3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Lâm Thao là một trong 13 huyện, thành, thị của tỉnh Phú Thọ, sát với trung tâm tỉnh lỵ, có 14 đơn vị hành chính gồm 12 xã và 02 thị trấn. Đời sống dân cư của huyện ở mức khá so với bình quân chung của tỉnh nhưng còn gặp nhiều khó khăn do tác động suy giảm kinh tế những năm gần đây, bộ phận người dân sinh
sống bằng nghề nông nghiệp dễ bị tác động bởi thiên tai, dịch bệnh, số NKT tiếp tục tăng do di chứng của bệnh tật, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, di chứng chiến tranh và một số nguyên nhân khác. Bên cạnh chú trọng thu hút đầu tư tăng trưởng kinh tế, huyện luôn quan tâm đến các vấn đề xã hội, trong đó có công tác hỗ trợ NKT nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đi đôi với tiến bộ và công bằng xã hội.
Theo số liệu thống kê, năm 2018 toàn huyện có 2.791 NKT (thuộc 2.572 hộ gia đình), chiếm tỷ lệ 2,67% dân số, trong đó:
- Theo mức độ khuyết tật: Có 2.308 NKT nặng và đặc biệt nặng đang hưởng lương hưu/trợ cấp ưu đãi người có công/trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng, chiếm tỷ lệ 82,7%; có 483 NKT nhẹ, chiếm tỷ lệ 17,3%
- Theo dạng tật: Khuyết tật vận động 1.127 người, chiếm tỷ lệ 40,4%; Khuyết tật nghe, nói 424 người, chiếm tỷ lệ 15,2%; Khuyết tật nhìn 334 người, chiếm tỷ lệ 12%; Khuyết tật thần kinh, tâm thần 344 người, chiếm tỷ lệ 12,33%; Khuyết tật trí tuệ 404 người, chiếm tỷ lệ 14,5%; Khuyết tật khác 169 người, chiếm tỷ lệ 5,57%.
Để phản ánh khách quan QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT ở huyện Lâm Thao, đồng thời để nắm bắt rõ tâm lý so sánh chế độ chính sách và sự quản lý nhà nước trong công tác hỗ trợ NKT giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa các địa phương điều kiện kinh tế xã hội phát triển và các địa phương điều kiện kinh tế xã hội còn khó khăn, tác giả lựa chọn điều tra chọn mẫu theo vùng tại 06 điểm, đó là: 02 thị trấn, 02 xã: Xuân Lũng và Tiên Kiên đại diện cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, 02 xã: Cao Xá và Tứ Xã đại diện cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển để đánh giá, nghiên cứu. Hơn nữa xã Xuân Lũng, thị trấn Lâm Thao cũng là một trong những đơn vị thời gian qua có một số yếu kém trong QLNN đối với công tác hỗ trợ đối với NKT như: Cấp chính quyền chưa có sự quan tâm đúng mức đến công tác bảo trợ xã hội chung và người khuyết tật nói riêng, Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoạt động hình thức, năng lực, trình độ của cán bộ chuyên môn có nhiều mặt hạn chế, việc đánh giá dạng tật và mức độ khuyết tật đối với một số trường hợp thiếu khách quan khách quan, gây ý kiến dư luận không tốt, đây có thể cũng là khe hở của vấn đề QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT trên địa bàn huyện Lâm Thao hiện nay cần phải tìm hiểu nguyên nhân và có những giải pháp khắc phục triệt để.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin
3.2.2.1. Thu thập số liệu và thông tin thứ cấp
Tài liệu thu thập được từ: Tài liệu, số liệu phản ánh về NKT, công tác trợ giúp NKT, như các thông tin về số liệu (vai trò, xu hướng, nhân tố ảnh hưởng, chủ trương chính sách…), thông tin trên thế giới, trong nước, các vùng, địa phương, thông tin về địa bàn nghiên cứu (tự nhiên, kinh tế xã hội, kết quả hoạt động kinh tế xã hội); tài liệu từ các cơ quan: Thống kê, LĐ-TB&XH, Giáo dục & Đào tạo, Y tế, Kinh tế - Hạ Tấng, các tài liệu trên giáo trình, sách báo, tài liệu chuyên ngành, internet, niên gián thống kê, báo cáo của các địa phương, cơ quan, ban ngành...
