Nguồn tài chính đảm bảo nguồn lực thực hiện chính sách hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 106 - 107)

Phú Thọ là địa phương chưa tự cân đối được ngân sách nên còn phụ thuộc vào sự điều tiết từ trung ương, nguồn tài chı́nh nhìn chung còn hạn hẹp, cơ chế quản lý liên ngành dẫn đến khó khăn trong viê ̣c bảo đảm nguồn lực cho chı́nh sách. Hàng năm, viê ̣c lập dự toán phải căn cứ vào nguồn thu ngân sách của đi ̣a phương và số đối tượng hưởng lợi, mà thông thường đối tượng luôn biến động. Trên thực tế trong nhiều năm trở lại đây, nguồn đảm bảo xã hội chỉ cấp đủ cho các đối tượng đến tháng 10 hàng, tháng 11 và tháng 12 hàng năm thường thiếu nguồn, phải chờ cuối tháng 12 mới được bố trí, dẫn đến nguồn chi lương cho các đối tượng thiếu 2 tháng cuối năm, gây nhiều ý kiến kiến nghị trong các đối tượng hưởng lợi.

Biểu tổng hợp dự toán ngân sách địa phương chỉ dùng một chỉ tiêu tổng hợp duy nhất là chi bảo đảm xã hội, thiếu chi tiết các khoản chi cụ thể, thiếu quy định trách nhiệm phối kết hợp của ngành quản lý và ủy ban nhân dân cấp dưới (Sở LĐ-TB&XH và UBND cấp huyện) hoặc là trách nhiệm phối hợp giữa cơ quan quản lý đối tượng (ngành LĐ-TB&XH) với cơ quan quản lý tài chính cùng cấp (Sở Tài chính). Sự tách biệt tương đối rõ của hệ thống quản lý tài chính và cơ quan tổ chức thực hiện đã ảnh hưởng đến việc lập dự toán, duyệt dự toán, phân bổ ngân sách và chi tiêu thực tế. Sự tách biệt này đòi hỏi cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành ở tất cả các cấp. Sự phối kết hợp chưa chặt chẽ này dẫn đến tình trạng dự toán chi ngân sách và phân bổ ngân sách chi bảo đảm xã hội nói

chung, chi thực hiện chính sách TGXH, trong đó có NKT không đủ theo yêu cầu thực tế là khá phổ biến trong những năm qua ở huyện Lâm Thao. Đồng thời các quy đi ̣nh cũng chưa thâ ̣t sự chă ̣t chẽ, nên thực tiễn trên địa bàn huyện thời gian quan vẫn tồn ta ̣i thực tế là lập dự toán chi, duyệt, phân bổ ngân sách trợ giúp xã hội từ không có sự phối hợp của Sở LĐ-TB&XH và các Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện. Việc cấp bổ sung ngân sách không căn cứ vào quy mô, nhu cầu của chính sách TGXH ở địa phương mà căn cứ theo định mức phân bổ chi bảo đảm xã hội, dẫn đến chưa minh bạch trong tạo nguồn cho các địa phương thực thi chính sách.

Hình 4.1. Đánh giá của cán bộ về nguồn tài chính

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2018)

Nhìn vào bảng trên cho thấy, phần lớn các ý kiến đánh giá nguồn tài chính tại địa phương đảm bảo cho việc thực hiện các chế độ hỗ trợ đối với NKT như vậy là ít (57,69%), có 34,62% ý kiến đánh giá ở mức vừa đủ và chỉ có 7,69% ý kiến đánh giá là nhiều.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 106 - 107)