Kết quả đánh giá khuyết tật qua các năm huyện Lâm Thao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 69 - 80)

Diễn giải Năm 2016 (người) Năm 2017 (người) Năm 2018 (người) Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ 1.Tổng số NKT có đơn đề nghị đánh giá khuyết tật. 187 250 289 133,69 115,60 124,32 2. Số NKT có đơn đề nghị được Hội đồng xác định MĐKT đánh giá khuyết tật

(3)+(5). 187 250 287 133,69 114,80 123,89

3. Số người được Hội đồng xác định MĐKT xác định khuyết tật (4)+(6)

Trong đó: 175 238 269 136,00 113,03 123,98

3.1. NKT đặc biệt nặng 38 73 80 192,11 109,59 145,10

3.2. NKT nặng 70 100 111 142,86 111,00 125,93

3.3. NKT nhẹ 67 65 78 97,01 120,00 107,90

4. Số NKT đồng ý với đánh giá của Hội đồng cấp xã (3)-(6). 174 237 267 136,21 112,66 123,87 5. Số người được giới thiệu đi giám định y khoa để xác định khuyết tật do Hội

đồng cấp xã không xác định được. 12 12 18 100,00 150,00 122,47

6. Số người được giới thiệu đi giám định y khoa để xác định khuyết tật do

NKT/gia đình NKT không đồng ý với đánh giá của Hội đồng cấp xã. 1 1 2 100,00 200,00 141,42 7. Số NKT được Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy chứng nhận khuyết tật: 162 227 268 140,12 118,06 128,62 Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH (2016, 2017, 2018)

Số NKT được Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận khuyết tật là 657/724 người, đạt tỷ lệ 90,7% so tổng số người được Hội đồng xác định MĐKT tổ chức đánh giá. Sở dĩ còn 9,3% số người được đánh giá nhưng không được cấp Giấy xác nhận khuyết tật do đây là những NKT được đánh giá ở mức độ khuyết tật nhẹ, bản thân NKT và nhiều thành viên trong Hội đồng cho rằng do không được hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng nên không cần Giấy xác nhận. Chỉ một số ít NKT nhẹ thuộc diện hộ nghèo/cận nghèo đang đi học được hưởng chính sách hỗ trợ giáo dục cho NKT mới lấy Giấy xác nhận khuyết tật và được Chủ tịch UBND cấp xã cấp Giấy xác nhận. Đây là một thực trạng cần phải làm tốt hơn trong thời gian tới.

Khi khảo sát các thông tin liên quan đến sự hài lòng của NKT/gia đình NKT đối với công tác đánh giá khuyết tật cho thấy còn một tỷ lệ nhất định chưa thực sự hài lòng với hoạt động của Hội đồng.

Bảng 4.2. Đánh giá sự hài lòng của người khuyết tật/gia đình NKT đối với công tác đánh giá khuyết tật của Hội đồng xác định MĐKT

Đơn vị tính: %

TT Đơn vị khảo sát Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng

1 Thị trấn Lâm Thao 35,80 35,70 26,20 2,30 2 Thị trấn Hùng Sơn 51,80 34,00 14,20 0,00 3 Xã Cao Xá 50,00 41,70 8,30 0,00 4 Xã Tứ Xã 46,40 33,30 20,30 0,00 5 Xã Tiên Kiên 42,80 35,70 21,50 0,00 6 Xã Xuân Lũng 32,10 29,70 33,30 4,90 Cộng bình quân 43,20 35,00 20,60 1,20

Nguồn: Số liệu điều tra (2018) Qua bảng trên ta thấy, tỷ lệ rất hài lòng và hài lòng của NKT/gia đình NKT về tinh thần thái độ, kết quả xác nhận khuyết tật cho người khuyết tật lần lượt là 43,2% và 35%. Tỷ lệ này cao nhất là xã Cao Xá 50% và 41,7%, thấp nhất là xã Xuân Lũng 32,1% và 29,7%.

Điều đáng lưu ý là vẫn có 2,3% ý kiến tại thị trấn Lâm Thao và 4,9% ý kiến tại xã Xuân Lũng chưa hài lòng với công tác đánh giá khuyết tật của Hội đồng xác định MĐKT. Điều này trùng khớp với đánh giá của Phòng LĐ-TB&XH hàng năm về công tác đánh giá khuyết tật ở một số Hội đồng hoạt động còn hình thức, đặc biệt có ý kiến cho rằng nhiều thành viên trong Hội đồng đánh giá nhiều trường hợp chưa thực sự công tâm, khách quan, còn có tư tưởng cả nể hoặc ưu ái

người thân, người quen biết. Mặt khác một số thành viên Hội đồng còn cho rằng đây là công việc của ngành Lao động thương binh xã hội nên hoạt động còn hình thức, nghiệp vụ không sâu nên đánh giá không chính xác, hồ sơ phải chỉnh sửa nhiều lần.

