Đánh giá thành công, bất cập trọng hoạt động quản lý nhà nước về hỗ trợ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 95)

trợ người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao

4.1.5.1. Những thành công đạt được

Những năm qua, cùng với việc tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, Đảng bộ, chính quyền huyện Lâm Thao luôn coi trọng đảm bảo an sinh xã hội, thực hiện tốt các chế độ chính sách đối với người có công và chính sách xã hội, trong đó NKT là nhóm đối tượng yếu thế luôn được quan tâm. Chính sách hỗ trợ NKT đã được chính quyền các cấp, các cơ quan chức năng từ huyện đến các xã, thị trấn quan tâm chỉ đạo, triển khai kịp thời và tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả, về cơ bản đã bao phủ hết số đối tượng khuyết tật có đủ điều kiện hưởng trên địa bàn toàn huyện, đồng thời trong quá trình thực hiện từ huyện đến cơ sở đã kịp thời giải quyết các vấn đề vướng mắc phát sinh góp phần thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ NKT

Huyện Lâm Thao đã ban hành các chương trình, kế hoạch thực hiện để tổ chức triển khai đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với NKT, bên cạnh đó đã tích cực huy động nguồn lực trong cộng đồng cùng chung tay góp sức hỗ trợ NKT và gia đình họ vơi bớt khó khăn, hòa nhập cộng đồng như: Hỗ trợ xây dựng nhà ở, hỗ trợ vay vốn phát triển kinh tế, vận động các tổ chức cá nhân hảo tâm thăm, tặng quà nhân dịp lễ tết, trao tặng xe lăn, làm chân tay giả … Bằng nhiều việc làm, hành động cụ thể, thiết thực ở từng cấp, từng ngành, tinh thần tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách được lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.

Phòng LĐ-TB&XH đã làm tốt công tác tập huấn cho các cán bộ làm chính sách ở các cấp, đặc biệt là quy trình thiết lập thủ tục hồ sơ, tổ chức xét duyệt đúng đối tượng, đúng quy định, đảm bảo tính dân chủ công khai, trong quá trình tổ chức thực hiện kiểm tra để phát hiện kịp thời những sai sót để có biện pháp chỉ đạo, đảm bảo thực hiện đúng quy định và kịp thời cho đối

Kết quả thực hiện các chính sách trợ giúp NKT trên địa bàn huyện ngày càng tăng qua 3 năm từ 2016-2018: Số NKT được hưởng TCXH hàng tháng từ 1.732 người năm 2016 lên 1.920 người năm 2018. Số hộ gia đình có NKT đặc biệt nặng hoặc người nhận nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hàng tháng tăng từ 435 lên 537 trường hợp. 100% số NKT nặng và đặc biệt nặng được cấp thẻ BHYT và được khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật. NKT tham gia học tập tại các cơ sở giáo dục được miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, cấp học bổng đầy đủ từng kỳ học.... Đặc biệt trong 03 năm từ 2016-2018, huyện Lâm Thao không nhận được đơn thư khiếu nại, tố cáo nào về việc thực hiện chế độ chính sách đối với NKT mà chỉ nhận được 07 đơn kiến nghị hỏi về chế độ chính sách đã được Phòng Lao động-TB&XH huyện trả lời đầy đủ, kịp thời, dứt điểm (Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội của UBND huyện Lâm Thao năm 2016, 2017, 2018).

Qua phân tích phần 4.1.3 cho thấy: Về mặt thực hiện chính sách những địa phương có điều kiện kinh tế xã hội tốt hơn như khu vực thị trấn và 02 xã Cao Xá, Tứ Xã có điều kiện kinh tế xã hội phát triển ngoài các chính sách quy định của Nhà nước, NKT và gia đình của họ được quan tâm hơn các vấn đề về hỗ trợ sinh kế như đào tạo nghề, giải quyết việc làm, vay vốn phát triển kinh tế. Tuy nhiên, con người tổ chức triển khai thực hiện chính sách rất quan trọng, qua phân tích ở trên cho thấy tại thị trấn Lâm Thao và xã Xuân Lũng là 02 địa phương triển khai chính sách còn nhiều tồn tại mà nguyên nhân chính là do không bố trí được cán bộ lao động phụ trách, hoặc bố trí nhưng không đủ trình độ chuyên môn, kinh nghiệm công tác...

