Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 57 - 59)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2.2.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.2.2.Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

3.2.2.1. Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp

Tài liệu thu thập được từ: Tài liệu, số liệu phản ánh về NKT, công tác trợ giúp NKT, như các thông tin về số liệu (vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…), thông tin trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương, thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội); tài liệu từ các cơ quan: Thống kê, LĐ-TB&XH, Giáo dục & Đào tạo, Y tế, Kinh tế - Hạ Tấng, các tài liệu trên giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên ngành, internet, niên gián thống kê, báo cáo của các địa phương, cơ quan, ban ngành...

3.2.2.2. Thu thập số liệu và thông tin sơ cấp

a. Chọn mẫu điều tra

Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp các đối tượng liên quanbằng một số phương pháp như: Lấy phiếu điều tra theo bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, phỏng vấn sâu. Thông qua nội dung dữ liệu sơ cấp thu thập được, giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề đang nghiên cứu, với hai nội dung chính cần tìm hiểu:

- Nội dung QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT;

- Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT Phương thức điều tra sử dụng mẫu phiếu như sau:

+ Cán bộ quản lý cấp huyện: chúng tôi tiến hành phỏng vấn ở các cấp quản lý khác nhau về sự hỗ trợ đối với người khuyết tật gồm 1 phiếu Phó Chủ tịch UBND quản lý chung, tại phòng LĐTBXH là cơ quan quản lý trực tiếp công tác hỗ trợ cho NKT: 1 phiếu phỏng vấn Trưởng phòng, 01 phiếu phỏng vấn Phó Trưởng phòng và 01 phiếu phỏng vấn chuyên viên;

+ Cán bộ quản lý và trực tiếp làm việc với NKT cấp xã: Để đảm bảo mẫu phiếu đại diện cho tổng thể cả huyện chúng tôi chọn 6 xã đại diện cho 3 vùng kinh tế khác nhau, 2 thị trấn là vùng thuộc thành thị, 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khá và 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn. Tại 06 đơn vị cấp xã điều tra, mỗi đơn vị gồm 3 thành phần cán bộ quản lý và cán bộ làm việc với NKT: Chủ tịch/PCT UBND, Công chức LĐ-TB&XH, Cộng tác viên CTXH, như vậy tổng phiếu điều tra là 18 phiếu;

+ Cán bộ tại các cơ quan phối hợp: có 4 cơ quan phối hợp thực hiện công tác quản lý hỗ trợ NKT là Giáo dục&Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Y tế, Kinh tế - Hạ tầng, chính vì vậy, để có thông tin từ các cơ quan phối hợp chúng tôi tiến hành phỏng vấn mỗi đơn vị 1 phiếu đối với trưởng hoặc phó phòng;

+ Đối tượng thụ hưởng: Vì thời gian và nguồn lực không cho phép tác giả khảo sát số mẫu theo công thưc tính, chính vì vậy tác giả điều tra số mẫu đủ lớn là 84 phiếu (gồm: Người khuyết tật, hộ gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng, hộ gia đình có NKT đã từ trần, NKT đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ…). Tác giả chọn 6 đơn vị hành chính để tiến hành phỏng vấn, 2 thị trấn, 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khá và 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn

Tổng số mẫu phiếu điều tra là 110 phiếu, nội dung của phiếu điều tra nhằm làm rõ các nội dung sau:

- Thông tin hệ thống văn bản hướng dẫn về quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ NKT;

- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách trợ giúp NKT; - Thông tin, trình độ, năng lực bộ máy QLNN về công tác hỗ trợ NKT; - Thông tin hướng dẫn trong thực hiện chính sách;

- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với NKT; - Sự nhận thức và hiểu biết của người dân về chính sách hỗ trợ đối với NKT; chế độ được thụ hưởng đối với NKT;

b. Nội dung và phương pháp thu thập

Bảng 3.2. Thu thập số liệu thông tin sơ cấp

Loại mẫu Số lượng Nội dung

1. Cơ quan quản lý nhà nước Trong đó + Cấp huyện: - 01 PCT UBND - Phòng LĐTBXH: 03 (Trưởng phòng, 01 phó Trưởng phòng và 01 chuyên viên) 04

- Tổ chức bộ máy QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT

- Công tác tuyên truyền, phổ biến - Năng lực, trình độ quản lý

- Công tác quản lý và tổ chức thực hiện - Kiểm tra, giám sát, thực hiện báo cáo

+ Cấp xã (Tại 06 đơn vị cấp xã điều tra, mỗi đơn vị gồm 3 thành phần cán bộ quản lý và cán bộ làm việc với NKT: Chủ tịch/PCT UBND, Công chức LĐ-TB&XH, Cộng tác viên CTXH). 18 - Cơ chế hệ thống chính sách - Công tác tuyên truyền, phổ biến - Năng lực, trình độ quản lý

- Công tác quản lý và tổ chức thực hiện - Kiểm tra giám sát, đánh giá báo cáo kết quả

- Đề xuất kiến nghị

2. Người khuyết tật/gia đình NKT (người được thụ hưởng

chính sách) 84

- Cơ chế hệ thống chính sách - Công tác tuyên truyền, phổ biến - Chế độ được thụ hưởng

- Đánh giá công tác quản lý NKT. - Sự đồng tình, ủng hộ đối với công tác quản lý NKT

3.Cơ quan phối hợp (Giáo dục&Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Y tế, Kinh tế - Hạ tầng)

04 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Cơ chế hệ thống chính sách - Phối hợp tuyên truyền, phổ biến - Trình độ năng lực quản lý và thực hiện chính sách

- Phối hợp quản lý thực hiện chính sách - Kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả

Tổng cộng 110

Bảng 3.3. Tổng hợp số liệu mẫu điều tra theo vùng

Nội dung Thành thị Xã nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội phát triển Xã nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn Cấp huyện, quan phối hợp Tổng cộng

Đối tượng thụ hưởng 28 28 28 84

Công tác QLNN cấp xã 6 6 6 18

Công tác QLNN ở cấp huyện

8

Cộng 34 34 34 8 110

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 57 - 59)