Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện lâm thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 53)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện lâm thao

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội của huyện lâm thao

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê năm 2018, toàn huyện có 29.056 hộ dân, dân số là 104.337 người, mật độ dân số trung bình 1.068 người/km2, cao nhất là xã Tứ Xã với 2.300,4 người/km2, thấp nhất là xã Xuân Lũng 823,13 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,74%. Trên địa bàn huyện có 100% người dân thuộc dân tộc kinh sinh sống (Chi cục thống kê huyện Lâm Thao, 2018).

Toàn huyện có 62.821 người trong độ tuổi lao động, chiếm 60,69% dân số, trong đó số người trong độ tuổi lao động tham gia hoạt động kinh tế chiếm tỷ lệ 56,8% dân số. Số lao động có việc làm là 57.377 người, chiếm tỷ lệ 97,6%, trong đó nữ chiếm 50,49%. Cụ thể: Số lao động có việc làm trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp chiếm 25%; Công nghiệp xây dựng chiếm 45,2%; Thương mại dịch vụ chiếm 29,8% (Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao, 2018).

Nhìn chung chuyển dịch cơ cấu sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở Lâm Thao còn chậm, sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ còn khó khăn; ngành nghề phát triển chậm, còn một bộ phận lao động thiếu việc làm hoặc việc làm không ổn định, thu nhập thấp.

3.1.2.2. Tình hình kinh tế xã hội

Lâm Thao là huyện có mật độ dân số tương đối cao, là huyện đồng bằng duy nhất của tỉnh Phú Thọ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Phú Thọ nên có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội. Huyện đã được công nhận là huyện nông thôn mới đầu tiên của tỉnh Phú Thọ năm 2015, tạo đà cho Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân trong huyện phấn đấu sớm đưa Lâm Thao trở thành huyện công nghiệp vào năm 2020 (Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Lâm Thao lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2015-2020). Tình hình chính trị trên địa bàn huyện ổn định, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, kinh tế - văn hoá - xã hội phát triển, trình độ dân trí đồng đều, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Huyện có nguồn lao động dồi dào và còn tăng lên nhanh, điều đó vừa là lợi thế cho sự phát triển nhưng cũng là một áp lực về đời sống và việc làm. Để nâng cao mức sống dân cư thì vấn đề cần thiết và cấp bách đặt ra là giải quyết việc làm, sử dụng tối đa tiềm năng lao động xã hội, tạo nguồn thu nhập cho người lao động góp phần vào sự tăng trưởng và phát triển kinh tế địa phương.

Bảng 3.1. Tổng hợp một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao

Diễn giải Đơn vị 2016 2017 2018 Tốc độ phát triển (%)

17/16 18/17 BQ 1. Giá trị tăng thêm (giá 2010) Tỷ đồng 2.598,30 2.665,00 2.689,90 102,57 100,93 101,75

2. Giá trị tăng thêm bình quân/người/năm Triệu đồng 35,40 38,50 39,02 108,76 101,35 104,99

3. Tổng vốn đầu tư phát triển Tỷ đồng 1.573,00 1.730,00 1.933,00 109,98 111,73 110,85

4. Tổng thu ngân sách nhà nước Triệu đồng 379.374,00 408.688,00 484.183,00 107,73 118,47 112,97

5. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên % 0,93 0,79 0,74

6. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng (cân nặng) % 13,17 12,43 11,40

7. Tỷ lệ hộ nghèo % 3,32 2,72 2,18

8. Số lao động được giải quyết việc làm tăng thêm Người 1.306,00 1.325,00 1.320,00 101,45 99,62 100,53

Trong đó: Số lao động đi xuất khẩu Người 411,00 414,00 425,00 100,73 102,66 101,69

9. Tỷ lệ lao động qua đào tạo Người 55,90 59,50 63,20 106,44 106,22 106,33

10. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT % 80,00 83,00 85,30

11. Tỷ lệ hộ gia đình đạt chuẩn văn hóa % 94,70 94,90 93,00

12. Tỷ lệ trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia % 100,00 100,00 100,00 13. Tỷ lệ người dân nông thôn được dùng nước sinh hoạt hợp vệ sinh % 95,20 98,50 98,80 14. Tỷ lệ chính quyền cơ sở đạt trong sạch vững mạnh % 75,00 75,00 78,60

15. Số xã đạt chuẩn nông thôn mới xã 10,00 11,00 12,00 110,00 109,09 109,54 Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Lâm Thao (2016, 2017, 2018)

3.1.2.3. Khái quát quá trình hình thành, hoạt động và chức năng, nhiệm vụ của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lâm Thao

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lâm Thao được thành lập từ tháng 9/1999 (thời điểm huyện Lâm Thao được chia tách từ huyện Phong Châu cũ) với tên gọi là phòng Tổ chức - Xã hội; Từ tháng 01/2004 phòng được đổi tên là phòng Nội vụ - Lao động xã hội; Từ tháng 6/2008 đến nay gọi là phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện Lâm Thao, thực hiện chức năng tham mưu giúp UBND huyện quản lý nhà nước về lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, bảo hiểm xã hội (Bảo hiểm xã hội tự nguyện, Bảo hiểm xã hội bắt buộc, Bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công với cách mạng, giảm nghèo, bảo trợ xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, vì sự tiến bộ phụ nữ.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của UBND huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Phú Thọ.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Phòng LĐ-TB&XH: Trình UBND huyện ban hành quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; các chương trình, biện pháp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quản lý được giao. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội; theo dõi việc thi hành pháp luật. Theo dõi, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực phụ trách; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng lãng phí theo quy định của pháp luật và phân công của UBND huyện...

