Kết quả thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ thanh niên tham

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 93)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc

4.1.3. Kết quả thực hiện các chính sách và giải pháp hỗ trợ thanh niên tham

gia phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế

4.1.3.1. Giải pháp tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật

Thanh niên là lực lượng tham gia lao động sản xuất không nhỏ. Để tổ chức các hoạt động hỗ trợ nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, hằng năm, Huyện đoàn đã chỉ đạo các cơ sở Đoàn trong huyện phối với ngành nông nghiệp huyện tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật sản xuất cho thanh niên, góp phần tích cực hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gia đình, làm giàu chính đáng.

Theo kết quả tổng hợp, các hoạt động tập huấn thường được tổ chức theo nhu cầu của thanh niên đề nghị, thông qua các buổi giao ban chuyên môn hàng tháng hoặc tại các hội nghị sơ kết, tổng kết chương trình năm. Căn cứ vào nội dung yêu cầu đó, trước khi tổ chức các hoạt động sản xuất nông nghiệp hoặc khi trên địa bàn có xảy ra dịch bệnh hại cây trồng vật ni thì được tổ chức hỗ trợ cách phịng, chống tránh thiệt hại cho sản xuất. Ngoài ra, các hoạt động cịn được tổ chức theo các chương trình khuyến nơng mới do sự hỗ trợ của tỉnh.

Bảng 4.1. Tình hình tổ chức các hoạt động tập huấn kỹ thuật sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên

Năm

Nội dung

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Số lớp (lần) TN tham gia (người) Số lớp (lần) TN tham gia (người) Số lớp (lần) TN tham gia (người) 1. Tập huấn chuyển giao tiến bộ

KHKT 41 1.224 45 1.354 43 1.380 2. Giải quyết việc làm - 782 - 942 - 1.020 3. Tư vấn, định hướng nghề

nghiệp 2 1.120 3 1.228 2 1.159 4. Đào tạo nghề 5 796 6 950 6 1.043

Nguồn: Đồn TNCS Hồ Chí Minh huyện Yên Thế (2015)

Từ bảng số 4.1 cho thấy, các hoạt động tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT do Huyện đoàn phối hợp tổ chức thu hút số lượng thanh niên tích cực tham gia; từ năm 2013 đến 2015, các cơ sở Đoàn phối hợp với các ngành tổ chức trên 120 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 3.958 đoàn viên, thanh niên. Kết quả khảo sát sự tham gia của thanh niên tập huấn sản xuất cho thấy, hiện nay thanh niên tham gia vào các hoạt động trên là khá cao. Các hoạt động tập huấn cơ bản đáp ứng được nhu cầu của ĐVTN trong việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Tuy nhiên, Đoàn thanh niên muốn chủ động trong việc tổ chức các lớp tập huấn lại khơng được cấp kinh phí nên chủ yếu là sự phối kết hợp với các ngành liên quan để tổ chức là chính.

Đồn thanh niên đã chủ động, tích cực phối hợp với các cơ quan chun mơn mở các lớp tập huấn cho cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh niên tham gia học tập để nâng cao trình độ, tiếp cận những tiến bộ khoa học mới, những cách làm hay áp dụng vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế hơ gia đình. Ngồi ra, tổ chức Đồn thanh niên đã tổ chức cho đoàn viên, thanh niên đi thăm quan, học tập những mơ hình, gương thanh niên điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tại các địa phương, đơn vị bạn.

Kết quả điều tra cho thấy, việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ thanh niên trong phát triển kinh tế các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn huyện Yên Thế được đánh giá phù hợp với thanh niên. Qua bảng 4.2 cho thấy, giải pháp tập huấn tương đối tốt chiếm 66,7%, thơng qua các chương trình hỗ trợ tập huấn kỹ thuật sản xuất đã giúp cho thanh niên có thêm nhiều kiến thức mới được áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế.

Qua kết quả điều tra cho thấy, giải pháp hỗ trợ tập huấn khoa học kỹ thuật còn những nội dung chưa phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương và chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của đoàn viên, thanh niên. Do vậy còn hạn chế trong việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh để nâng cao thu nhập, góp phần ổn định đời sống nhân dân các vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, kém phát triển trên địa bàn huyện.

