Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật ở
HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về người khuyết tật và công tác trợ giúp người khuyết tật giúp người khuyết tật
Tại huyện Lâm Thao, Phòng LĐ-TB&XH là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về hỗ trợ NKT, phối hợp chặt chẽ với các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục & Đào Tạo, Phòng Y tế, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và UBND cấp xã thực hiện tốt chức năng tham mưu UBND cấp huyện chức năng QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT. Ngoài ra, trực tiếp tham mưu UBND huyện ký các quyết định tăng, giảm, truy thu và điều chỉnh mức hưởng trợ cấp xã hội đối với NKT theo quy định phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo quy định.
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ người khuyết tật huyện Lâm Thao
UBND các xã, thị trấn (Công chức LĐ-TB&XH)
UBND huyện Lâm Thao (Phó Chủ tịch UBND huyện phụ trách VH-XH)
Phòng LĐ-TB&XH huyện Phòng Y tế huyện
Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện
Phòng Văn hóa - Thông tin huyện
Phòng Tư pháp huyện Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện
Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao có trách nhiệm chủ trì phối hợp với các phòng chuyên môn và các cơ quan liên quan tham mưu UBND huyện thực hiện QLNN đối với NKT, các chính sách hỗ trợ NKT trên địa bàn huyện:
+ Thẩm định, trình Chủ tịch UBND huyện các quyết định TCXH thường xuyên tại cộng đồng, hỗ trợ mai táng phí, TGXH đột xuất, đề nghị cơ quan có thẩm quyền mua thẻ bảo hiểm y tế cho NKT; Đảm bảo việc chi trả trợ cấp hàng tháng cho các đối tượng hưởng chính sách NKT theo đúng quy định hiện hành. Theo dõi, phối hợp hỗ trợ các chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT.
+ Phối hợp với các phòng chuyên môn như: Y tế, Tư pháp, Giáo dục & Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Kinh tế - Hạ tầng và các cơ quan khác thực hiện các chính sách hỗ trợ cho NKT về: Chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, tư vấn pháp lý, giáo dục hòa nhập... Các phòng chuyên môn khác, đã bố trí 01 chuyên viên và 01 lãnh đạo phòng phụ trách công tác hỗ trợ NKT, thường xuyên phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH trong công tác hỗ trợ NKT.
+ Tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác QLNN về NKT, công tác hỗ trợ NKT. Giải quyết nội dung đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân có liên quan. Hướng dẫn, kiểm tra UBND cấp xã thực hiện QLNN về công tác hỗ trợ NKT.
+ Xây dựng kế hoạch hướng dẫn quản lý trường hợp, hỗ trợ sinh kế, thăm hỏi, tặng quà NKT nhân dịp lễ, tết. Phối hợp với các ngành, đoàn thể cùng cấp chỉ đạo, xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ NKT.
+ Thực hiện công tác thống kê, báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác QLNN đối với hỗ trợ NKT với UBND cấp huyện và Sở LĐ-TB&XH.
Ở cấp xã: Có 01 công chức văn hóa- xã hội được giao phụ trách công tác lao động, người có công và xã hội (gọi tắt là cán bộ LĐ-TB&XH) và 01 cộng tác viên công tác xã hội hỗ trợ cho cán bộ LĐ-TB&XH. 14/14 xã, thị trấn đều có phân công nhiệm vụ cho đồng chí đại diện lãnh đạo UBND cấp xã phụ trách công tác LĐ-TB&XH nói chung và công tác hỗ trợ NKT nói riêng.
Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao là 6 cán bộ, trong đó có 05 công chức, 01 viên chức trưng tập làm việc (không thuộc biên chế của phòng). Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của phòng nên cơ cấu tổ chức cán bộ như sau:
Sơ đồ 4.2. Cơ cấu tổ chức của Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao
Nguồn: Phòng LĐ - TB&XH huyện Lâm Thao (2018)
Theo sơ đồ trên, bộ máy này hoạt động một thủ trưởng điều hành các cán bộ, bên cạnh đó có 01 phó phòng giúp đỡ để công việc hoàn thành tốt hơn. Đây là cách quản lý đơn giản, gọn nhẹ phù hợp với quy mô của phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao. Với chế độ quản lý này, người lãnh đạo phải đưa ra nhiều quyết định quản lý ở các lĩnh vực khác nhau.