4.1.5.2. Những bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn huyện Lâm Thao

- Đội ngũ cán bộ: Cấp huyện và cơ sở còn thiếu, phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc, một số chưa được đào tạo đúng chuyên môn. Đặc biệt ở cấp xã chỉ có duy nhất 01 công chức văn hóa xã hội phụ trách công tác LĐ-TB&XH phụ trách mảng công việc rộng lớn gồm: lao động, tiền lương, việc làm, bảo hiểm xã hội, chính sách người có công, chính sách bảo trợ xã hội, bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ, trẻ em, tệ nạn xã hội... Tinh thần, trách nhiệm, năng lực của một số cán bộ cấp xã còn hạn chế, số lượng cán bộ bố trí mỏng so khổi lượng công việc, đã ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước, nhất là cấp cơ sở. Huyện đã bố trí

được đỗi ngũ cộng tác viên công tác xã hội tại 14 xã, thị trấn để giúp việc cho cán bộ LĐ-TB&XH cấp xã, nhưng với chế độ đãi ngộ thấp (hiện bằng mức lương tối thiểu hàng tháng) đã không tạo được sự gắn bó, tâm huyết với ngành của đội ngũ này. Trong khi đối tượng xã hội nói chung và NKT nói riêng ngày càng mở rộng, với nhiều mức hưởng, hệ số khác nhau lại bị quy định ràng buộc bởi nhiều văn bản chính sách thường xuyên thay đổi.

- Hệ thống văn bản chính sách: Hiện các vấn đề về NKT được quy định trong quá nhiều các loại văn bản, cụ thể tại 76 văn. Việc quy định như trên đã gây sự chồng chéo, khó thực hiện đối với các cơ quan địa phương cấp dưới như cấp huyện và cấp xã. Thông tư số 37/2012/TTLT hướng dẫn công tác xác định khuyết tật do Hội đồng xác định MĐKT thực hiện còn nhiều vướng mắc như: Khoảng cách điểm để đánh giá một NKT nặng từ 5-11 điểm là quá lớn; một số trẻ mắc chứng down, tự kỷ, thiểu năng trí tuệ nặng, câm điếc bẩm sinh... nhưng nếu dưới 6 tuổi Hội đồng cấp xã không có công cụ đánh giá phải giới thiệu đi Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh...

- Một số chính sách hỗ trợ NKT đã được quy định nhưng chưa được quan tâm triển khai nghiêm túc trên thực tế do cách diễn đạt trong các văn bản hướng dẫn còn dẫn đến hiểu lầm, cụ thể: Tại Khoản 1, Điều 51 Luật Người khuyết tật quy định “Người khuyết tật đang hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng; đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng thì không hưởng chính sách quy định tại khoản 1 Điều 44 của Luật này nhưng được hưởng chính sách quy định tại Luật này nếu pháp luật về người có công với cách mạng hoặc pháp luật về bảo hiểm xã hội chưa quy định” (khoản 1, điều 44 quy định đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm: Người khuyết tật đặc biệt nặng, Người khuyết tật nặng). Cùng với trình độ năng lực của một số cán bộ cấp cơ sở dẫn đến còn hưởng trùng chính sách hoặc bỏ sót đối tượng.

- Thẩm quyền, quy trình xác định khuyết tật còn nhiều bất cập: Công tác xác định khuyết tật trao quá nhiều thẩm quyền cho Hội đồng xác định MĐKT, trong khi các thành viên Hội đồng ngoài cán bộ y tế đều không có chuyên môn về y khoa, mặt khác bị ảnh hưởng, chi phối bởi tính cộng đồng làng xã, anh em, dòng họ. Quy trình xác định khuyết còn kéo dài, một người từ khi làm đơn đề nghị đến khi được hưởng TCXH kéo dài gần 60 ngày, thời gian như vậy là kéo

- Kinh phí đi giám định y khoa: Theo quy định nếu Hội đồng xác định MĐKT không xác định được khuyết tật, giới thiệu đối tượng đi giám định y khoa, hoặc NKT/đại diện NKT không đồng ý với kết luận của Hội đồng xác định MĐKT, hoặc khi có căn cứ xác thực cho rằng Hội đồng xác định MĐKT không công tâm, khách quan khi đánh giá khuyết tật sẽ được giới thiệu đi giám định y khoa và nếu kết luận của Hội đồng y khoa không trùng với kết luận của Hội đồng cấp xã thì kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo. Tuy nhiên, việc hướng dẫn quy trình, tục thanh toán nguồn kinh phí còn nhiều lúng túng, bất cập.