Bảng 4.2. Đánh giá của thanh niên về thực hiện các chính sách hỗ trợ thanh

niên phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn

ĐVT: %

Chỉ tiêu

Mức độ đánh giá

Rất kém Khá Hiệu quả cao nâng cao Giúp thu nhập 1. Tập huấn kỹ thuật sản xuất 15,0 66,7 18,3 0,0 2. Dạy nghề, hướng nghiệp cho thanh niên 10,0 81,7 8,3 0,0 3. Giải quyết việc làm cho thanh niên 26,7 65,0 8,3 0,0 4. Vay vốn sản xuất 5,0 71,7 18,3 5,0 5. Xây dựng mơ hình phát triển kinh tế (Trồng trọt,

chăn nuôi, kinh doanh dịch vụ…) 43,3 36,7 8,3 11,7 Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

4.1.3.2. Giải pháp dạy nghề, hướng nghiệp cho thanh niên

Hằng năm, Huyện đoàn phối hợp trường Trung cấp Nghề miền núi Yên Thế tổ chức mở các lớp dạy nghề ngắn hạn với thời gian dưới 3 tháng cho thanh niên khu vực nông thôn như nghề may, gị hàn, chăn ni, trồng trọt, góp phần đáp ứng được nhu cầu học nghề tạo việc làm cho thanh niên. Đoàn thanh niên cịn phối hợp các đồn thể như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Cựu Chiến binh của huyện tổ chức các lớp dạy nghề ngắn hạn theo nhu cầu đăng ký của địa phương, mỗi lớp dạy nghề cho khoảng 30 đến 40 người, nhu cầu của thanh niên chủ yếu

là các nghề may, đặc biệt là nữ, khi học xong họ xin vào công ty may TNHH C&M VINA trên địa bàn huyện, số thanh niên là nam họ học nghề điện, cơ khí, sau khi học xong đã chủ động xin việc vào các công ty lắp giáp thiết bị điện tử, công ty may các khu công nghiệp giáp ranh huyện Yên Thế như khu công nghiệp Quang Châu huyện Việt Yên, Song Khê – Nội Hoàng của huyện Yên Dũng, cụm cơng nghiệp Đồng Đình của huyện Tân Yên; một số tự tạo việc làm cùng gia đình ở tại địa phương. Qua kết quả tổng hợp, bảng 4.1 cho thấy có 3.507 đồn viên, thanh niên được tư vấn, định hướng nghề nghiệp.

Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy, các chương trình hỗ trợ dạy nghề, hướng nghiệp cho thanh niên ở các xã khó khăn khá phù hợp với nhu cầu của thanh niên, chiếm 81,7%. Theo kết quả khảo sát, số thanh niên ở địa phương hiện nay khá đơng, chiếm khoảng 40%. Ngồi ra, số thanh niên sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông họ tiếp tục học nâng cao trình độ chun mơn, số thanh niên cịn lại họ cùng gia đình làm kinh tế, họ có mong muốn được học nghề để phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng tại quê hương. Đây cũng là nội dung quan trọng của Đoàn thanh niên trong thời gian tới cần có những giải pháp thiết thực để thực hiện các chương trình dạy nghề, hướng nghiệp cho thanh niên ở các xã trên địa bàn của huyện.

Tuy nhiên, nguồn kinh phí cho đào tạo nghề khơng nhiều, phần vì số lượng các lớp đào tạo ít, lại khơng có đều hàng năm, số lượng ngành nghề đào tạo chưa đa dạng dẫn đến thanh niên vốn đã ít được tiếp cận với các lớp đào tạo nghề mới lại không được đào tạo thành thạo tay nghề nên khi kết thúc chương trình học, trong quá trình lao động sản xuất họ lại tiếp tục vừa làm vừa học.

4.1.3.3. Giải pháp giải quyết việc làm cho thanh niên

Hỗ trợ giải quyết việc làm nâng cao thu nhập cho thanh niên, đặc biệt là các hộ gia đình trẻ được các cấp, các ngành quan tâm. Trong 3 năm (2013 – 2015) đã có 2.789 đồn viên, thanh niên được đào tạo nghề, có 2.744 thanh niên được giải quyết việc làm tại địa phương và vào làm tại các công ty trên địa bàn huyện Yên Thế, Tân Yên, Yên Dũng; có 146 thanh niên đi xuất khẩu lao động ở nước ngoài. Qua khảo sát thực tế ở địa phương hiện nay, số thanh niên có việc làm ở địa phương chủ yếu do tự bản thân tạo ra, đây cũng là một hướng đi rất đúng đắn đối với những thanh niên nơng thơn muốn làm giàu trên chính mảnh đất q hương. Tuy nhiên, khơng phải thanh niên nào cũng có thể tự tạo việc làm ở khu vực nông thôn nên vấn đề

nhận được các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, lập nghiệp đối với nhóm thanh niên có ý chí này là rất cần thiết được quan tâm.

