nước ngầm: theo kết quả khảo sát sơ bộ, nước ngầm có trữ lượng lớn, phân bố ở độ sâu 15-25m, song chất lượng không được tốt vì có nhiều tạp chất nhất là sắt, magiê, mangan... Chất lượng nước ở các xã phía Bắc như Quốc Tuấn, Hợp Tiến, Hiệp Cát, Nam Hưng, Nam Tân có chất lượng tốt hơn, tổng độ khoáng cao, hàm lượng các ion: Na+ 1,64; Cl- 2,19, nước lợ, tanh, độ cứng cao, cần phải có quy trình xử lý chặt chẽ trước khi đưa vào cho sản xuất và sinh hoạt.. Theo một tài liệu địa chất, nếu khai thác nước ở tầng chứa nước cuội sỏi Pleixtoxen và tầng chứa nước Plioxen (N2) thì có thể đáp ứng nước với trữ lượng 20.000 m3/ngày đêm (UBND huyện Nam Sách, 2016).

Nhìn chung, lượng nước ngầm của huyện tương đối dồi dào, đủ cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đây là nguồn nước dự trữ trong tương lai của huyện cho phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cho phát triển công nghiệp.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Đất đai trong nông nghiệp là tư liệu sản xuất chủ yếu đặc biệt không thể thay thế được, đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Đất là thành phần quan trọng của môi trường sống, phân bố dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa và xã hội. Theo số liệu thống kê của phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Nam Sách, tính đến ngày 31/12/2016, tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 11.100,55 ha trong đó, đất nông nghiệp chiếm 64,22%, đất phi nông nghiệp chiếm 35,78%. Cụ thể qua số liệu bảng 3.1 có thể thấy tình hình sử dụng đất đai của huyện như sau:

Qua 3 năm, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm: Năm 2015 là 7.187,34 ha giảm 0,06% so với năm 2016, năm 2016 là 7.128,28 ha giảm 0,07% so với năm 2015.

Diện tích đất nông nghiệp giảm do nguyên nhân chủ yếu là việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất, chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, vật liệu xây dựng và chuyển sang làm đất ở. Trong diện tích đất nông nghiệp thì đất trồng cây hàng năm chiếm phần lớn, năm 2015 chiếm 84,55% diện tích đất nông nghiệp và diện tích đất này lại có xu hướng giảm qua các năm, bình quân 3 năm giảm 0,09%. Nguyên nhân giảm là do một phần diện tích cây hàng năm chuyển sang làm kinh tế trang trại, gia trại. Diện tích đất trồng cây lâu năm có xu hướng không đổi.

Diện tích đất dùng cho NTTS có xu hướng không đổi, có diện tích 958,13 ha chiếm 8,63% diện tích đất tự nhiên (Bảng 3.1), tập trung cho việc phát triển diện tích ao nuôi cá thịt các loại như Rô phi đơn tính, mè, Trắm cỏ và nuôi cá giống. Riêng diện tích đất nông nghiệp khác của huyện theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của phòng TNMT huyện qua 3 năm là không có nhiều thay đổi và chỉ chiếm 0,01% diện tích đất nông nghiệp.

Diện tích đất phi nông nghiệp của huyện Nam Sách có xu hướng tăng nhẹ qua 3 năm do diện tích đất nông nghiệp chuyển sang, diện tích phi nông nghiệp năm 2015 là 3.913,35 ha, tăng 0,11% so với năm 2014, năm 2016 là 3.918,27 ha tăng 0,11% so với năm 2015.

Bảng 3.1. Tình hình sử dụng đất đai của huyện Nam Sách năm 2014-2016 ĐVT: ha TT Chỉ tiêu Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%) (2)/(1) (3)/(2) BQ Tổng diện tích tự nhiên 11.100,55 11.100,55 11.100,55 - - - 1 Đất nông nghiệp 7.191,29 7.187,20 7.182,28 99,94 99,93 99,93

