Bảng tính hệ số trợ cấp xã hội hàng tháng cho NKT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 44)

TT Loại đối tượng

Hệ số TC Mức chuẩn TC (đồng) Mức TC theo hệ số (đồng) (1) (2) (3) (4) (5)=(3)x(4) 1 NKT đặc biệt nặng

1.1 Dưới 16 tuổi và từ đủ 60 tuổi trở lên 2,5 270.000 675.000 1.2 Từ đủ 16 tuổi đến 60 tuổi 2,0 270.000 540.000

2 NKT nặng

2.1 Dưới 16 tuổi và từ đủ 60 tuổi trở lên 2,0 270.000 540.000 2.2 Từ đủ 16 tuổi đến 60 tuổi 1,5 270.000 405.000

3 Hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng

3.1 NKT đặc biệt nặng, NKT nặng đang mang thai hoặc nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi

1,5 270.000 405.000

3.2 NKT đặc biệt nặng, NKT nặng đang mang thai và nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi

2,0 270.000 540.000

3.3 NKT đặc biệt nặng, NKT nặng đang nuôi từ 02 con trở lên dưới 36 tháng tuổi

2,0 270.000 540.000

4 Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân nhận

chăm sóc, nuôi dưỡng NKT đặc biêt nặng

4.1 Gia đình có NKT đặc biệt nặng đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng người đó

1,0 270.000 270.000

4.2 Gia đình/cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng 01 NKT đặc biệt nặng

1,5 270.000 405.000

4.3 Gia đình/cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng từ 02 NKT đặc biệt nặng trở lên

3,0 270.000 810.000

Nguồn: Quốc hội (2010); Chính phủ (2013) * Hỗ trợ mai táng phí: Người khuyết tật đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng được hỗ trợ chi phí mai táng khi chết.

chức/cá nhân đứng ra mai táng cho NKT; Bản sao trích lục khai tử của NKT. - Quy trình, thủ tục: Tổ chức/cá nhân đứng ra mai táng cho NKT gửi hồ sơ đến UBND cấp xã nơi NKT cư trú. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp xã có văn bản đề nghị kèm theo hồ sơ gửi phòng LĐTBXH. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận văn bản của UBND cấp xã, Phòng LĐTBXH trình Chủ tịch UBND huyện quyết định hỗ trợ chi phí mai táng.

- Mức hỗ trợ chi phí mai táng: Bằng 20 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội. * Trợ giúp xã hội đột xuất:

Hộ gia đình NKT được hỗ trợ lương thực nếu thiếu đói trong dịp tết Nguyên đán hoặc trong và sau thiên tai, hỏa hoạn, mất mùa, giáp hạt hoặc lý do bất khả kháng khác.

NKT bị thương nặng do thiên tai, hỏa hoạn; tai nạn giao thông, tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng hoặc các lý do bất khả kháng khác tại nơi cư trú hoặc ngoài nơi cư trú được xem xét hỗ trợ đột xuất theo quy định của Chính phủ.

NKT thuộc hộ gia đình nghèo, cận nghèo, có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không còn nơi ở thì được xem xét hỗ trợ chi phí làm nhà ở hoặc Hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền do nguy cơ sạt lở, lũ, lụt, thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác được xem xét hỗ trợ chi phí di dời nhà ở.

NKT thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhà ở bị hư hỏng nặng do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác mà không ở được thì được xem xét hỗ trợ chi phí sửa chữa nhà ở.

b. Chính sách hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

NKT được hỗ trợ chăm sóc sức khỏe khám chữa bệnh ban đầu trong phạm vi chuyên môn tại trạm y tế cấp xã thông qua các hình thức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe, phòng ngừa, giảm thiểu khuyết tật; Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khỏe người khuyết tật.

