Năng lực trình độ của cán bộ quản lý và sự phối hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 106)

Trong những năm qua huyện Lâm Thao mới chỉ quan tâm đến việc tăng cường năng lực cho hệ thống tổ chức các cơ quan quản lý hành chính ở các cấp, các ngành có chức năng nhiệm vụ đến thực hiện chính sách mà chưa có sự quan tâm đến hệ thống các đơn vị sự nghiệp chăm sóc đối tượng xã hội nói chung và NKT nói riêng ở cộng đồng và ở cấp cơ sở. Đến nay, trên địa bàn huyện không có cơ sở bảo trợ, trung tâm trợ giúp giáo dục hòa nhập, giáo dục chuyên biệt nào hoạt động. Chính vì chưa có hệ thống dịch vụ sự nghiệp chăm sóc đủ với nhu cầu đòi hỏi đã dẫn đến hầu hết các dịch vụ hỗ trợ kém chất lượng. Cán bộ cơ sở chưa được đào tạo cơ bản về công tác xã hội, thực hành về công tác xã hội, dẫn đến hoạt động thiếu tính chuyên nghiệp. Điều này đã dẫn đến việc tổ chức thực hiện chế độ chính sách chưa nghiêm, thường chậm so với hiê ̣u lực của chı́nh sách

Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Lâm Thao vẫn còn những trường hợp chính sách trợ giúp được thực hiện nhưng vẫn còn chậm chễ so với kế hoạch đề ra, nguyên nhân chủ yếu là do sự làm việc thiếu chuyên nghiệp của cán bộ chi trả chính sách trợ giúp trên địa bàn các xã, sự hạn chế về nghiệp vụ, kiến thức dẫn đến quá trình chi trả bị chậm chễ.

Để thực hiện được chính sách cần đô ̣i ngũ cán bô ̣ có đủ năng lực tổ chức. Đội ngũ cán ở cấp huyện và cơ sở nhìn chung còn thiếu, phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc, một số chưa được đào tạo đúng chuyên môn. Đặc biệt ở cấp xã chỉ có duy nhất 01 công chức văn hóa xã hội phụ trách công tác LĐ-TB&XH phụ trách mảng công việc rộng lớn về công tác lao động, người có công và xã hội. Mặc dù huyện đã bố trí được đỗi ngũ cộng tác viên công tác xã hội tại 14 xã, thị trấn để giúp việc cho cán bộ LĐ-TB&XH cấp xã, nhưng với chế độ đãi ngộ thấp (hiện bằng mức lương tối thiểu hàng tháng) đã không tạo được sự gắn bó, tâm huyết với ngành có đội ngũ này (Báo cáo thực trạng công tác cán bộ quản lý cấp huyện và cơ sở của Phòng Nội vụ huyện Lâm Thao giai đoạn 2013-2018).

Nhìn vào bảng 4.20 ta thấy: Cán bộ của phòng LĐ-TB&XH huyện 100% có trình độ Đại học trở lên, được đào tạo từ các chuyên ngành quản lý kinh tế, quản lý công tác xã hội, phần lớn có kinh nghiệm công tác dưới 03 năm trong công tác NKT. Cán bộ cấp xã: 57,14% có trình chuyên môn đại học, 10,71% có trình độ cao đẳng và 32,15% có trình độ trung cấp. Kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực hỗ trợ NKT (số năm công tác từ 5 năm trở lên chiếm tỷ lệ 37,28%, từ 3-5 năm chiếm tỷ lệ 25%, dưới 3 năm chiếm tỷ lệ 35,72%). Cán bộ cấp huyện và cơ sở là

nữ chiếm tỷ lệ cao, có lợi thế là khéo léo, mềm mỏng, phù hợp với công việc hỗ trợ, phục vụ đối tượng yếu thế như NKT.