1.1 Đất sản xuất nông nghiêp 6.227,45 6.223,34 6.218,42 99,93 99,92 99,92

1.1.1 Đất trồng cây hàng năm 5.266,57 5.262,46 5.257,54 99,92 99.91 99,91

1.1.1.1 Đất trồng lúa 4.663,45 4.663,15 4.663,15 99,99 100,00 99,99

1.1.1.2 Đất trồng cây hàng năm khác 603,11 599,31 594,39 99,27 99,18 99,22

1.1.2 Đất trồng cây lâu năm 960,88 960,88 960,88 100,00 100,00 100,00

1.2 Đất nuôi trồng thuỷ sản 958,13 958,15 958,15 100,01 100,00 100,00

1.3 Đất nông nghiệp khác 5,71 5,71 5,71 100,00 100,00 100,00

2 Đất phi nông nghiệp 3.909,26 3.913,35 3.918,27 100,11 100,11 100,11

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nam Sách (2016)

3.1.2.2. Giáo dục

Toàn huyện Nam Sách có 19/19 xã, thị trấn đều có trường trung học cơ sở và tiểu học. Ở mỗi xã, thị trấn đều có các trường phổ thông cơ sở từ lớp 6 – 9 và các trường tiểu học từ lớp 5 trở xuống. huyện có 4 trường phổ thông trung học chính quy. Tính đến hết tháng 12/2016 toàn huyện có 46 trường đạt chuẩn Quốc gia. Mức độ đạt chuẩn của THCS tỷ lệ phổ cập 96%, của tiểu học tỷ lệ phổ cập 100%. Tỷ lệ tốt nghiệp THCS đạt 100%, tiểu học đạt 100%. Năm học 2015 – 2016 đã huy động được 44,5% số trẻ trong độ tuổi ra nhà trẻ, 98,5% số trẻ trong độ tuổi ra mẫu giáo (trong đó 100% trẻ 5 tuổi ra mẫu giáo), 100% trẻ 6 tuổi vào học lớp 1, 100% số học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6 và 96,9% học sinh tốt nghiệp lớp 9 vào học lớp 10 (tăng 4,6% so với năm trước). Hoàn thành phổ cập trẻ 5 tuổi ra mẫu giáo. Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục Tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập Trung học cơ sở và tiếp tục triển khai tốt công tác phổ cập bậc Trung học (UBND huyện Nam Sách, 2016).

Công tác quản lý giáo dục được tăng cường; chất lượng đội ngũ giáo viên tiếp tục được nâng lên; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học được quan tâm đầu tư, tủ lệ phòng học kiên cố đạt 93,7% (tăng 2,7% so với năm học trước). Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được các cấp chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn quan tâm thực hiện (UBND huyện Nam Sách, 2016). 3.1.2.3. Y tế

Toàn huyện có 1 bệnh viện đa khoa tuyến huyện, 1 trung tâm y tế dự phòng, mỗi xã, thị trấn có 1 trạm xá phục vụ khám chữa bệnh cho người dân. Bao gồm 216 giường bệnh và 250 cán bộ y tế. Tính đến hết năm 2016 toàn huyện có 17 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2, 100% đã đạt chuẩn giai đoạn 1 (UBND huyện Nam Sách, 2016).

3.1.2.4. Hệ thống giao thông, thủy lợi

Nam Sách nằm dọc quốc lộ 37 nối quốc lộ 5 và tỉnh lộ 390. Những thuận lợi về giao thông đường bộ, đường sông tạo điều kiện cho huyện giao lưu kinh tế - văn hoá với bên ngoài.

Nam Sách có 609,84km đường giao thông, trong đó: Đường Quốc lộ 11,9km, đường tỉnh lộ 8,16km, đường huyện 30,98km, đường liên xã 88,22km, đường thôn 220,52km, đường xóm 169,78km và đường ra đồng là 80,28km. Hầu hết các tuyến đường đã được rải nhựa hoặc bê tông hoá (UBND huyện Nam Sách, 2016).

Toàn huyện có 25 trạm bơm, 50km đê và 368,5km kênh mương nội đồng đảm bảo tưới tiêu cho diện tích đất nông nghiệp trong toàn huyện.

3.1.2.5. Hệ thống thông tin liên lạc - lưới điện

Huyện có 27 đài phát thanh ở 19 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn, số giờ phát thanh là 60 phút/ngày, hàng ngày đài truyền thanh của huyện, xã phát các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như của chính quyền địa phương tới toàn thể nhân dân. Hệ thống điện thoại cũng được phát triển trong các phòng Ban của huyện và tư nhân cũng mua sắm nhiều. Tổng số trạm thu phát sóng BTS trên địa bàn huyện là 68 trạm. Trên địa bàn huyện hệ thống lưới điện tương đối phát triển đã có 19/19 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, 251 trạm biến áp hạ thế (364 máy) với tổng dung lượng 106,9 MW (UBND huyện Nam Sách, 2016).

