Tình hình lao động của các hộ nuôi cá lồng được điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 96 - 97)

Stt Lao động Đơn vị nhóm I Hộ (n=16) Hộ nhóm II (n=29) Hộ nhóm III (n=11) 1 Tổng số nhân khẩu Người 92 158 63 2 Số lao động Người 68 121 35 Trong đó, nữ % 48,53 47,11 45,71 3 Số lao động nuôi cá lồng Người 31 62 24 Trong đó, nữ % 41,94 35,48 33,33 4 Số lao động nuôi cá lồng bình quân / hộ Người 1,94 2,14 2,18 5 Số lao động đi thuê BQ/hộ Người 1,38 2,14 2,36 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017) 4.2.2.3. Vốn

Vốn là nguồn lực quan trọng ảnh hưởng nhiều tới hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn được đảm bảo, hoạt động sản xuất kinh doanh thuận lợi hơn, tuy nhiên cần căn cứ vào tất cả nguồn lực để thực hiện huy động vốn. Đối với nuôi cá lồng trên sông, chi phí đầu tư ban đầu vào lồng bè, nhà cửa, trang thiết bị... rất lớn, trong quá trình nuôi, chi phí thức ăn cho cá chiếm tỷ lệ cao do số lượng cá nhiều, nhu cầu dinh dưỡng ngày càng cao, chính vì vậy, nhu cầu về vốn cho nuôi cá lồng trên sông lớn.

Qua bảng 4.36 cho thấy tỷ lệ vốn tự có của các nhóm hộ chiếm tỷ lệ ít trong cơ cấu vốn, tỷ lệ vốn vay gấp nhiều lần so với vốn tự có. Cụ thể, đối với hộ nhóm I, Vốn tự có là 69,44 triệu đồng chiếm 13,75%; vốn đi vay là 435,47 triệu đồng chiếm

86,25%, cao gấp 6,27 lần so với vốn tự có; đối với hộ nhóm II, vốn tự có là 86,31 triệu đồng chiếm 13,84%, vốn đi vay là 537,59 triệu đồng chiếm 86,16%, cao gấp 6,23 lần so với vốn tự có; đối với hộ nhóm III vốn tự có là 125,45 triệu đồng chiếm 13,5%, vốn đi vay là 803,42 triệu đồng chiếm 86,5%, cao gấp 6,4 lần so với vốn tự có.

Tỷ lệ vốn đi vay nhiều đồng nghĩa với phải trả tiền lãi lớn, hệ số quay vòng vốn chậm, khả năng vay tiếp khó....điều đó ảnh hưởng tới quá trình nuôi cá lồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển nuôi cá lồng trên sông tại huyện nam sách, tỉnh hải dương (Trang 96 - 97)