NKT nặng, đặc biệt nặng được Nhà nước hỗ trợ kinh phí mua thẻ bảo hiểm y tế, được bảo đảm khám bệnh, chữa bệnh và sử dụng các dịch vụ y tế phù hợp.

tưởng, hành vi tự sát hoặc gây nguy hiểm cho người khác được hỗ trợ sinh hoạt phí, chi phí đi lại và chi phí điều trị trong thời gian điều trị bắt buộc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c. Chính sách hỗ trợ giáo dục và đào tạo

NKT được nhà nước tạo điều kiện để người khuyết tật được học tập phù hợp với nhu cầu và khả năng của người khuyết tật.

NKT được nhập học ở độ tuổi cao hơn so với độ tuổi quy định đối với giáo dục phổ thông; được ưu tiên trong tuyển sinh; được miễn, giảm một số môn học hoặc nội dung và hoạt động giáo dục mà khả năng của cá nhân không thể đáp ứng; được miễn, giảm học phí, chi phí đào tạo, các khoản đóng góp khác; được xét cấp học bổng, hỗ trợ phương tiện, đồ dùng học tập.

NKT được cung cấp phương tiện, tài liệu hỗ trợ học tập dành riêng trong trường hợp cần thiết; người khuyết tật nghe, nói được học bằng ngôn ngữ ký hiệu; người khuyết tật nhìn được học bằng chữ nổi Braille theo chuẩn quốc gia.

d. Chính sách hỗ trợ học nghề, việc làm

NKT được tư vấn học nghề miễn phí, lựa chọn và học nghề theo khả năng, năng lực bình đẳng như những người khác, được cấp văn bằng, chứng chỉ, công nhận nghề đào tạo khi người khuyết tật học hết chương trình đào tạo và đủ điều kiện theo quy định.

NKT được tạo điều kiện phục hồi chức năng lao động, được tư vấn việc làm miễn phí. Bản thân NKT tự tạo việc làm hoặc hộ gia đình tạo việc làm cho NKT được vay vốn với lãi suất ưu đãi để sản xuất kinh doanh, chuyển giao công nghệ, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm theo quy định. Cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là NKT được hỗ trợ cải tạo điều kiện, môi trường làm việc phù hợp cho NKT; được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp; được vay vốn với lãi suất ưu đãi; được ưu tiên cho thuê đất, mặt bằng, mặt nước và miễn, giảm tiền thuê đất, mặt bằng, mặt nước phục vụ sản xuất, kinh doanh theo tỷ lê ̣ lao đô ̣ng là người khuyết tâ ̣t, mức độ khuyết tật của người lao động và quy mô doanh nghiê ̣p.

NKT thuộc hộ gia đình bị mất phương tiện, tư liệu sản xuất chính do thiên tai, hỏa hoạn hoặc lý do bất khả kháng khác, mất việc làm được xem xét trợ giúp tạo việc làm, phát triển sản xuất.

e. Các chính sách hỗ trợ khác

- NKT đặc biệt nặng được miễn, người khuyết tật nặng được giảm giá vé và giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao, giải trí và du lịch theo quy định của Nhà nước

- NKT khi tham gia giao thông bằng các phương tiện giao thông công cộng được sử dụng các phương tiện hỗ trợ hoặc sự trợ giúp tương ứng; được phép mang theo và miễn phí khi mang phương tiện, thiết bị hỗ trợ phù hợp.

- NKT đặc biệt nặng và người khuyết tật nặng được miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ khi tham gia giao thông bằng một số phương tiện giao thông công cộng theo quy định của Nhà nước. NKT được ưu tiên mua vé, được giúp đỡ, sắp xếp chỗ ngồi thuận tiện khi sử dụng các phương tiện giao thông công cộng.

2.1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật người khuyết tật

2.1.5.1. Hệ thống văn bản chính sách đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật

Hệ thông văn bản chính sách gồm: Hiến pháp, các bộ luật, luật, nghị định, thông tư, các quy định, các quy tắc…, nhằm hài hòa các quyền lợi và trách nhiệm của mỗi công dân, mọi tổ chức trong một trật tự xã hội, hướng tới sự tổng hòa các lợi ích của cộng đồng, có vai trò hết sức quan trọng trong quản lý mọi mặt của đời sống xã hội nói chung và quản lý công tác hỗ trợ đối với NKT nói riêng.

