Phương pháp xác định dạng khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 32)

TT Phương pháp xác định Công cụ đánh giá Các dạng khuyết tật được kết luận

1. Xác định dạng khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi

Quan sát dấu hiệu không bình thường của trẻ + Phỏng vấn người chăm sóc trẻ.

Sử dụng mẫu phiếu xác định dạng khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi (Mẫu số 01- TTLT 37)-Phụ lục 02

03 dạng khuyết tật gồm: Vận động, nhìn và thần kinh- tâm thần.

2. Xác định dạng khuyết tật cho người từ đủ 6 tuổi trở lên

Quan trực tiếp các dấu hiệu không bình thường của NKT trong cuộc sống hàng ngày tại môi trường quen thuộc nơi NKT đang sinh sống và phỏng vấn NKT hoặc người đại diện hợp pháp của NKT.

Sử dụng mẫu phiếu xác định dạng khuyết tật cho người từ đủ 6 tuổi trở lên (Mẫu số 02- TTLT 37)-Phụ lục 02 06 dạng khuyết tật gồm: Vận động, nghe-nói, nhìn, thần kinh-tâm thần, trí tuệ và khác. Nguồn: Bộ LĐ-TB&XH (2012)

* Phương pháp xác định mức độ khuyết tật: Việc xác định mức độ khuyết tật cũng được quy định riêng đối với cho trẻ khuyết tật dưới 6 tuổi và người từ đủ 6 tuổi trở lên theo quy trình tại Bảng 2.2. Đối với các trường hợp trong quá trình đánh giá còn nhiều thông tin nghi ngờ, cần hẹn đánh giá lại để có kết luận chính xác. Đối với những trường hợp người khuyết tật có một trong các hoạt động được đánh giá là “Không xác định được” thì Hội đồng chuyển tiếp lên Hội đồng giám định y khoa để có kết luận chính xác. Bảng 2.2. Phương pháp xác định mức độ khuyết tật TT Phương pháp xác định Công cụ đánh giá Xác định mức độ khuyết tật Đặc biệt nặng Nặng Nhẹ

1 Xác định mức độ khuyết tật cho trẻ dưới 6 tuổi

Quan sát trực tiếp các dấu hiệu cụ thể của trẻ khuyết tật + phỏng vấn người đại diện hợp pháp của trẻ Phiếu đánh giá MĐKT dành cho trẻ dưới 6 tuổi (Mẫu số 03- TTLT37) -Phụ lục 02 Khi có một trong 6 dấu hiệu: Mềm nhẽo hoặc co cứng toàn thân; thiếu hai tay; thiếu hai chân; thiếu một tay và thiếu một chân; mù hai mắt hoặc thiếu hai mắt; thường xuyên lên cơn co giật (từ 15 cơn/tháng trở lên)

Khi có một trong 6 dấu hiệu như: Không cử động được tay hoặc không cử động được chân; thiếu một tay; thiếu một chân; mù một mắt; thiếu một mắt; thường xuyên lên cơn co giật (từ 4-14 cơn/tháng) Khi không có các dấu hiệu như khuyết tật nặng và đặc biệt nặng

2 Xác định mức độ khuyết tật cho người từ đủ 6 tuổi trở lên

Quan sát trực tiếp khả năng thực hiện các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày nơi NKT sinh sống và phỏng vấn NKT/ người chăm sóc NKT về khả năng thực hiện các hoạt động (gồm 08 mục) Phiếu đánh giá MĐKT dành cho người từ đủ 6 tuổi trở lên (Mẫu số 04- TTLT37) -Phụ lục 02 Cộng điểm của tất cả 8 hoạt động đạt từ 0-4 điểm Cộng điểm của tất cả 8 hoạt động đạt từ 5-11 điểm Cộng điểm của tất cả 8 hoạt động đạt từ 12 điểm trở lên

e. Xác định đối tượng thụ hưởng chế độ hỗ trợ đối với người khuyết tật

Đây là công đoạn phân loại đối tượng hưởng: Đối tượng nào thuộc nhóm trợ giúp nào và trường hợp nào thì được hưởng trợ giúp xã hội trong nhóm đối tượng đó. Công đoạn này rất quan trọng trong công tác thực thi chính sách trợ giúp xã hội. Nhờ có công đọan này thì các nhà lãnh đạo mới đưa ra được một quy định phù hợp nhất cho từng loại đối tượng (Nguyễn Ngọc Toản, 2011).

Theo quy định của Luật người khuyết tật và các văn bản pháp luật hiện hành, tùy theo dạng tật và mức độ khuyết tật, NKT sẽ được thụ hưởng chế độ chính sách đối với người khuyết tật tương ứng như: Chế độ bảo trợ xã hội, mai táng phí, chăm sóc sức khỏe, hỗ trợ đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, trợ giúp pháp lý.... Riêng chế độ trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng cho bản thân NKT mới chỉ áp dụng đối với NKT nặng và NKT đặc biệt nặng chưa có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hoặc trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng.

2.1.4.3. Công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật

a. Kiểm tra, giám sát quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật

Phòng LĐ-TB&XH có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn và các cơ quan liên quan tham mưu UBND huyện kiểm tra, giám sát công tác QLNN đối với việc hỗ trợ NKT theo quy định của Luật người khuyết tật và tham mưu biện pháp xử lý vi phạm hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định hiện hành.