3.2.2.2. Thu thập số liệu và thông tin sơ cấp
a. Chọn mẫu điều tra
Thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp các đối tượng liên quanbằng một số phương pháp như: Lấy phiếu điều tra theo bảng câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn, phỏng vấn sâu. Thông qua nội dung dữ liệu sơ cấp thu thập được, giúp cho tác giả có cái nhìn tổng quát hơn về vấn đề đang nghiên cứu, với hai nội dung chính cần tìm hiểu:
- Nội dung QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT;
- Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT Phương thức điều tra sử dụng mẫu phiếu như sau:
+ Cán bộ quản lý cấp huyện: chúng tôi tiến hành phỏng vấn ở các cấp quản lý khác nhau về sự hỗ trợ đối với người khuyết tật gồm 1 phiếu Phó Chủ tịch UBND quản lý chung, tại phòng LĐTBXH là cơ quan quản lý trực tiếp công tác hỗ trợ cho NKT: 1 phiếu phỏng vấn Trưởng phòng, 01 phiếu phỏng vấn Phó Trưởng phòng và 01 phiếu phỏng vấn chuyên viên;
+ Cán bộ quản lý và trực tiếp làm việc với NKT cấp xã: Để đảm bảo mẫu phiếu đại diện cho tổng thể cả huyện chúng tôi chọn 6 xã đại diện cho 3 vùng kinh tế khác nhau, 2 thị trấn là vùng thuộc thành thị, 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khá và 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn. Tại 06 đơn vị cấp xã điều tra, mỗi đơn vị gồm 3 thành phần cán bộ quản lý và cán bộ làm việc với NKT: Chủ tịch/PCT UBND, Công chức LĐ-TB&XH, Cộng tác viên CTXH, như vậy tổng phiếu điều tra là 18 phiếu;
+ Cán bộ tại các cơ quan phối hợp: có 4 cơ quan phối hợp thực hiện công tác quản lý hỗ trợ NKT là Giáo dục&Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Y tế, Kinh tế - Hạ tầng, chính vì vậy, để có thông tin từ các cơ quan phối hợp chúng tôi tiến hành phỏng vấn mỗi đơn vị 1 phiếu đối với trưởng hoặc phó phòng;
+ Đối tượng thụ hưởng: Vì thời gian và nguồn lực không cho phép tác giả khảo sát số mẫu theo công thưc tính, chính vì vậy tác giả điều tra số mẫu đủ lớn là 84 phiếu (gồm: Người khuyết tật, hộ gia đình trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng, hộ gia đình có NKT đã từ trần, NKT đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ…). Tác giả chọn 6 đơn vị hành chính để tiến hành phỏng vấn, 2 thị trấn, 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khá và 2 xã thuộc vùng nông thôn có điều kiện kinh tế khó khăn
Tổng số mẫu phiếu điều tra là 110 phiếu, nội dung của phiếu điều tra nhằm làm rõ các nội dung sau:
- Thông tin hệ thống văn bản hướng dẫn về quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ NKT;
- Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật chính sách trợ giúp NKT; - Thông tin, trình độ, năng lực bộ máy QLNN về công tác hỗ trợ NKT; - Thông tin hướng dẫn trong thực hiện chính sách;
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với NKT; - Sự nhận thức và hiểu biết của người dân về chính sách hỗ trợ đối với NKT; chế độ được thụ hưởng đối với NKT;
b. Nội dung và phương pháp thu thập
Bảng 3.2. Thu thập số liệu thông tin sơ cấp
Loại mẫu Số lượng Nội dung
1. Cơ quan quản lý nhà nước Trong đó + Cấp huyện: - 01 PCT UBND - Phòng LĐTBXH: 03 (Trưởng phòng, 01 phó Trưởng phòng và 01 chuyên viên) 04
- Tổ chức bộ máy QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT
- Công tác tuyên truyền, phổ biến - Năng lực, trình độ quản lý
- Công tác quản lý và tổ chức thực hiện - Kiểm tra, giám sát, thực hiện báo cáo