3.1.2.6. Dân số và lao động

Tổng số hộ gia đình của huyện Nam Sách năm 2015 là 22.471 hộ tăng 0,42% so với năm 2014, năm 2016 có 22.534 hộ, tăng 0,28% so với năm 2015. Mặc dù vậy, số hộ NN lại có xu hướng giảm đi, năm 2015 có 3.924 hộ giảm 9,63% so với năm 2014, năm 2016 có 3.648 hộ, giảm 7,03% so với năm 2015. Số hộ kiêm và hộ phi NN lại có xu hướng tăng lên, năm 2015 có 12.724 hộ kiêm và 5.822 hộ phi nông nghiệp, hộ kiêm tăng 0,3 % và hộ phi nông nghiệp tăng 8,86% so với năm 2014 năm 2016 có 12.902 hộ kiêm và 5.984 hộ phi nông nghiệp, tăng 1,39% và 2,78% so với năm 2015.

Số lao động của huyện Nam Sách tuy có tăng lên nhưng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng số nhân khẩu. Năm 2015, tổng số lao động là 61.186 lao đồng, tăng 1,58% so với năm 2014, trong đó lao động nông nghiệp là 10.622 lao động, tăng 4,11% so với năm 2014, lao động kiêm là 27.732 người tăng 0,81% so với năm 2014, lao động phi nông nghiệp là 22.832 người tăng 1,39% so với năm 2014. Năm 2016 có 61.997 lao động tăng 1,33% so với năm 2015, trong đó, lao động nông nghiệp là 10.774 lao động, tăng 1,43% so với năm 2015, lao động kiêm là 28.250 người tăng 1,87% so với năm 2015, lao động phi nông nghiệp là 22.973 người tăng 0,62% so với năm 2015.

Qua số liệu trên, ta thấy dân số và lao động huyện Nam Sách đã có sự chuyển biến rõ rệt theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa, tuy nhiên, tốc độ phát triển vẫn còn chậm.

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của huyện Nam Sách năm 2014-2016

Stt Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 (1) Năm 2015 (2) Năm 2016 (3) So sánh (%)

SL CC(%) SL CC(%) SL CC(%) (2)/(1) (3)/(2) BQ

I Tổng dân số Người 114.215 100 115.156 100 116.105 100

II Tổng số hộ Hộ 22.377 22471 22.534 100,42 100,28 100,26

1 Nông nghiệp Hộ 43.42 19,40 3924 17,46 3.648 16,19 90,37 92,97 91,32

2 Hộ kiêm 12.687 56,69 12725 56,63 12.902 57,25 100,30 101,39 100,84

3 Phi nông nghiệp Hộ 5.348 23,89 5822 25,91 5.984 26,56 108,86 102,78 105,78

III Tổng số LĐ Người 60231 61.186 61.997 101,58 101,33 101,45

1 Lao động NN Người 10.203 16,94 10.622 17,36 10.774 17,38 104,11 101,43 102,76

2 Lao động kiêm 27.510 45,67 27.732 45,32 28.250 45,56 100,81 101,87 101,34

3 Lao động phi NN Người 22.518 37,38 22.832 37,32 22.973 37,06 101,39 100,62 101,00

IV Một số chỉ tiêu bình quân

1 BQ khẩu/ hộ Người 5,1 - 5,12 - 5,15 -

2 BQ LĐ / hộ Người 2,69 - 2,72 - 2,75 -

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Nam Sách (2016)

3.1.3. Tình hình phát triển kinh tế trên địa bàn huyện Nam Sách

Qua bảng 3.3 ta thấy, nhìn chung kinh tế huyện Nam Sách đã có sự tăng trưởng khá nhưng không đồng đều. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Nam Sách là tăng dần tỷ trọng ngành CN-TTCN và TM-DV, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tổng giá trị thu được là 6.165,1 tỷ đồng năm 2016.

Nam Sách là huyện nông nghiệp của tỉnh Hải Dương nên hoạt động sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)