4.1.3. Kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ người khuyết tật ở huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ Thao, tỉnh Phú Thọ

4.1.3.1. Chính sách bảo trợ xã hội

a. Trợ cấp xã hội hàng tháng

Trợ cấp xã hội hàng tháng bao gồm trợ cấp trực tiếp cho người khuyết tật và hỗ trợ kinh phí chăm sóc. Nhìn vào bảng 4.3 ta thấy số người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng được hưởng trợ giúp xã hội/hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng tăng lên theo từng năm, từ 1.732 người năm 2016 lên 1.920 người năm 2018. Tuy nhiên, tỷ lệ NKT nặng và đặc biệt nặng hưởng TCXH hàng tháng so với tổng số NKT nặng và đặc biệt nặng giảm dần qua các năm: Năm 2016 là 87,25%, năm 2018 là 86,29% và năm 2018 là 85,33%. Điều này cho thấy, có một số lượng người khuyết tật được đánh giá khuyết tật nặng hoặc đặc biệt nặng nhưng do đã được hưởng các chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng nên không được hưởng chế độ TCXH hàng tháng. Những đối tượng này không được hưởng chế độ TCXH hàng tháng nhưng cũng có thể được hưởng các chế độ khác đối với NKT như: Cấp thẻ BHYT nếu chưa được cấp thẻ BHYT, hỗ trợ kinh phí chăm sóc nuôi dưỡng cho hộ gia đình có NKT đặc biệt nặng hoặc nhận nuôi NKT đặc biệt nặng.... Từ bảng số liệu trên cũng cho thấy, có khoảng 20% số NKT nhẹ không được hưởng TCXH hàng tháng tại cộng đồng không phải là do huyện, xã bỏ sót đối tượng mà theo quy định của nhà nước thì các đối tượng này không thuộc diện được hưởng chế độ trợ cấp thường xuyên theo quy định của nhà nước.

Tỷ lệ NKT nặng hoặc đặc biệt nặng đang mang thai, nuôi con nhỏ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng tăng từ 0,45% năm 2016 lên 0,75% năm 2018. Mặc dù có một số ít NKT được hưởng chính sách này nhưng với tốc độ tăng năm sau cao hơn nhiều lần so với năm trước phần nào phản ánh một số năm trước đây chính sách này chưa đến được nhiều với NKT đang mang thai, nuôi con nhỏ, có thể bản thân NKT chưa nắm được quyền lợi của mình nhưng cũng phản ánh sự quản lý, nắm bắt đối tượng còn để sót chính sách của chính quyền địa phương cấp xã.

Bảng 4.3. Số NKT hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng/hỗ trợ kinh phí chăm sóc tại cộng đồng và số tiền chi trợ cấp xã hội cho NKT huyện Lâm Thao từ năm 2016 đến 2018

Diễn giải Đơn vị

tính Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%) 17/16 18/17 BQ 1. Tổng số NKT Người 2.520 2.730 2.791 108,33 102,23 105,24 2. Số NKT nặng và đặc biệt nặng Người 1.985 2.175 2.250 109,57 103,44 106,46 3. Tỷ lệ NKT nặng và đặc biệt nặng so tổng số NKT % 78,76 79,67 80,61 - -

4. Số NKT nặng và đặc biệt nặng được hưởng TCXH hàng

tháng Người 1.732 1.877 1.920 108,37 102,29 105,29

4.1. Khuyết tật nặng Người 1.372 1.466 1.452 106,85 99,05 102,88

4.2. Khuyết tật đặc biệt nặng Người 413 456 468 110,41 102,63 106,45

5. Tỷ lệ NKT được hưởng trợ cấp xã hội/tổng số NKT nặng

và đặc biệt nặng % 87,25 86,29 85,33 - - -

6. Số NKT nặng/đặc biệt nặng đang mang thai, nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng

tháng Người

9 12 17 133,33 141,67 137,44 6.1. Mang thai hoặc nuôi 01 con dưới 36 tháng tuổi Người 9 12 16 133,33 133,33 133,33 6.2. Mang thai và nuôi con dưới 36 tháng tuổi/nuôi từ 02 con

trở lên từ 36 tháng tuổi Người 0 0 1 0,00 0,00 0,00

7. Tỷ lệ NKT được hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng

tháng/tổng số NKT nặng và đặc biệt nặng % 0,45 0,55 0,75 - - -

8. Tổng số dự toán Tr.đ 10.188 11.270 12.427 10,62 10,26 10,44

9. Số tiền chi TCXH, hỗ trợ kinh phí chăm sóc cho NKT Tr.đ 10.034,28 10.698,52 10.964,16 106,62 102,48 104,53

10. Tỷ lệ thực hiện dự toán % 98,50 98,80 98,70

Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH (2016, 2017, 2018)

Số người khuyết tật được hưởng trợ giúp xã hội năm sau tăng so với năm trước, điều này thể hiện công tác tuyên truyền, phân loại NKT ngày càng tốt lên, vì những người có tình trạng khuyết tật nhẹ, tình trạng khuyết tật không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, học tập, lao động hàng ngày chưa cần đến các hoạt động trợ giúp đã được tuyên truyền, giải thích rõ quyền lợi của mình nên có thể không làm hồ sơ đề nghị xác định khuyết tật.

