Hỗ trợ người khuyết tật chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 140)

Diễn giải Đơn vị tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ 1. Tổng số NKT được khám

chữa bệnh ban đầu tại Trạm y tế Người 1.205 1.233 1.324 102,32 107,38 104,82 2. Số NKT được lập sổ theo dõi

chăm sóc sức khỏe Người 1.364 1.445 1.576 105,94 109,07 107,49 3. Số NKT được cấp thuốc

miễn phí Người 1.205 1.233 1.324 102,32 107,38 104,82 4. Trị giá thành tiền Triệu

đồng 102,5 111 127 108,29 114,41 111,31 5. Số NKT được tuyên truyền,

hướng dẫn chăm sóc sức khỏe. Người 1.360 1.400 1.530 102,94 109,29 106,07 6. NKT được lắp chân giả, tay

giả miễn phí Người 12 - 50 - - 204,12

7. NKT được phẫu thuật chỉnh

hình miễn phí Người 8 4 5 50,00 125,00 79,06 8. Số NKT được cấp xe lăn, xe

lắc miễn phí Người 36 45 50 125,00 111,11 117,85 Nguồn: Phòng Y tế, Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao (2016, 2017, 2018) Ý kiến đánh giá của NKT và gia đình NKT đối với công tác chăm sóc sức khỏe cho thấy: Về tinh thần thái độ phục vụ của y bác sỹ có 39,28% đánh giá tốt, 40,47% đánh giá khá và 20,25% đánh giá ở mức trung bình; về chất lượng dịch vụ y tế tốt chiếm tỷ lệ 41,66%, khá 45,23%, trung bình 9,5%, đặc biệt lưu ý có 3,61% ý kiến cho rằng chất lượng dịch vụ y tế còn yếu kém, đây là vấn đề ngành y tế nói chung cần quan tâm hơn nữa trong thời gian tới; về nội dung các buổi tuyên truyền, phổ biến, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng cho NKT có 83,33% đánh giá tốt, 16,67% đánh giá mức khá, không có ý kiến đánh giá trung bình, yếu kém; về chất lượng các chương trình hỗ trợ nhân đạo 82,14% ý kiến đánh

giá tốt, 17,86% đánh giá khá.

Bảng 4.10. Ý kiến của người khuyết tất, gia đình người khuyết tật về hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng

ĐVT: %

Diễn giải Tốt Khá Trung bình Kém

1. Tinh thần thái độ phục vụ của y bác sỹ 39,28 40,47 20,25 0,00 2. Chất lượng dịch vụ y tế 41,66 45,23 9,50 3,61 3. Nội dung các buổi tuyên truyền, hướng

dẫn về chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng NKT

83,33 16,67 0,00 0,00

4. Chất lượng các chương trình hỗ trợ nhân đạo cho NKT

82,14 17,86 0,00 0,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2018)

4.1.3.3. Hỗ trợ giáo cho người khuyết tật

* Giáo dục hòa nhập cho học sinh khuyết tật

Nhà nước chủ trương tạo điều kiện để NKT được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật. Hiện nay trên địa bàn huyện có tổng số 52 cơ sở giáo dục thuộc huyện quản lý gồm: 01 Trung tâm giáo dục nghề nghiệp- giáo dục thường xuyên và 51 Trường Mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. Ngoài ra còn có 01 Trường Đại học, 01 Trường cao đẳng đóng chân trên địa bàn. Mặc dù trên địa bàn huyện chưa có Trung tâm hỗ trợ giáo dục chuyên biệt cho người khuyết tật, nhưng nhìn chung các cơ sở giáo dục, đào tạo trên địa bàn huyện thực hiện tốt các quy định của nhà nước trong việc tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên khuyết tật được học tập hòa nhập (Báo cáo tổng kết năm học của UBND huyện Lâm Thao năm học 2016-2017, 2017-2018).

Qua bảng 4.11 ta thấy, học sinh khuyết tật được đi học hòa nhâp tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện nhìn chung ngày càng tăng, đặc biệt là bậc học mầm non và tiểu học. Khối mầm non: Năm 2017 số học sinh khuyết tật tham gia học giáo dục hòa nhập tăng 36% so năm 2016, năm 2018 tăng 20% so năm 2017. Khối Tiểu học: Năm 2017 tăng 21% so năm 2016, năm 2018 tăng 15% so năm 2017. Đây là dấu hiệu tốt cho thấy không chỉ có sự quan tâm của ngành giáo dục mà còn có sự quan tâm hợp tác của các bậc cha mẹ trong việc đảm bảo cho trẻ em khuyết tật có quyền được học tập như các trẻ em khác.