+ Cấp xã (Tại 06 đơn vị cấp xã điều tra, mỗi đơn vị gồm 3 thành phần cán bộ quản lý và cán bộ làm việc với NKT: Chủ tịch/PCT UBND, Công chức LĐ-TB&XH, Cộng tác viên CTXH). 18 - Cơ chế hệ thống chính sách - Công tác tuyên truyền, phổ biến - Năng lực, trình độ quản lý
- Công tác quản lý và tổ chức thực hiện - Kiểm tra giám sát, đánh giá báo cáo kết quả
- Đề xuất kiến nghị
2. Người khuyết tật/gia đình NKT (người được thụ hưởng
chính sách) 84
- Cơ chế hệ thống chính sách - Công tác tuyên truyền, phổ biến - Chế độ được thụ hưởng
- Đánh giá công tác quản lý NKT. - Sự đồng tình, ủng hộ đối với công tác quản lý NKT
3.Cơ quan phối hợp (Giáo dục&Đào tạo, Văn hóa - Thông tin, Y tế, Kinh tế - Hạ tầng)
04
- Cơ chế hệ thống chính sách - Phối hợp tuyên truyền, phổ biến - Trình độ năng lực quản lý và thực hiện chính sách
- Phối hợp quản lý thực hiện chính sách - Kiểm tra giám sát, đánh giá kết quả
Tổng cộng 110
Bảng 3.3. Tổng hợp số liệu mẫu điều tra theo vùng
Nội dung Thành thị Xã nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội phát triển Xã nông thôn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn Cấp huyện, cơ quan phối hợp Tổng cộng
Đối tượng thụ hưởng 28 28 28 84
Công tác QLNN cấp xã 6 6 6 18
Công tác QLNN ở cấp huyện
8
Cộng 34 34 34 8 110
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu, phân tích thông tin
3.2.3.1. Xử lý số liệu
Việc xử lý và tổng hợp số liệu được tiến hành thông qua sắp xếp số liệu và phân tổ thống kê theo các tiêu thức khác nhau, căn cứ trên các chỉ tiêu nghiên
cứu đã đề ra trong bảng câu hỏi điều tra để xử lý số liệu bằng phần mềm Microsoft Excel, Word thông qua bảng biểu, biểu đồ.
3.2.3.2. Phân tích thông tin
Đề tài sử dụng các phương pháp sau:
* Phương pháp thống kê mô tả: Trong phần đánh giá thực trạng các đối tượng NKT được hỗ trợ như NKT nặng, NKT đặc biệt nặng, hộ gia đình chăm sóc NKT đặc biệt nặng...số tương đối và số bình quân nhằm phân tích mức độ, kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ đối với từng loại đối tượng, nhóm đối tượng và toàn huyện.
* Phương pháp so sánh: So sánh mức độ thực hiện chính sách hỗ trợ với quy định, dự toán, so sánh kết quả hỗ trợ từng năm, các năm với nhau và giữa nhu cầu và thực tế.
3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
a. Chỉ tiêu đánh giá hệ thống văn bản, chính sách hỗ trợ đối với NKT
- Số lượng văn bản pháp luật được phổ biến, triển khai trên địa bàn huyện, bao gồm các Luật, Quyết định, Nghị định của Chính phủ, Thông tư các Bộ, Thông tư liên bộ, các quyết định UBND tỉnh.
- Số lượng văn bản ban hành có liên quan đến hỗ trợ NKT hàng năm.
b. Chỉ tiêu về tổ chức bộ máy QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT
- Số lượng cán bộ làm công tác hỗ trợ NKT ở cấp huyện, cấp xã;
Đối với cấp huyện: Tác giả chủ yếu phỏng vấn phòng LĐ-TB&XH là cơ quan thường trực tham mưu giúp việc cho UBND huyện trong công tác NKT và hỗ trợ NKT. Ngoài ra, thực hiện phỏng vấn một số phòng chuyên môn khác thuộc UBND huyện có liên quan đến công tác hỗ trợ NKT như: Phòng Giáo dục & Đào tạo, phòng Y tế, Phòng Kinh tế - Hạ tầng, phòng Văn hóa - Thông tin...
Đối với cấp xã: Tác giả lựa chọn đại diện lãnh đạo UBND một số xã, thị trấn, công chức văn hóa xã hội phụ trách công tác LĐ-TB&XH, Cộng tác viên Công tác xã hội là những người trực tiếp tham mưu giúp việc trong công tác quản lý, hỗ trợ NKT tại địa phương.