- Tiêu chí của chính sách chưa mang tính chất bao phủ, đối với các đối tượng khuyết tật nhẹ hầu như chưa được hưởng chính sách gì.

- Công tác quản lý hồ sơ: Theo quy định, UBND cấp xã là người theo dõi, quản lý hồ sơ NKT sẽ khó đảm bảo theo dõi khoa học do lực lượng mỏng, trình độ chuyên môn nhiều cán bộ còn hạn chế...

- Quản lý chi trả trợ cấp xã hội hàng tháng: Quyết định ban hành kịp thời nhưng kế toán không lên bảng lương chi trả kịp thời, nhiều trường hợp đối tượng hỏi nhiều lần.

- Tiêu chı́ xác định khuyết tật nhìn chung chưa có căn cứ chính xác để thành viên hội đồng xác định mức độ khuyết tật cấp xã đánh giá, còn thiên nhiều về cảm tính nên một số trường hợp sẽ không có sự chính xác cần thiết. Mặt khác các quy định chẩm điểm giữa 3 mức độ khuyết tật nặng, đặc biệt nặng và nhẹ cách nhau bởi một số điểm trong một số trường hợp cũng rất khó xác đi ̣nh. Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Lâm Thao vẫn còn tình trạng đối tượng chưa được tiếp cận đầy đủ chính sách hỗ trợ, vẫn còn bỏ sót đối tượng, một số chính sách nhà nước quy định nhưng khó thực thi trong thực tế như hỗ trợ giá vé, giao thông công cộng, việc làm…cho NKT. Một số NKT mặc dù đã được hưởng chính sách trợ cấp bảo hiểm xã hội nhưng thường rất thấp sẽ không được hưởng chính sách hỗ trợ bên bảo trợ xã hội nữa, trên thực tế gây nhiều thiệt thòi cho NKT.

- Mức trợ cấp xã hô ̣i thấp, chưa phù hợp với thực tiễn. Mu ̣c tiêu của công tác hỗ trợ NKT bảo đảm cho họ có điều kiện ở mức mức sống tối thiểu (không rơi vào tı̀nh tra ̣ng nghèo). Tuy nhiên, với mức trợ cấp hiê ̣n ta ̣i theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP mức chuẩn trợ cấp 270.000 đồng thı̀ đời sống của đối tượng yếu thế trên địa bàn huyện Lâm Thao nói riêng và phần lớn các địa phương khác trên cả nước nói chung còn ở mức dưới chuẩn nghèo, cần có nghiên cứu đề xuất

mô ̣t cách khoa ho ̣c và thực tiễn về mức chuẩn trợ cấp và các hê ̣ số điều chı̉nh phù hơ ̣p. Hầu hết đối tượng được hưởng trợ giúp là những đối tượng yếu thế lại mang trong mình di chứng khuyết tật gần như suốt đời, cuộc sống hết sức khó khăn với họ và với mức trợ cấp xã hội hiê ̣n ta ̣i thì khó có thể bảo đảm cuộc sống ở mức tối thiểu, nếu như không có sự trợ giúp khác của gia đình, cộng đồng và xã hội. Với quan điểm xã hội hoá cần thiết và việc nhà nước trợ giúp chỉ là một phần còn phần khác là gia đình, cộng đồng, xã hội, song cũng phải tính đến bảo đảm an toàn cuộc sống cho các đối tượng và gia đình của họ ở mức tối thiểu.

- Quan điểm của Đảng, Nhà nước về chính sách hỗ trợ NKT rất toàn diện, nhân văn gồm tất cả các lĩnh vực từ hỗ trợ sinh kế, đi lại, quyền tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí… Tuy nhiên, tại huyện Lâm Thao vẫn còn nhiều chính sách hỗ trợ NKT chưa được quan tâm đến như: Chính sách hỗ trợ tham gia giao thông, các công trình công cộng, hỗ trợ miễn giảm giá vé khi tham gia các hoạt động vui chơi giải trí công cộng.