Hệ thống văn bản chính sách là hành lang pháp lý để thực hiện quản lý NKT và các chính sách hỗ trợ đối với NKT. Tuy nhiên nếu cấp tham mưu ban hành văn bản không dựa vào tình hình thực tế, nhu cầu xã hội mà chỉ ngồi tại chỗ tham mưu chính sách sẽ không có tính khả thi cao, không phù hợp với thực tế, gây khó khăn cho công tác quản lý và việc thực hiện chính sách hỗ trợ đối với NKT trong thực tế.

Để thực hiện chính sách hỗ trợ đối với NKT được chặt chẽ, thống nhất giữa các địa phương. Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đối với người khuyết tật. Trong đó:

- Quốc hội: Cơ quan có thẩm quyền cao nhất xây dựng hoạch định chính sách, ban hành Luật người khuyết tật.

- Chính phủ: Là cơ quan ban hành các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật người khuyết tật.

- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội: Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các Bộ liên quan như Bộ Y tế, Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bộ Xây dựng, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài chính... ban hành Thông tư, Thông tư liên tịch hướng dẫn thực thi chính sách về NKT, đặc biệt là quy trình, thủ tục lập hồ sơ, quản lý hồ sơ, đánh giá dạng tật và mức độ khuyết tật, thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với NKT.

- Ngoài ra, Cục Bảo trợ xã hội thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên trách có trách nhiệm tham mưu, hướng dẫn bổ sung những quy định chưa được rõ ràng để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện

2.1.5.2. Năng lực, trình độ của cán bộ quản lý

Năng lực là tổ hợp những thuộc tính độc đáo của cá nhân, phù hợp với những yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có hiệu quả. Trình độ là mức độ về sự hiểu biết, về kỹ năng được xác định hoặc đánh giá theo tiêu chuẩn nhất định nào đó, có thể là trình độ nhận thức, trình độ văn hóa, tay nghề... Các năng lực hình thành trên cơ sở của các tư chất tự nhiên của cá nhân đóng vai trò quan trọng, năng lực của con người không phải hoàn toàn đo tự nhiên mà có, phần lớn do công tác, do tập luyện mà có. Cán bộ quản lý người khuyết tật có trình độ, năng lực tốt sẽ đảm bảo công tác quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật được chặt chẽ, đầy đủ, đúng quy định, mang lại hiệu quả cao.

Năng lực cũng có thể được hiểu là khả năng của một người để làm một việc gì đó, để xử lý một tình huống hay thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định. Hay nói khác hơn, năng lực là khả năng sử dụng các tài sản, tiềm lực của con người như kiến thức, kĩ năng và các phẩm chất khác để đạt được các mục tiêu cụ thể trong một công việc, một điều kiện xác định.

Năng lực của cán bộ công chức không phải là năng lực bất biến, được sử dụng trong mọi hoàn cảnh, mọi môi trường như nhau. Ở thời điểm hay một môi trường này, năng lực được thể hiện, phát huy tác dụng, nhưng ở thời điểm khác thì cần phải có loại năng lực khác. Tùy theo mỗi hoàn cảnh, mỗi môi trường khác nhau mà yêu cầu về năng lực cũng có sự khác nhau. Năng lực không phải là bằng cấp, trình độ được đào tạo chính quy hay không chính quy.

hợp hoặc không được tạo điều kiện để phát huy được sở trường thì năng lực của cán bộ đó chưa được phát triến phù hợp.

Sư bất cập về chính sách tiền lương là một trong những vật cản tác động đến năng lực của cán bộ. Tình hình thu nhập của cán bộ quản lý công tác bảo trợ xã hội nói chung và quản lý người khuyết tật nói riêng so với các nhóm ngành khác có sự chênh lệch khá lớn giữa công sức bỏ ra và thu nhập.