Bảng 4.11. Tình hình học sinh khuyết tật học hòa nhập tại các cơ sở giáo dục từ năm học 2015-2016 đến năm học 2017-2018 Diễn giải Năm học Tốc độ phát triển (%) 2015-2016 (Học sinh) (a) 2016-2017 (Học sinh) (b) 2017-2018 (Học sinh) (c) b/a c/b BQ 1. Trung tâm GDNN-GDTX huyện 30 3 3 100,00 100,00 100,00 2. Khối Mầm non 33 45 54 136,36 120,00 127,92 3. Khối tiểu học 28 34 39 121,43 114,71 118,02 4. Khối THCS 26 30 35 115,38 116,67 116,02 5. Khối THPT 5 6 6 120,00 100,00 109,54 Tổng số 95 118 137 124,21 116,10 120,09

Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Thao (2018) Việc đánh giá kết quả học tập đối với học sinh học hòa nhập được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT bổ sung một số điều của Quy định đánh giá học sinh tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT, theo đó tùy theo dạng khuyết tật của từng học sinh khuyết tật sẽ có cách đánh giá riêng, đảm bảo đánh giá đúng khả năng hòa nhập của học sinh, vì sự tiến bộ của học sinh; coi trọng việc động viên, khuyến khích sự cố gắng trong học tập, rèn luyện của học sinh; giúp học sinh phát huy nhiều nhất khả năng.

Để đáp ứng tốt nhiệm vụ, hàng năm ngành Giáo dục huyện thường xuyên cử các giáo viên, nhân viên trường học tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng dạy dỗ đối với học sinh khuyết tật.

* Thực hiện chính sách ưu đãi giáo dục cho người khuyết tật

Người khuyết tật học tại các cơ sở giáo dục được miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến 2020 - 2021; Thông tư liên tịch số 09/2016/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn một số điều của Nghị định số 86/2015/NĐ-CP và Thông tư số 42/2013/TT-BGDĐT-BLĐTBXH quy định chính sách về giáo dục đối với NKT.

Bảng 4.12. Tình hình học sinh khuyết tật được hưởng chính sách miễn, giảm học phí vàhọc bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập Diễn giải ĐVT Năm học 2015- 2016 (a) Năm học 2016- 2017 (b) Năm học 2017- 2018 (c) Tốc độ phát triển (%) b/a c/b BQ

1. Tổng số học sinh khuyết tật Học sinh 95 118 137 124,21 116,10 120,09 2. Số học sinh khuyết tật thuộc

diện hộ nghèo/cận nghèo được hỗ trợ học bổng; miễn, giảm học phí và mua sắm phương tiện, đồ dùng học tập Học sinh 17 31 48 182,35 154,84 168,03 3. Tỷ lệ học sinh khuyết tật được hỗ trợ so tổng số học sinh khuyết tật. % 18 15 35 - - -

4. Tổng số tiền được hỗ trợ Triệu đồng 69,38 136,98 234 197,43 170,83 183,65 Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lâm Thao (2018) Qua bảng trên cho thấy: Tất cả các chính sách miễn giảm học phí, học bổng, hỗ trợ mua sắm phương tiện đồ dùng học tập đều được áp dụng đối với tất cả học sinh khuyết tật gồm khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng và khuyết tật nhẹ. Đây là chính sách ưu đãi của nhà nước trong việc hỗ trợ học sinh khuyết tật tham gia học tập. Tỷ lệ học sinh khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi giáo dục có sự biến động giữa các năm học: Năm học 2015-1016 đạt tỷ lệ 18%, năm học 2016-2017 đạt tỷ lệ 15%, năm học 2017-2018 tăng lên 35%. Số học sinh khuyết tật tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục ngày càng tăng, trong khi theo xu thế chung tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ngày càng giảm. Tỷ lệ học sinh khuyết tật được hưởng chính sách ưu đãi giáo dục có sự biến động giữa các năm học như vậy có thể do các nguyên nhân như: Việc hướng dẫn, triển khai chính sách trong các trường học còn để sót đối tượng; Hội đồng xác định mức độ khuyết tật, tâm lý gia đình NKT và bản thân NKT cho rằng nếu đánh giá được khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng thì mới cấp và nhận giấy xác nhận khuyết tật, nếu chỉ khuyết tật nhẹ không được hưởng các chính sách bảo trợ xã hội nên có tâm lý không quan tâm, trong khi chính sách ưu đãi giáo dục cho người khuyết tật lại được áp dụng đối với cá NKT nhẹ. Đây là vấn đề đặt ra trong thời gian tới cho công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này.