Phòng có 01 chuyên viên trực tiếp phụ trách giải quyết chuyên môn, vừa làm việc trực tiếp tại bộ phận hồ sơ: tiếp nhận hồ sơ sau khi đã hoàn thành các thủ tục hành chính, vào sổ theo dõi quản lý, nhập máy lưu trữ và đưa lên giá hồ sơ để quản lý và khai thác. Chuyên viên này phối hợp với 01 chuyên viên Tài chính - Kế toán của Phòng phối hợp cập nhật chính sách hưởng, điều chỉnh, thôi hưởng của NKT đảm bảo đồng bộ, kịp thời. Trong quá trình thực hiện chức năng quản lý NKT, các lãnh đạo phòng và các chuyên viên của phòng phối hợp chặt chẽ với công chức văn hóa xã hội phụ trách LĐ-TB&XH các xã, thị trấn.
4.1.2. Xác định đối tượng thụ hưởng chính sách hỗ trợ người khuyết tật
Để các chính sách hỗ trợ NKT được thực thi trong thực tế, phải làm tốt công tác đánh giá khuyết tật đối với từng NKT, các đối tượng trước khi được Hội đồng xác nhận khuyết tật phải được niêm yết công khai để người dân trên địa bàn
Trưởng phòng Phó Trưởng phòng 2 Phó Trưởng phòng 1 Chuyên viên 1 Phụ trách Việc làm - chính sách lao động, Bảo trợ xã hội) Chuyên viên 2 Phụ trách Tài chính - kế toán, văn thư Viên chức Phụ trách NCC, TE, TNXH, BĐG
được biết và sau khi được xác nhận thì phải được phân loại, quản lý. Đây là bước đầu tiên nhưng quan trọng nhất làm căn cứ thực hiện các chính sách hỗ trợ cho người khuyết tật sau này.
.
Sơ đồ 4.3. Quy trình xác định khuyết tật do Hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã thực hiện
Nguồn: Tổng hợp từ kết quả khảo sát (2018) Việc xác định khuyết tật khách quan, chính xác, kịp thời, không bỏ sót đối tượng sẽ giúp cho việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đảm bảo công bằng, đúng đối tượng, hạn chế các ý kiến thắc mắc, kiến nghị.
Việc xác định đối tượng khuyết tật tuân theo quy trình thủ tục quy định tại Nghị định số 28/2012/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật, việc tiếp giải quyết thủ tục hành hành theo từng cấp độ do Chủ tịch UBND cấp tỉnh ban hành theo hướng cải cách tối giản hóa thời gian, thủ tục hành chính nhằm đảm bảo thuận lợi nhất cho người dân
Công chức LĐTBXH
NKT/đại diện NKT Làm đơn, hồ sơ Không xác định thời gian
Kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ
01 ngày
Chủ tịch UBND cấp xã
Niêm yết kết quả cuộc họp 30 ngày Cấp Giấy xác nhận khuyết tật 01 ngày Công chức LĐTBXH Không xác định thời gian Trả kết quả cho NKT/đại diện NKT Hội đồng xác định
MĐKT đánh giá khuyết tật Tổ chức cuộc họp
Nhìn vào sơ đồ 4.3 ta thấy: Quy trình đánh giá tại các xã, thị trấn chưa tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả qua bộ phận 1 cửa mà gửi trực tiếp cho cán bộ LĐ- TB&XH cấp xã. Chính vì vậy, qua phỏng vấn sâu một số ý kiến NKT/đại diện NKT cho biết họ đã có đơn đề nghị kèm theo hồ sơ của đối tượng quá thời hạn 30 ngày nhưng chưa được đánh giá khuyết tật.
Hô ̣p 4.1. Ý kiến của đại diện lãnh đạo UBND cấp xã về công tác đánh giá khuyết tật ở địa phương
UBND xã thành lập Hội đồng đánh giá mức độ khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật và các văn bản hướng dẫn thi hành. Việc tổ chức đánh giá dạng tật và mức độ khuyết tật đảm bảo công tâm, khách quan, đúng đối tượng. UBND xã giao công chức LĐ-TB&XH có trách nhiệm tiếp nhận, hướng dẫn đối tượng hoàn thiện hồ sơ và trả kết quả cho các đối tượng
Nguồn: Phỏng vấn sâu ngày 24/8/2018
Hô ̣p 4.2. Ý kiến của NKT/gia đình NKT về quy trình đánh giá khuyết tật
Ý kiến 1: Gia đình nộp hồ sơ lên xã đề nghị xác định khuyết tật nhưng cán bộ LĐ-TB&XH hẹn khi nào có giấy mời thì đến đánh giá khuyết tật. Sau hơn 3 tháng UBND xã có giấy mời đánh giá khuyết tật và một thời gian sau mới được cấp Giấy xác nhận khuyết tật. Quy trình như vậy là chờ đợi lâu mới được xác định khuyết tật.