2.1.5.3. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ người khuyết tật

Tổ chức tập huấn cho cán bộ làm chính sách ở các cấp, đặc biệt là quy trình thiết lập hồ sơ, thủ tục và tổ chức xét duyệt đúng đối tượng, đúng quy định đảm bảo tính dân chủ công khai trong quá trình thực hiện.

Việc tuyên truyền, phổ biến chính sách hỗ trợ người khuyết tật được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành. Nhiệm vụ này được thực hiện như thế nào và kết quả ra sao là do sự đánh giá cán bộ quản lý chính sách, của cơ quan phối hợp và đối tượng thụ hưởng chính sách người khuyết tật trên địa bàn huyện (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc trực tiếp xét duyệt, đánh giá, quản lý các đối tượng là công tác chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ phụ trách thuộc Phòng LĐ-TB&XH và UBND các xã, thị trấn. Ngoài ra, thực hiện quản lý đối tượng và chi trả kịp thời các chế độ trợ cấp từ nguồn kinh phí địa phương theo quy định.

Các chế độ trợ cấp xã hội và các chế độ chính sách khác đối với NKT được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

2.1.5.4. Nhận thức của gia đình, cộng đồng và chính quyền địa phương

Sự đồng tình ủng hộ của người dân, đặc biệt là người được thụ hưởng chế độ hỗ trợ NKT là rất quan trọng trong việc giúp cơ quan QLNN trong công tác quản lý NKT và đảm bảo thực thi chính sách hỗ trợ đối với NKT trong thực tế. Tuy nhiên sự hiểu biết của một bộ phận người dân còn nhiều hạn chế do chưa được tiếp cận thông tin đầy đủ hoặc cố tình hiểu sai. Bên cạnh đó, tình trạng người dân cố tình khai man, không trung thực để được hưởng chính sách hỗ trợ đối với NKT...sẽ có tác động ảnh hưởng đến công tác QLNN đối với công tác hỗ người khuyết tật.

Đa số gia đình NKT có hoàn cảnh khó khăn, phần lớn thời gian dành cho việc lao động tạo thu nhập và chăm sóc NKT nên ít có thời gian tiếp cận các

phương tiện thông tin đại chúng do đó nhận thức về quyền và nghĩa vụ thông qua nghe, tìm hiểu Luật và chính sách còn hết sức hạn chế, nhận thức của NKT và gia đình về vai trò đối với bản thân, với xã hội thường không được đầy đủ. Điều này cũng ảnh hưởng đến việc hoàn thiện chính sách chung cũng như những chính sách liên quan đến họ bị hạn chế rất nhiều.

Thái độ của cộng đồng được xem như rào cản chính đối với việc hòa nhập xã hội của NKT. Người khuyết tật không được xem là có khả năng tự chăm sóc bản thân, học tập, hoặc làm việc. Xã hội nói chung vẫn chưa thật sự hiểu rõ khái niệm hòa nhập.

Những năm gần đây, nhận thức của các cấp, các ngành và địa phương về công tác NKT đã được tăng cường và có những chuyển biến rõ rệt. Tuy nhiên, công tác QLNN đối với một số chính sách hỗ trợ NKT ở cấp huyện và cấp xã chưa được chú trọng nhiều, do đó một số quyền lợi của NKT chưa thực sự được chính quyền địa phương quan tâm.

2.1.5.5. Điều kiện kinh tế xã hội của địa phương

Người khuyết tật là một trong những đối tượng yếu thế cần được xã hội quan tâm chăm sóc. Công tác QLNN đối với công tác hỗ trợ NKT chịu sự chi phối ảnh hưởng rất lớn bởi điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Hiện nay ngân sách nhà nước mới chỉ đảm bảo các chính sách hỗ trợ NKT ở mức tổi thiểu, cơ bản nhất, còn nhiều chính sách đối với NKT cần sự xã hội hóa. Nếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 36 - 44)