Bảng 4.4. Kết quả hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng cho hộ gia đình có NKT hoặc hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc NKT từ năm 2016 đến 2018

Diễn giải ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tốc độ phát triển (%)

17/16 18/17 BQ 1. Số NKT đặc biệt

nặng Người 470 521 575 110,85 110,36 110,61 Trong đó: Số NKT đặc

biệt nặng đang hưởng

TCXH hàng tháng. Người 413 456 468 110,41 102,63 106,45 3. Số hộ gia đình đang hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng NKT đặc biệt nặng. Người 435 483 537 111,03 111,18 111,11 4. Số cá nhân/gia đình nhận nuôi dưỡng, chăm sóc NKT đặc biệt nặng. Người 35 38 38 108,57 100,00 104,20

4.1. Nuôi 01 người Người 35 38 38 108,57 100,00 104,20 5. Tỷ lệ hộ gia đình có

NKT đặc biệt nặng, nhận nuôi dưỡng chăm sóc NKT đặc biệt nặng so tổng số NKT đặc biệt nặng đang hưởng TCXH. % 113,80 114,25 122,86 - - - 6.Tổng số dự toán Trđ 1,25 1,44 1,59 115,28 110,34 112,78 7. Số tiền chi TCXH, kinh phí chăm sóc hàng tháng Trđ 1.229,48 1.419,12 1.566,2 115,42 110,36 112,87 8. Tỷ lệ thực hiện dự toán % 98,40 98,50 98,50 - - -

Nguồn: Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao (2016, 2017, 2018) Về kinh phí trợ giúp thì từ năm 2016-2018 được tăng theo tỷ lệ số người khuyết tật và mức trợ giúp của Chính phủ quy định theo từng thời kỳ, cụ thể:

toán, năm 2017 tổng kinh phí chi tăng lên mức 10.698,52 triệu đồng, chiếm 98,8% so với dự toán, tăng 6,62% so với năm 2016, năm 2018 kinh phí thực chi là 10.964,16 triệu đồng chiếm 98,7% so với dự toán và tăng 2,48 % so với năm 2017, tốc độ phát triển bình quân qua 3 năm là 104,53%..

Từ số liệu bảng trên cho thấy, hàng năm việc lập dự toán kinh phí hỗ trợ tương đối sát so với tổng số dự toán hàng năm.

Số hộ gia đình có NKT đặc biệt nặng, nhận nuôi dưỡng chăm sóc NKT đặc biệt nặng luôn cao hơn so với tổng số NKT đặc biệt nặng đang hưởng TCXH, cụ thể: Năm 2016 cao hơn 13,8%, năm 2017 cao hơn 14,25%, năm 2018 cao hơn 22,86%. Nguyên nhân là do số hộ gia đình có NKT, cá nhân đang nhân chăm sóc NKT đặc biệt nặng nhưng bản thân NKT đặc biệt nặng đang không hưởng TCXH hàng tháng mà có thể đang hưởng chính sách lương hưu hoặc trợ cấp ưu đãi người có công hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

Hộ gia đình chăm sóc NKT đặc biệt nặng: Nhóm đối tượng này được thực hiện theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ-CP từ năm 2007 hoặc từ năm 2010 đến nay. Tuy nhiên, theo từng giai đoạn có sự thay đổi về đối tượng được hưởng, theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP, Nghị định số 13/2010/NĐ- CP thì gia đình có 2 người khuyết tật không có khả năng tự phục vụ được hưởng trợ cấp thường xuyên hàng tháng, đến năm 2013 theo Nghị định 136/2013/NĐ- CP thì nhóm này được thay là hộ gia đình có NKT đặc biệt nặng được hưởng trợ cấp hàng tháng và kể cả NKT đang hưởng lương hưu, chế độ bảo hiểm xã hội hay trợ cấp người có công nhưng MĐKT đặc biệt nặng thì gia đình vẫn được hưởng trợ cấp chăm sóc hàng tháng với mức 1,0 x mức chuẩn/tháng.