được tính mỗi tháng bằng 80% mức lương tối thiểu quy định trong từng thời kỳ. Chính sách hô trợ phương tiện, đồ dùng học tập được hỗ trợ mỗi một năm học 1 triệu đồng/hoc sinh khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo.

Quy trình hỗ trợ: Các nhà trường có trách nhiệm phối hợp với chính quyền cấp xã hướng dẫn phụ huynh học sinh làm hồ sơ, tổng hợp đề nghị Phòng Giáo dục & Đào tạo, Phòng LĐ-TB&XH thẩm định và đề nghị Phòng Tài Chính - Kế hoạch huyện bố trí kinh phí chi trả thông qua các nhà trường.

Bảng 4.13. Ý kiến của NKT, gia đình NKT về chính sách hỗ trợ giáo dục cho người khuyết tật Đơn vị tính: % Diễn giải Rất thiết thực, phù hợp/ rất kịp thời, đúng đối tượng Thiết thực, phù hợp/kịp thời đối tượng Không thiết thực, phù hợp/ chưa kịp thời, sai đối tượng

1. Công tác tuyên truyền, phổ biến về hỗ trợ học sinh khuyết tật học hòa nhập trong các nhà trường

80,95 16,66 4,39

2. Việc giải quyết chính sách hỗ trợ học sinh khuyết tật về cấp bù học phí, học bổng và hỗ trợ phương tiện đồ dùng học tập tại địa phương

77,38 22,62 0,00

3. Đối tượng thụ hưởng 88,09 11,91 0,00

4. Sự phối hợp, hướng dẫn của cán bộ chính sách cấp xã và giáo viên các nhà trường trong việc làm hồ sơ giải quyết chế độ.

84,52 14,28 1,20

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua các ý kiến được hỏi hầu hết đều có đánh giá tốt về việc thực hiện chính sách hỗ trợ giáo dục của các ngành chức năng và chính quyền địa phương. Tuy nhiên vẫn có 4,39% ý kiến cho rằng công tác tuyên truyền phổ biến về chính sách còn chưa kịp thời, còn tình trạng người được thụ hưởng chưa được biết đến chính sách dẫn đến làm hồ sơ chậm, muộn không được giải quyết; có 1,2% ý kiến cho rằng công tác phối hợp, hướng dẫn của cán bộ chuyên môn cấp xã hoặc giáo viên các nhà trường còn chưa kịp thời.

được hỗ trợ của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể thông qua các quỹ khuyến học, quỹ bảo trợ trẻ em, quỹ nhân đạo...để hỗ trợ học sinh khuyết tật nhân dịp Tết Nguyên đán, Tết Trung thu, ngày quốc tế thiếu nhi với trên 300 lượt học sinh khuyết tật được thăm tặng quà, học bổng, hỗ trợ quần áo, sách vở học tập trị giá hàng trăm triệu đồng (Báo cáo tổng kết 2,5 năm hoạt động quỹ khuyến học huyện Lâm Thao nhiệm kỳ 2015-2020)

4.1.3.4. Một số chính sách hỗ trợ khác đối với người khuyết tật

* Hỗ trợ học nghề và việc làm

Theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật là một trong các nhóm đối tượng được ưu tiên hỗ trợ đào tạo nghề, cụ thể: Khi tham gia đào tạo chương trình sơ cấp nghề (đào tạo dưới 3 tháng), NKT được hỗ trợ chi phí đào tạo 6 triệu đồng/học viên. Bên cạnh đó, NKT còn được hỗ trợ tiền ăn 30.000 đồng/ngày thực học và tiền đi lại 300.000 đồng/người/khóa học nếu địa điểm đào tạo ở xa nơi cư trú từ 5km trở lên.