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Lâm Thao là một trong 13 huyện, thành, thị của tỉnh Phú Thọ, sát với trung tâm tỉnh lỵ, có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 02 thị trấn. Đời sống dân cư của huyện ở mức khá so với bình quân chung của tỉnh nhưng còn gặp nhiều khó khăn do tác động suy giảm kinh tế những năm gần đây, bộ phận người dân sinh

sống bằng nghề nông nghiệp dễ bị tác động bởi thiên tai, dịch bệnh, số NKT tiếp tục tăng do di chứng của bệnh tật, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, di chứng chiến tranh và một số nguyên nhân khác. Bên cạnh chú trọng thu hút đầu tư tăng trưởng kinh tế, huyện luôn quan tâm đến các vấn đề xã hội, trong đó có công tác hỗ trợ NKT nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo số liệu thống kê, năm 2018 toàn huyện có 2.791 NKT (thuộc 2.572 hộ gia đình), chiếm tỷ lệ 2,67% dân số, trong đó:

- Theo mức độ khuyết tật: Có 2.308 NKT nặng và đặc biệt nặng đang hưởng lương hưu/trợ cấp ưu đãi người có công/trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, chiếm tỷ lệ 82,7%; có 483 NKT nhẹ, chiếm tỷ lệ 17,3%

- Theo dạng tật: Khuyết tật vận động 1.127 người, chiếm tỷ lệ 40,4%; Khuyết tật nghe, nói 424 người, chiếm tỷ lệ 15,2%; Khuyết tật nhìn 334 người, chiếm tỷ lệ 12%; Khuyết tật thần kinh, tâm thần 344 người, chiếm tỷ lệ 12,33%; Khuyết tật trí tuệ 404 người, chiếm tỷ lệ 14,5%; Khuyết tật khác 169 người, chiếm tỷ lệ 5,57%.

Để phản ánh khách quan QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT ở huyện Lâm Thao, đồng thời để nắm bắt rõ tâm lý so sánh chế độ chính sách và sự quản lý nhà nước trong công tác hỗ trợ NKT giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các địa phương điều kiện kinh tế xã hội phát triển và các địa phương điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, tác giả lựa chọn điều tra chọn mẫu theo vùng tại 06 điểm, đó là: 02 thị trấn, 02 xã: Xuân Lũng và Tiên Kiên đại diện cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, 02 xã: Cao Xá và Tứ Xã đại diện cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển để đánh giá, nghiên cứu. Hơn nữa xã Xuân Lũng, thị trấn Lâm Thao cũng là một trong những đơn vị thời gian qua có một số yếu kém trong QLNN đối với công tác hỗ trợ đối với NKT như: Cấp chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác bảo trợ xã hội chung và người khuyết tật nói riêng, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoạt động hình thức, năng lực, trình độ của cán bộ chuyên môn có nhiều mặt hạn chế, việc đánh giá dạng tật và mức độ khuyết tật đối với một số trường hợp thiếu khách quan khách quan, gây ý kiến dư luận không tốt, đây có thể cũng là khe hở của vấn đề QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT trên địa bàn huyện Lâm Thao hiện nay cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có những giải pháp khắc phục triệt để.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.2.2.1. Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Tài liệu thu thập được từ: Tài liệu, số liệu phản ánh về NKT, công tác trợ giúp NKT, như các thông tin về số liệu (vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…), thông tin trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương, thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội); tài liệu từ các cơ quan: Thống kê, LĐ-TB&XH, Giáo dục & Đào tạo, Y tế, Kinh tế - Hạ Tấng, các tài liệu trên giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên ngành, internet, niên gián thống kê, báo cáo của các địa phương, cơ quan, ban ngành...