* Nguyễn nhân của những bất cập, hạn chế trong quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật trên địa bàn huyện Lâm Thao

+ Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống văn bản chính sách pháp luật là công cụ quan trọng nhất để các cấp chính quyền căn cứ vào đó thực hiện chức năng QLNN. Tuy nhiên, hệ thống văn bản chính sách về NKT mặc dù được ban hành khá nhiều (76 VB) nhưng còn chồng chéo, chưa đồng bộ, các vướng mắc về chính sách chậm khắc phục, gây khó khăn cho cấp trực tiếp giải quyết chính sách là cấp huyện và cấp xã.

- Những khó khăn của nền kinh tế nói chung, tình trạng cắt giảm đầu tư công trong những năm gần đây, nên nguồn lực hỗ trợ NKT còn hạn chế, mức TGXH hàng tháng còn thấp, chưa đáp ứng nhu cầu mức sống tối thiểu của NKT.

- Chủ trương tinh giản biên chế, cán bộ công chức phải kiêm nhiệm nhiều công việc, trong khi thu nhập, chế độ đãi ngộ cho cán bộ nhìn chung còn thấp, chưa thực sự là động lực thúc đẩy cánh bộ tăng năng suất hiệu quả làm việc.

+ Nguyên nhân chủ quan

- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chủ yếu quan tâm các mục tiêu phát triển kinh tế mà chưa thực sự quan tâm đến một số vấn đề xã hội, trong đó có công tác hỗ trợ NKT, chủ yếu trông chờ nguồn lực từ cấp trên chuyển về mà

2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ công chức chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới, các ứng dụng hỗ trợ cán bộ thực thi nhiệm vụ như công nghệ thông tin, điều kiện làm việc chưa đồng bộ, nhiều nơi còn khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu.

3. Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát chưa tiến hành thường xuyên liên tục, sau kết luận thanh kiểm tra một số nội dung chậm được khắc phục như tiến độ cải tạo các công trình công cộng theo quy định chưa đảm bảo tiến độ...

4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở HUYỆN LÂM THAO CÔNG TÁC HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở HUYỆN LÂM THAO 4.2.1. Hệ thống văn bản chính sách hỗ trợ người khuyết tật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện các vấn đề về NKT được quy định trong 76 loại văn bản (Phụ lục 01). Căn cứ các văn bản pháp luật và các chương trình, kế hoạch của UBND tỉnh Phú Thọ, UBND huyện Lâm Thao đã ban hành các văn bản để thực hiện công tác quản lý đối với NKT trên địa bàn:

- Kế hoạch số 986/KH-UBND ngày 15/11/2013 của UBND huyện về thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật huyện Lâm Thao giai đoạn 2013 - 2020;

- Kế hoạch số 789/KH-UBND ngày 24/8/2016 của UBND huyện về Thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2016-2020;

- Hướng dẫn số 733/HD-UBND ngày 21/7/2015 của UBND huyện về thực hiện trợ giúp xã hội đối với các đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội;

- Kế hoạch số 437/KH-UBND ngày 26/5/2016 về thực hiện Chương trình thúc đẩy quyền tham gia của trẻ em vào các vấn đề trẻ em huyện Lâm Thao giai đoạn 2016-2020.

- Văn bản số 769/UBND-LĐTBXH ngày 30/7/2015 của Chủ tịch UBND huyện về việc tăng cường quản lý trường hợp đối với người khuyết tật và tăng cường chỉ đạo hoạt động của đội ngũ cộng tác viên công tác xã hội.

- Văn bản số 1165/UBND -LĐTBXH ngày 30/11/2016 của Chủ tịch UBND huyện về việc thực hiện trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội;

Công tác xây dựng các kế hoạch, văn bản chỉ đạo hướng dẫn tổ chức thực hiện chính sách của huyện những năm qua cơ bản đảm bảo đầy đủ các yếu tố trong một quy trình xây dựng và ban hành chính sách như: Bám sát vào các mục

tiêu, chủ trương của Đảng và Nhà nước; trước khi xây dựng kế hoạch đều tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 95)