Ý kiến 2: Hồ sơ gửi cán bộ LĐ-TB&XH xã nhưng không viết phiếu hẹn và trả kết quả. Tại cuộc họp đánh giá khuyết tật có đầy đủ các thành phần đại diện của các ban, ngành của xã. Nhìn chung cán bộ LĐ-TB&XH cấp xã nhiệt tình giúp đỡ NKT. Kết quả họp khuyết tật có được niêm yết tại UBND xã và thông báo trên loa truyền thanh cấp xã.
Nguồn: Phỏng vấn sâu ngày 24/8/2018 Từ quy trình đánh giá khuyết tật và một số ý kiến phản ánh, thông tin thu thập được cho thấy việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại các xã, thị trấn chưa được bố trí qua bộ phận 1 cửa mà vẫn gửi trực tiếp cho cán bộ chuyên môn. Đây là tồn tại cần thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.
Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy: Trong 3 năm (từ năm 2016-2018), trên địa bàn huyện Lâm Thao có 726/726 người, đạt tỷ lệ 100% số NKT có đơn đề nghị đánh giá khuyết tật được Hội đồng xác định MĐKT tổ chức đánh giá khuyết tật. Số NKT được Hội đồng xác định khuyết tật là 682/726, chiếm tỷ lệ 93,93% so với số người được Hội đồng cấp xã đánh giá, còn 42/726 người, chiếm tỷ lệ 6,07% không được Hội đồng đánh giá do tình trạng khuyết tật không rõ hoặc cần đến
đánh giá chuyên sâu của Y khoa nên được giới thiệu đi giám định khuyết tật tại Hội đồng giám định y khoa tỉnh Phú Thọ.
Bảng 4.1. Kết quả đánh giá khuyết tật qua các năm huyện Lâm Thao Diễn giải Diễn giải Năm 2016 (người) Năm 2017 (người) Năm 2018 (người) Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ 1.Tổng số NKT có đơn đề nghị đánh giá khuyết tật. 187 250 289 133,69 115,60 124,32 2. Số NKT có đơn đề nghị được Hội đồng xác định MĐKT đánh giá khuyết tật
(3)+(5). 187 250 287 133,69 114,80 123,89
3. Số người được Hội đồng xác định MĐKT xác định khuyết tật (4)+(6)
Trong đó: 175 238 269 136,00 113,03 123,98
3.1. NKT đặc biệt nặng 38 73 80 192,11 109,59 145,10
3.2. NKT nặng 70 100 111 142,86 111,00 125,93
3.3. NKT nhẹ 67 65 78 97,01 120,00 107,90
4. Số NKT đồng ý với đánh giá của Hội đồng cấp xã (3)-(6). 174 237 267 136,21 112,66 123,87 5. Số người được giới thiệu đi giám định y khoa để xác định khuyết tật do Hội
đồng cấp xã không xác định được. 12 12 18 100,00 150,00 122,47
6. Số người được giới thiệu đi giám định y khoa để xác định khuyết tật do
NKT/gia đình NKT không đồng ý với đánh giá của Hội đồng cấp xã. 1 1 2 100,00 200,00 141,42 7. Số NKT được Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy chứng nhận khuyết tật: 162 227 268 140,12 118,06 128,62 Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH (2016, 2017, 2018)
Số NKT được Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật là 657/724 người, đạt tỷ lệ 90,7% so tổng số người được Hội đồng xác định MĐKT tổ chức đánh giá. Sở dĩ còn 9,3% số người được đánh giá nhưng không được cấp Giấy xác nhận khuyết tật do đây là những NKT được đánh giá ở mức độ khuyết tật nhẹ, bản thân NKT và nhiều thành viên trong Hội đồng cho rằng do không được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng nên không cần Giấy xác nhận. Chỉ một số ít NKT nhẹ thuộc diện hộ nghèo/cận nghèo đang đi học được hưởng chính sách hỗ trợ giáo dục cho NKT mới lấy Giấy xác nhận khuyết tật và được Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận. Đây là một thực trạng cần phải làm tốt hơn trong thời gian tới.