Nếu so sánh với các nhóm đối tượng BTXH khác thì bản thân nhóm đối tượng này không phải chịu áp lực khó khăn về sức khoẻ, bệnh tật như người khuyết tật, nhưng lại chịu áp lực rất lớn vì phải bảo đảm trách nhiệm để chăm sóc, hỗ trợ từ vệ sinh cá nhân cho đến mọi hoạt động của một người khuyết tật đặc biệt khác trong gia đình. Từ đó đã hạn chế mọi vấn đề khác từ hoạt động, sinh hoạt trong gia đình, có những hộ gia đình vì có một người khuyết tật đặc biệt nặng trong gia đình mà dẫn tời không tham gia lao động kiếm thu nhập được dẫn tới nghèo đói...

Tuy nhiên, qua phỏng vấn sâu một số nhóm đối tượng còn xảy ra tình trạng chính sách hỗ trợ hộ gia đình có NKT đặc biệt nặng đang không hưởng chế độ

trợ cấp xã hội hàng tháng đối với NKT mà đang hưởng lương hưu hoặc chính sách người có công nhưng chưa được hưởng chế độ chăm sóc nuôi dưỡng.

Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện từ năm 2016-2018 có tổng số 05 NKT đặc biệt nặng không tự lo được cuộc sống được tiếp nhận nuôi dưỡng vào các cơ sở bảo trợ xã hội; 35 NKT gia đình tự nguyện gửi vào chăm sóc, nuôi dưỡng tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Tại đây, NKT được chăm sóc, nuôi dưỡng theo chế độ bảo trợ xã hội của nhà nước quy định cho các cơ sở bảo trợ xã hội (Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao năm 2016, 2017, 2018).

Hô ̣p 4.3. Ý kiến của gia đình người khuyết tật về chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc người khuyết tật đặc biệt nặng

Ý kiến 1: Gia đình có 01 thành viên đang hưởng chế độ lương hưu từ quỹ Bảo hiễm xã hộichi trả hàng tháng, bị di chứng của tai biến mạch máu não dẫn đến liệt tứ chi, mọi sinh hoạt, vệ sinh cá nhân phải có 02 người thân chăm sóc, túc trực hàng ngày nhưng gia đình không đề nghị đánh giá khuyết tật vì nghĩ rằng đã hưởng lương hưu thì không được hưởng chế độ khuyết tật nữa.

Ý kiến 2: Con gái tôi bị nhiễm chất độc hóa học gián tiếp mức độ đặc biệt nặng do cha cháu truyền lại. Hiện tại cháu không nhận thức được gì, suốt ngày la hét, chửi bới, 02 chân cháu bị teo nhỏ, liệt không đi lại được...Gia đình tôi cũng chưa lần nào được cán bộ xã hướng dẫn đánh giá khuyết tật cho cháu và cũng chưa được hưởng chế độ hỗ trợ kinh phí chăm sóc cho cháu.

Nguồn: Phỏng vấn sâu ngày 24/8/2018

Tác động của trợ giúp xã hội đối với NKT và gia đình NKT: Tác động của chính sách trợ giúp đến cuộc sống của NKT được hưởng chính sách trợ giúp trên địa bàn huyện Lâm Thao được đánh giá qua 8 tiêu chí: Đảm bảo được mức sống tối thiểu, kịp thời thực hiện theo từng tháng, đúng đủ số tiền, có điều kiện về dinh dưỡng, có điều kiện về sinh hoạt, có điều kiện giao tiếp trong xã hội, có điều kiện chăm sóc sức khỏe, giữ được vị thế trong gia đình.

Theo kết quả điều tra phỏng vấn 84 NKT thuộc 6 xã, thị trấn cho thấy có 90% ý kiến cho rằng kinh phí chi trả hàng tháng được cấp kịp thời, còn 10% ý kiến phản ảnh vẫn có thời gian cán bộ xã cấp chậm quá thời hạn chi trả theo quy định. 100% ý kiến khảo sát cho biết số kinh phí được cán bộ chi trả cấp hàng tháng đảm bảo đầy đủ, không bị thiếu.

Đảm bảo được mức sống tối thiểu chỉ có 29,76%, có 34,52% ý kiến đánh giá ở mức trung bình và còn đến 35,72% cho rằng còn ít so với mức sống tối thiểu. Điều kiện về dinh dưỡng thì có 25% đánh giá có sự ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của NKT; 32,14% đánh giá trung bình và có đến 42,86% đánh giá mức trợ cấp như vậy là còn ít so nhu cầu về dinh dưỡng cho NKT. Điều kiện về sinh hoạt có 29,76% đánh giá đảm bảo, 36,7% đánh giá đảm bảo ở mức trung bình và 33,34% đánh giá còn thiếu. Điều kiện giao tiếp trong xã hội có 23,8%

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 69 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)