Bảng 4.20. Chất lượng cán bộ, công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật huyện Lâm Thao

Diễn giải Cấp huyện Cấp xã Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1. Giới tính Nam 0 7 25,00 Nữ 3 100,00 21 75,00 2. Trình độ chuyên môn

Đại học, trên đại học 3 100,00 16 57,14

Cao đẳng 0 3 10,71 Trung cấp 0 9 32,15 3. Trình độ chính trị Cao cấp 2 66,66 0 Trung cấp 19 67,86 Sơ cấp 1 33,34 9 32,14 4. Trình độ tiếng anh Loại A 18 64,28 Loại B 1 33,34 10 35,72 Loại C 2 66,66 0 5. Trình độ tin học Loại A 0 7 25,00 Loại B 3 100,00 21 75,00 Loại C 0 0 6. Số năm công tác Dưới 03 năm 2 66,66 10 35,72 Từ 03-05 năm 0 7 25,00 Trên 05 năm 1 33,34 11 37,28 7. Kiêm nhiệm 3 100,00 28 100,00

Nguồn: Phòng Nội vụ, Phòng LĐ-TB&XH huyện (2018) Bên cạnh những ưu điểm trên, còn một vài hạn chế như: Số lượng cán bộ ở cấp huyện và cơ sở còn mỏng so với khối lượng công việc; 100% cán bộ cấp huyện và cấp xã đều kiêm nhiệm chức năng QLNN về công tác hỗ trợ NKT.

hiện nhiệm vụ như: Đi công tác dài ngày, một số nhiệm vụ hỗ trợ NKT cần đến nam giới …Một bộ phận cán bộ cấp xã trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế lại đảm đương một khối lượng công việc lớn của ngành nên việc nghiên cứu văn bản chính sách pháp luật còn hạn chế.

Theo nhận xét của cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện, có những khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ như: Làm trái ngành nghề có 2/3 cán bộ, chiếm tỷ lệ 67%, trong đó 01 Phó Trưởng phòng là lãnh đạo chuyên môn nhưng không được đào tạo chuyên môn về công tác xã hội. Cấp xã có một số đơn vị bố trí cán bộ chưa thực sự hợp lý, chẳng hạn như thị trấn Lâm Thao có công chức LĐ-TB&XH nhưng các nhiệm vụ liên quan đến trách nhiệm của công chức phải thực hiện lại giao cho 01 cán bộ làm công tác hợp đồng chi trả tuy có kinh nghiệm, nắm được đối tượng nhưng tuổi đã cao, một số kỹ năng hạn chế như tin học, tổng hợp báo cáo; xã Xuân Lũng bố trí cán bộ chưa đúng với chuyên môn được đào tạo, không biết sử dụng máy vi tính nên còn nhiều hạn chế trong công tác tham mưu, thực hiện nhiệm vụ (BC tổng kết công tác lao động, người có công và xã hội huyện Lâm Thao, 2018)

* Cơ sở vật chất kĩ thuật

Phòng LĐ-TB&XH nằm trong khuân viên của UBND huyện Lâm Thao, hiện nay phòng có đủ hệ thống cơ sở vật chất được đảm bảo tương đối đấy đủ. Số phòng làm việc của đơn vị là 3 phòng, trong đó có 1 phòng làm việc của Trưởng phòng, 2 phòng làm việc của các Phó Trưởng phòng và chuyên viên. Các trang thiết bị phục vụ cho công việc như bàn, ghế nhân viên, bàn ghế tiếp khách, tủ chứa đồ, tủ chứa hồ sơ, máy vi tính, máy in tài liệu được trang bị theo tiêu chuẩn chức danh làm việc quy định của huyện Lâm Thao.

Bảng 4.21. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với công tác hỗ trợ người khuyết tật ở huyện Lâm Thao