Khi khảo sát các thông tin liên quan đến sự hài lòng của NKT/gia đình NKT đối với công tác đánh giá khuyết tật cho thấy còn một tỷ lệ nhất định chưa thực sự hài lòng với hoạt động của Hội đồng.
Bảng 4.2. Đánh giá sự hài lòng của người khuyết tật/gia đình NKT đối với công tác đánh giá khuyết tật của Hội đồng xác định MĐKT
Đơn vị tính: %
TT Đơn vị khảo sát Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng
1 Thị trấn Lâm Thao 35,80 35,70 26,20 2,30 2 Thị trấn Hùng Sơn 51,80 34,00 14,20 0,00 3 Xã Cao Xá 50,00 41,70 8,30 0,00 4 Xã Tứ Xã 46,40 33,30 20,30 0,00 5 Xã Tiên Kiên 42,80 35,70 21,50 0,00 6 Xã Xuân Lũng 32,10 29,70 33,30 4,90 Cộng bình quân 43,20 35,00 20,60 1,20
Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ rất hài lòng và hài lòng của NKT/gia đình NKT về tinh thần thái độ, kết quả xác nhận khuyết tật cho người khuyết tật lần lượt là 43,2% và 35%. Tỷ lệ này cao nhất là xã Cao Xá 50% và 41,7%, thấp nhất là xã Xuân Lũng 32,1% và 29,7%.
Điều đáng lưu ý là vẫn có 2,3% ý kiến tại thị trấn Lâm Thao và 4,9% ý kiến tại xã Xuân Lũng chưa hài lòng với công tác đánh giá khuyết tật của Hội đồng xác định MĐKT. Điều này trùng khớp với đánh giá của Phòng LĐ-TB&XH hàng năm về công tác đánh giá khuyết tật ở một số Hội đồng hoạt động còn hình thức, đặc biệt có ý kiến cho rằng nhiều thành viên trong Hội đồng đánh giá nhiều trường hợp chưa thực sự công tâm, khách quan, còn có tư tưởng cả nể hoặc ưu ái
người thân, người quen biết. Mặt khác một số thành viên Hội đồng còn cho rằng đây là công việc của ngành Lao động thương binh xã hội nên hoạt động còn hình thức, nghiệp vụ không sâu nên đánh giá không chính xác, hồ sơ phải chỉnh sửa nhiều lần.
4.1.3. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người khuyết tật ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Thao, tỉnh Phú Thọ
4.1.3.1. Chính sách bảo trợ xã hội
a. Trợ cấp xã hội hàng tháng
Trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm trợ cấp trực tiếp cho người khuyết tật và hỗ trợ kinh phí chăm sóc. Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy số người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được hưởng trợ giúp xã hội/hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng tăng lên theo từng năm, từ 1.732 người năm 2016 lên 1.920 người năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ NKT nặng và đặc biệt nặng hưởng TCXH hàng tháng so với tổng số NKT nặng và đặc biệt nặng giảm dần qua các năm: Năm 2016 là 87,25%, năm 2018 là 86,29% và năm 2018 là 85,33%. Điều này cho thấy, có một số lượng người khuyết tật được đánh giá khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng nhưng do đã được hưởng các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng nên không được hưởng chế độ TCXH hàng tháng. Những đối tượng này không được hưởng chế độ TCXH hàng tháng nhưng cũng có thể được hưởng các chế độ khác đối với NKT như: Cấp thẻ BHYT nếu chưa được cấp thẻ BHYT, hỗ trợ kinh phí chăm sóc nuôi dưỡng cho hộ gia đình có NKT đặc biệt nặng hoặc nhận nuôi NKT đặc biệt nặng.... Từ bảng số liệu trên cũng cho thấy, có khoảng 20% số NKT nhẹ không được hưởng TCXH hàng tháng tại cộng đồng không phải là do huyện, xã bỏ sót đối tượng mà theo quy định của nhà nước thì các đối tượng này không thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên theo quy định của nhà nước.