- Điều kiện cơ sở vật chất cho công tác quản lý (số trang thiết bị nhà nước đầu tư cho quá trình quản lý và tổ chức thực hiện chính sách);
c. Chỉ tiêu xác định đối tượng thụ hưởng
- Số người có đơn đề nghị xác định/xác định lại mức độ khuyết tật;
- Số người được đánh giá mức độ khuyết tật bởi Hội đồng xác định mức độ khuyết tật hoặc Hội đồng giám định y khoa.
- Số trường hợp được đánh giá đúng, đầy đủ, chậm, muộn so quy trình đánh giá. - Số được niêm yết công khai đúng quy định.
- Từng dạng khuyết tật, mức độ khuyết tật. Tỷ lệ %.
d. Chỉ tiêu về công tác kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm
- Số kế hoạch kiểm tra hàng năm được xây dựng; - Số cuộc kiểm tra, giám sát;
- Số trường hợp bị phát hiện vi phạm - Số phải thu hồi quyết định
- Số tiền thu hồi nộp ngân sách nhà nước - Số trường hợp xử lý vi phạm...
đ. Chỉ tiêu các chính sách hỗ trợ người khuyết tật
- Số chính sách hỗ trợ NKT được tiếp cận trong thực tế; - Số chính sách hỗ trợ chưa được triển khai
- Số chính sách hỗ trợ triển khai chưa đầy đủ, còn hình thức;
e. Chỉ tiêu về kết quả thực hiện quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật
+ Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách
- Thời gian: Kịp thời, thương xuyên hay chậm muộn;
- Nội dung: Ngắn gọn, dễ hiểu hay dài dòng miên man khó hiểu;
- Hình thức: Đa dạng, phong phú, dễ tiếp cận hay đơn điệu và không phổ biến.
+ Công tác tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và quản lý hồ sơ
- Số hồ sơ đã tiếp nhận; Số lượng hồ sơ đã giải quyết; - Số lượng hồ sơ tồn đọng, nguyên nhân tồn đọng; - Số hồ sơ đã được cập nhật lên hệ thống phần mềm.
+ Kết quả thực hiện các chính sách hỗ trợ
- Số lượng người NKT thuộc đối tượng hỗ trợ và số kinh phí hỗ trợ đối với từng loại chính sách như: Trợ cấp xã hội, mai táng phí, thẻ bảo hiểm y tế, hỗ trợ giáo dục đào tạo, dạy nghề, việc làm, tư vấn pháp lý...
- Cơ cấu số NKT thuộc đối tượng hỗ trợ.
- Số người được hưởng đúng, hưởng chưa đầy đủ chế độ; hưởng sai chế độ; - Số người chưa được xem xét giải quyết.
- Tốc độ tăng, giảm số người thuộc đối tượng hỗ trợ qua các năm.
- Số lượt thanh kiểm tra được thực hiện đột xuất, theo kế hoạch các năm. - Số vụ việc xử lý hoặc khi phát hiện truy thu, ngừng trợ cấp.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH HỖ TRỢ NGƯỜI KHUYẾT TẬT Ở HUYỆN LÂM THAO, TỈNH PHÚ THỌ
4.1.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về người khuyết tật và công tác trợ giúp người khuyết tật giúp người khuyết tật
Tại huyện Lâm Thao, Phòng LĐ-TB&XH là cơ quan chuyên môn giúp UBND huyện thực hiện chức năng QLNN về hỗ trợ NKT, phối hợp chặt chẽ với các phòng chuyên môn thuộc UBND huyện như: Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Giáo dục & Đào Tạo, Phòng Y tế, Phòng Văn hóa - Thông tin, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và UBND cấp xã thực hiện tốt chức năng tham mưu UBND cấp huyện chức năng QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT. Ngoài ra, trực tiếp tham mưu UBND huyện ký các quyết định tăng, giảm, truy thu và điều chỉnh mức hưởng trợ cấp xã hội đối với NKT theo quy định phối hợp với Ủy ban Mặt trận tổ quốc huyện và các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện công tác kiểm tra, giám sát theo quy định.
Sơ đồ 4.1. Bộ máy quản lý nhà nước về công tác hỗ trợ người khuyết tật