Đơn vị ĐVT Cấp huyện Bình quân/xã

Số người Người 3 2,00

Máy vi tính (chiếc) Chiếc 3 0,50

Bàn ghế (bộ) Bộ 3 1,00

Máy scan (chiếc) Chiếc 1 0,00

Máy in (chiếc) Chiếc 2 0,50

Phòng làm việc (phòng) Phòng 3 0,50

Cấp huyện được bố trí 03 phòng làm việc nhưng để phục vụ chung đối với tất cả các lĩnh vực ngành quản lý. Do UBND huyện chưa bố trí được kho lưu trữ nên tất cả hồ sơ các lĩnh vực đều lưu tại phòng, trong khi diện tích phòng làm việc có hạn, hồ sơ lưu trữ nhiều, đặc biệt là hồ sơ quản lý đối tượng bảo trợ xã hội phải xếp chồng chất xung quanh chỗ ngồi làm việc của cán bộ chuyên môn. Đối với cấp xã: Máy tính, máy in và phòng làm việc chưa được bố trí riêng mà đều phải sử dụng chung. Ngoài ra mỗi cán bộ cũng được trang bị bàn ghế làm việc, tủ đựng tài liệu hồ sơ nhưng vẫn còn thiếu chưa đáp ứng đầy đủ thậm chí phải dùng chung đã ảnh hưởng lớn cho việc tập trung đến công tác quản lý NKT trên địa bàn.

* Thuận lợi và khó khăn

- Thuận lợi: Cán bộ quản lý NKT cấp huyện mặc dù chỉ có 1/3 cán bộ bố trí đúng chuyên ngành đào tạo, nhưng đều được đào tạo bài bản về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ; một số cán bộ đã có nhiều năm kinh nghiệm thực tế trong ngành nên việc nắm bắt triển khai nhiệm vụ rất thuận lợi, kịp thời. Bên cạnh đó, tập thể chi bộ và cơ quan có sự đoàn kết, thống nhất cao trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Đây là một thuận lợi cơ bản thúc đẩy cán bộ trong phòng yên tâm công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

Công tác hỗ trợ NKT luôn có sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Lãnh đạo UBND huyện, sự hướng dẫn kịp thời về chuyên môn nghiệp vụ của Sở LĐ- TB&XH tỉnh Phú Thọ, sự đồng tình ủng hộ của toàn xã hội đối với công tác NKT, việc thực hiện các chính sách đối với người khuyết tật ngày càng được đẩy mạnh xã hội hóa... đã điều kiện để Phòng LĐ-TB&XH huyện Lâm Thao luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

- Khó khăn: Công tác tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ có lúc không được thường xuyên. Công tác tuyên truyền về các chế độ chính sánh của Đảng và Nhà nước chưa được sâu, rộng đến các tầng lớp nhân dân.

Với 67% cán bộ công chức làm việc không đúng với chuyên ngành được đào tạo nên không phát huy hết khả năng của mình, ảnh hưởng đến kết quả chung. Bên cạnh đó, 100% cán bộ cấp huyện và cấp xã đều làm kiêm nhiệm nhiều công việc khác của ngành, khối lượng công việc nhiều, nên gặp không ít khó khăn vướng mắc trong công tác và điều hành công việc.

Đa số các thiết bị trong phòng đã cũ, nhất là hệ thống máy tính không đảm bảo trong việc lưu trữ hồ sơ, quản lý hồ sơ.

Nhìn chung với một vài nét khái quát có thể thấy bộ máy QLNN đối với công tác hỗ trợ đối với NKT ở cấp huyện là đơn vị thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, có tiềm năng phát huy thế mạnh địa phương phục vụ phát triển các chương trình chính sách an sinh xã hội đặc biệt là chính sách dành cho NKT. Tuy nhiên, với chủ trương tinh giản biên chế làm số cán bộ làm việc của phòng ngày càng bị thu hẹp, cùng với yêu cầu phục vụ người dân, phục vụ đối tượng ngày càng cao là những khó khăn phòng phải tìm cách khắc phục trong thời gian tới.

Ở cấp xã: Mỗi xã, thị trấn có 01 công chức văn hóa xã hội phụ trách công tác LĐ-TB&XH và 01 cộng tác viên công tác xã hội trực tiếp làm công tác này dưới dạng kiêm nhiệm. Tuy nhiên, nhiệm vụ của ngành LĐ-TB&XH rất rộng, công việc ngày càng nhiều, lĩnh vực trợ giúp xã hội trong đó có trợ giúp NKT ngày càng mở rộng đối tượng quản lý, trình độ dân trí ngày càng cao, trong khi năng lực, trình độ chuyên môn của một số cán bộ cấp xã còn hạn chế nên công tác quản lý đối tượng NKT tại địa phương còn tồn tại những bất cập khó khăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với người khuyết tật trên địa bàn huyện lâm thao, tỉnh phú thọ (Trang 102 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)