3.2.2.2. Thu thập số liệu và thông tin sơ cấp

a. Chọn mẫu điều tra

Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp các đối tượng liên quanbằng một số phương pháp như: Lấy phiếu điều tra theo bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, phỏng vấn sâu. Thông qua nội dung dữ liệu sơ cấp thu thập được, giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề đang nghiên cứu, với hai nội dung chính cần tìm hiểu:

- Nội dung QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT;

- Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT Phương thức điều tra sử dụng mẫu phiếu như sau:

+ Cán bộ quản lý cấp huyện: chúng tôi tiến hành phỏng vấn ở các cấp quản lý khác nhau về sự hỗ trợ đối với người khuyết tật gồm 1 phiếu Phó Chủ tịch UBND quản lý chung, tại phòng LĐTBXH là cơ quan quản lý trực tiếp công tác hỗ trợ cho NKT: 1 phiếu phỏng vấn Trưởng phòng, 01 phiếu phỏng vấn Phó Trưởng phòng và 01 phiếu phỏng vấn chuyên viên;

+ Cán bộ quản lý và trực tiếp làm việc với NKT cấp xã: Để đảm bảo mẫu phiếu đại diện cho tổng thể cả huyện chúng tôi chọn 6 xã đại diện cho 3 vùng kinh tế khác nhau, 2 thị trấn là vùng thuộc thành thị, 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khá và 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn. Tại 06 đơn vị cấp xã điều tra, mỗi đơn vị gồm 3 thành phần cán bộ quản lý và cán bộ làm việc với NKT: Chủ tịch/PCT UBND, Công chức LĐ-TB&XH, Cộng tác viên CTXH, như vậy tổng phiếu điều tra là 18 phiếu;

+ Cán bộ tại các cơ quan phối hợp: có 4 cơ quan phối hợp thực hiện công tác quản lý hỗ trợ NKT là Giáo dục&Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Y tế, Kinh tế - Hạ tầng, chính vì vậy, để có thông tin từ các cơ quan phối hợp chúng tôi tiến hành phỏng vấn mỗi đơn vị 1 phiếu đối với trưởng hoặc phó phòng;

+ Đối tượng thụ hưởng: Vì thời gian và nguồn lực không cho phép tác giả khảo sát số mẫu theo công thưc tính, chính vì vậy tác giả điều tra số mẫu đủ lớn là 84 phiếu (gồm: Người khuyết tật, hộ gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng, hộ gia đình có NKT đã từ trần, NKT đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ…). Tác giả chọn 6 đơn vị hành chính để tiến hành phỏng vấn, 2 thị trấn, 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khá và 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn

Tổng số mẫu phiếu điều tra là 110 phiếu, nội dung của phiếu điều tra nhằm làm rõ các nội dung sau:

- Thông tin hệ thống văn bản hướng dẫn về quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ NKT;

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách trợ giúp NKT; - Thông tin, trình độ, năng lực bộ máy QLNN về công tác hỗ trợ NKT; - Thông tin hướng dẫn trong thực hiện chính sách;

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với NKT; - Sự nhận thức và hiểu biết của người dân về chính sách hỗ trợ đối với NKT; chế độ được thụ hưởng đối với NKT;

b. Nội dung và phương pháp thu thập

Bảng 3.2. Thu thập số liệu thông tin sơ cấp

Loại mẫu Số lượng Nội dung

1. Cơ quan quản lý nhà nước Trong đó + Cấp huyện: - 01 PCT UBND - Phòng LĐTBXH: 03 (Trưởng phòng, 01 phó Trưởng phòng và 01 chuyên viên) 04

- Tổ chức bộ máy QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT

- Công tác tuyên truyền, phổ biến - Năng lực, trình độ quản lý

- Công tác quản lý và tổ chức thực hiện - Kiểm tra, giám sát, thực hiện báo cáo

+ Cấp xã (Tại 06 đơn vị cấp xã điều tra, mỗi đơn vị gồm 3 thành phần cán bộ quản lý và cán bộ làm việc với NKT: Chủ tịch/PCT UBND, Công chức LĐ-TB&XH, Cộng tác viên CTXH). 18 - Cơ chế hệ thống chính sách - Công tác tuyên truyền, phổ biến - Năng lực, trình độ quản lý

- Công tác quản lý và tổ chức thực hiện - Kiểm tra giám sát, đánh giá báo cáo kết quả

- Đề xuất kiến nghị (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2. Người khuyết tật/gia đình NKT (người được thụ hưởng

chính sách) 84

- Cơ chế hệ thống chính sách - Công tác tuyên truyền, phổ biến - Chế độ được thụ hưởng

- Đánh giá công tác quản lý NKT. - Sự đồng tình, ủng hộ đối với công tác quản lý NKT

3.Cơ quan phối hợp (Giáo dục&Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Y tế, Kinh tế - Hạ tầng)

04

- Cơ chế hệ thống chính sách - Phối hợp tuyên truyền, phổ biến - Trình độ năng lực quản lý và thực hiện chính sách

- Phối hợp quản lý thực hiện chính sách - Kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả

Tổng cộng 110

Bảng 3.3. Tổng hợp số liệu mẫu điều tra theo vùng

Nội dung Thành thị Xã nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội phát triển Xã nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn Cấp huyện, quan phối hợp Tổng cộng

Đối tượng thụ hưởng 28 28 28 84

Công tác QLNN cấp xã 6 6 6 18

Công tác QLNN ở cấp huyện

8

Cộng 34 34 34 8 110

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích thông tin

3.2.3.1. Xử lý số liệu

Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua sắp xếp số liệu và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 53)