Huyện Lâm Thao đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015, do vậy công tác đào tạo nghề cho lao động nói chung và NKT nói riêng được đặc biệt quan tâm nhằm đạt chuẩn tiêu chí tỷ lệ lao động qua đào tạo, tạo việc làm mới và duy trì các tiêu chí nông thôn mới.

Theo báo cáo đánh giá công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm hàng năm: Chính quyền các cấp đã có sự quan tâm phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, phố biến về chính sách của đảng, nhà nước về hỗ trợ học nghề, song công tác đào tạo nghề còn một số mặt còn hạn chế như: Chưa theo kịp xu thế phát triển thị trường lao động, cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề của các cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư đồng bộ, đào tạo nghề cho các đối tượng yếu thế như người khuyết tật, người chấp hành xong hình phạt tù, người nghiện ma túy đi cai nghiện còn hạn chế…(Báo cáo kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Lâm Thao giai đoạn 2015-2018).

Qua bảng 4.14 cho thấy, số lao động nông thôn được đào tạo nghề tăng hàng năm. Tuy nhiên tỷ lệ NKT tham gia học nghề chiếm tỷ lệ rất thấp so tổng số lao động nông thôn được đào tạo nghề tại địa phương: Năm 2016 là 0,4%, năm 2017, 2018 là 0,6%. Tương ứng tỷ lệ người khuyết tật sau đào tạo có việc làm cũng rất thấp: Năm 2016 là 0,34%, năm 2017, 2018 là 0,43%.

Bảng 4.14. Kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn từ năm 2016-2018 trên địa bàn huyện Lâm Thao

Diễn giải ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ 1. Tổng số lao động nông

thôn được học nghề Người 1.275 1.350 1.405 105,88 104,07 104,97 Trong đó: Là NKT Người 5 8 9 160,00 112,50 134,16 Tỷ lệ NKT so tổng số % 0,40 0,60 0,60 - - - 2. Tổng số người đã học xong được cấp chứng chỉ nghề Người 1.275 1.350 1.405 105,88 104,07 104,97

Là người khuyết tật Người 5 8 9 160,00 112,50 134,16 Tỷ lệ NKT so tổng số % 0,40 0,60 0,60

3. Tổng số người có việc

làm Người 869 932 976 107,25 104,72 105,98 - Là người khuyết tật Người 3 4 4 133,33 100,00 115,47 - Tỷ lệ NKT so tổng số % 0,34 0,43 0,43 - - - Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao (2016, 2017, 2018)

* Các chính sách hỗ trợ khác

Người khuyết tật trên địa bàn huyện được hưởng các chương trình trợ giúp pháp lý do Trung tâm trợ giúp pháp lý phối hợp với Phòng Tư pháp và Phòng Lao độngTBXH tổ chức tuyên truyền hàng năm.

Bảng 4.15. Kết quả hỗ trợ pháp lý cho người khuyết tật

Diễn giải ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ 1. Tổng số NKT Người 2.459 2.520 2.750 102,48 109,13 105,75 2. Số NKT được tuyên

truyền, trợ giúp pháp lý Người 738 830 880 112,47 106,02 109,20 3. Tỷ lệ NKT được tuyên

truyền, trợ giúp pháp lý so tổng số

% 30,00 33,00 32,00 - - -

Hàng năm, tỷ lệ NKT được trợ giúp pháp lý đạt tỷ lệ trên 30%. Đây là con số chưa cao nhưng phản ánh sự cố gắng của cơ quan quản lý nhà nước các cấp vì NKT là nhóm đối tượng yếu thế đặc thù, việc truyền tải các chủ trương, chính sách cũng như quyền, nghĩa vụ của NKT đòi hỏi phải làm dưới nhiều hình thức phù hợp với các nhóm khuyết tật khác nhau.

Bảng 4.16. Kết quả hỗ trợ người khuyết tật xây dựng nhà đại đoàn kết, vay vốn phát triển kinh tế

Diễn giải ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ 1. Số hộ gia đình NKT có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết Hộ 11 7 7 63,64 100,00 79,77 2. Số tiền hỗ trợ xây dựng nhà Đại đoàn kết cho hộ gia đình NKT.

Triệu

đồng 1.150 710 725 61,74 102,11 79,40 3. Số hộ gia đình có NKT

được hỗ trợ vay vốn ưu đãi phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 82 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)