Cơ quan thanh tra các cấp theo phân cấp có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thanh tra, kiểm tra công tác QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT trên cơ sở đối chiếu với các quy định hiện hành, tùy từng mức độ vi phạm xử lý vi phạm hoặc đề xuất kiến nghị cấp có thẩm quyền.

b. Xử lý vi phạm đối với người có hành vi vi phạm

Người có hành vi giả mạo hoặc khai man giấy tờ để hưởng chế độ hỗ trợ đối với NKT, giả mạo hoặc khai man giấy tờ để hưởng thêm chế độ đối với NKT, giả mạo hoặc chứng nhận sai sự thật để người khác hưởng chế độ khuyết tật... thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

hại đến lợi ích của Nhà nước và quyền lợi của NKT thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

2.1.4.4. Thực hiện các chính sách hỗ trợ người khuyết tật

a. Chính sách bảo trợ xã hội

* Trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NKT

- Đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (quy định tại khoản 1, Điều 44, Luật Người khuyết tật), bao gồm: NKT đặc biệt nặng, trừ trường hợp được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, NKT nặng.

- Đối tượng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng (quy định tại khoản 2, Điều 44 Luật Người khuyết tật, bao gồm: Gia đı̀nh có NKT đă ̣c biê ̣t nă ̣ng đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người đó; Người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đă ̣c biê ̣t nă ̣ng; NKT nặng hoặc đặc biệt nặng đang mang thai hoă ̣c nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Khoản 1, Điều 5 Luật Người khuyết tật quy định: NKT đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì không hưởng chính sách quy định tại khoản 1, Điều 44 của Luật này, nhưng được hưởng chính sách quy định tại Luật này nếu pháp luật về người có công với cách mạng hoặc pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa quy định. - Hồ sơ trợ giúp: Tờ khai của NKT/hộ gia đình chăm sóc NKT theo mẫu quy định của Bộ LĐTBXH, bản sao Giấy chứng nhận khuyết tật, bản sao giấy khai sinh hoặc chứng minh nhân dân, bản sao sổ hộ khẩu hoặc văn bản xác nhận của công an cấp xã, giấy tờ tùy thân của người nhận chăm sóc nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng, giấy khai sinh của con hoặc xác nhận mang thai của cơ quan y tế có. thẩm quyền đối với trường hợp NKT nuôi con dưới 36 tháng hoặc đang mang thai.

- Mức trợ giúp: Mức chuẩn trợ giúp xã hội theo quy định của Chính phủ tại Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 23/10/2013 định chính sách trợ giúp xã hội đ ối với các đối tượng bảo trợ xã hội là 270.000 đồng. Ngoài ra, tùy vào điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, Chủ tịch UBND tỉnh có thể quy định mức trợ cấp xã hội khác cho các đối tượng trên địa bàn tỉnh nhưng không được thấp hơn mức chuẩn quy định của Chính phủ.

Bảng 2.3. Bảng tính hệ số trợ cấp xã hội hàng tháng cho NKT

TT Loại đối tượng

Hệ số TC Mức chuẩn TC (đồng) Mức TC theo hệ số (đồng) (1) (2) (3) (4) (5)=(3)x(4) 1 NKT đặc biệt nặng

1.1 Dưới 16 tuổi và từ đủ 60 tuổi trở lên 2,5 270.000 675.000 1.2 Từ đủ 16 tuổi đến 60 tuổi 2,0 270.000 540.000

2 NKT nặng

2.1 Dưới 16 tuổi và từ đủ 60 tuổi trở lên 2,0 270.000 540.000 2.2 Từ đủ 16 tuổi đến 60 tuổi 1,5 270.000 405.000

3 Hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

3.1 NKT đặc biệt nặng, NKT nặng đang mang thai hoặc nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi

1,5 270.000 405.000

3.2 NKT đặc biệt nặng, NKT nặng đang mang thai và nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi

2,0 270.000 540.000

3.3 NKT đặc biệt nặng, NKT nặng đang nuôi từ 02 con trở lên dưới 36 tháng tuổi

2,0 270.000 540.000

4 Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân nhận

chăm sóc, nuôi dưỡng NKT đặc biêt nặng

4.1 Gia đình có NKT đặc biệt nặng đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người đó

1,0 270.000 270.000

4.2 Gia đình/cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng 01 NKT đặc biệt nặng

1,5 270.000 405.000

4.3 Gia đình/cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng từ 02 NKT đặc biệt nặng trở lên

3,0 270.000 810.000

Nguồn: Quốc hội (2010); Chính phủ (2013) * Hỗ trợ mai táng phí: Người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết.

chức/cá nhân đứng ra mai táng cho NKT; Bản sao trích lục khai tử của NKT. - Quy trình, thủ tục: Tổ chức/cá nhân đứng ra mai táng cho NKT gửi hồ sơ đến UBND cấp xã nơi NKT cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi phòng LĐTBXH. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản của UBND cấp xã, Phòng LĐTBXH trình Chủ tịch UBND huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.

- Mức hỗ trợ chi phí mai táng: Bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội. * Trợ giúp xã hội đột xuất:

Hộ gia đình NKT được hỗ trợ lương thực nếu thiếu đói trong dịp tết Nguyên đán hoặc trong và sau thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác.

NKT bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ đột xuất theo quy định của Chính phủ.

NKT thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở hoặc Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở.

NKT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở.

b. Chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

NKT được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh ban đầu trong phạm vi chuyên môn tại trạm y tế cấp xã thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật.

NKT nặng, đặc biệt nặng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế, được bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.

tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

c. Chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo

NKT được nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.

NKT được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

NKT được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.

d. Chính sách hỗ trợ học nghề, việc làm

NKT được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác, được cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định.

NKT được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí. Bản thân NKT tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho NKT được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho NKT; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lê ̣ lao đô ̣ng là người khuyết tâ ̣t, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiê ̣p.

NKT thuộc hộ gia đình bị mất phương tiện, tư liệu sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác, mất việc làm được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất.

e. Các chính sách hỗ trợ khác

- NKT đặc biệt nặng được miễn, người khuyết tật nặng được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Nhà nước

- NKT khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.

- NKT đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Nhà nước. NKT được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)