Các phong trào thi đua ở địa phương, Đoàn thanh niên các cấp trong huyện đã phối hợp với các ngành triển khai nhiều hoạt động thiết thực thu hút đông đảo thanh niên tham gia như Hội thi tay nghề giỏi, phối hợp với Hội Nông dân huyện tổ chức Hội thi Nhà nông làm giàu, đề xuất với các ngành tuyên dương nhiều mơ hình thanh niên phát triển kinh tế giỏi nhằm tuyên dương, vinh danh các điển hình thanh niên nơng thơn vượt khó làm giàu, giới thiệu các gương thanh niên tiêu biểu tham gia các hoạt động giao lưu gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm.

Qua bảng 4.2 cho thấy, các chương trình hỗ trợ giải quyết việc làm thanh niên ở các xã khó khăn khá phù hợp với nhu cầu của thanh niên, chiếm 65,0%. Thực tế việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên khu vực nơng thơn cịn nhiều khó khăn, do nhận thức của một số thanh niên họ chưa thực sự chủ động để thích ứng với những nhu cầu của xã hội về tính chất cơng việc, tay nghề cần phải có. Có số ít thanh niên cịn trơng chờ vào sự chăm sóc của gia đình. Xu hướng thanh niên cịn tìm đến các cơng việc khơng u cầu có tay nghề kỹ thuật cao nên có mức thu nhập thấp. Cũng chính việc làm cho thanh niên khơng có, khơng ổn định xảy ra tình trạng thất nghiệp, dẫn đến thanh niên mắc các tệ nạn xã hội, gây mất trật tự an ninh ở địa phương.

4.1.3.4. Giải pháp hỗ trợ thanh niên vay vốn sản xuất và phát triển kinh tế

Thực hiện các nguồn vốn vay ủy thác của Ngân hàng Chính sách xã hội, Tỉnh đoàn Bắc Giang đã chỉ đạo các huyện, thành đoàn tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền về vốn vay cho thanh niên, vốn vay Quỹ Quốc gia về việc làm, tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nhằm sử dụng vốn vay có hiệu quả vào phát triển kinh tế. Thơng qua nguồn vốn từ Quỹ Quốc gia về việc làm kênh Trung ương Đoàn quản lý và tỉnh quản lý, kết quả đến hết năm 2015, tồn tỉnh có 26 dự án đang thực hiện cho thanh niên vay phát triển kinh tế, tổng số tiền 2.435 triệu đồng, số lao động tham gia 135 thanh niên. Đoàn thanh niên cơ sở còn phối hợp tốt với phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH cùng cấp thực hiện việc theo dõi các dự án trong hạn, thu hồi nợ đến hạn thu tại địa phương, nhiều năm khơng có vốn bị tồn ngân, khơng có nợ xấu, nợ q hạn.

Những năm qua, Đoàn thanh niên các cấp huyện n Thế ln tích cực triển khai phong trào đồng hành cùng thanh niên lập thân, lập nghiệp. Nhờ nhiều

biện pháp tích cực, chủ động, các nguồn vốn vay dành cho thanh niên phát triển kinh tế đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Từ nguồn vốn vay ủy thác này, cùng sự đồng hành của tổ chức Đoàn thanh niên Yên Thế giúp phát triển kinh tế hộ gia đình đồn viên, thanh niên, đây cũng được coi là những biện pháp thiết thực hỗ trợ đối với đoàn viên, thanh niên nghèo muốn vươn lên làm giàu, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Để tạo được nguồn vốn cho thanh niên vay phát triển kinh tế gia đình, trước hết Đồn thanh niên cần nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ TK&VV ở cơ sở. Từ bảng 4.3 chúng ta thấy, tổng dư nợ qua Ngân hàng CSXH năm 2015 là 259.158 triệu đồng, Đoàn thanh niên chỉ được quản lý 9.867 triệu đồng với 14 tổ TK&VV phân bổ cho 421 hộ thanh niên tham gia vay vốn để giải quyết việc làm. Kết quả tổng hợp cho thấy, số vốn ủy thác cho thanh niên vay cịn ít hơn so với tổ chức Hội Nông dân, Hội Phụ nữ. Từ kết quả trên cho ta thấy, tổ chức Đồn thanh niên ở các xã khó khăn chưa phát huy được vai trị để nâng cao năng lực thu hút các nguồn vốn dành cho thanh niên trong phát triển kinh tế ở địa phương.

Bảng 4.3. Giải quyết việc làm từ vốn vay ủy thác, quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm, tín dụng cho thanh niên huyện Yên Thế giai đoạn 2013 – 2015

Diễn giải ĐVT 2013 2014 2015

1. Giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn vay ủy thác NHCSXH

- Tổng dư nợ Tr. Đồng 223.583 231.368 259.158 - Tổng dư nợ do Đoàn thanh niên quản lý Tr. Đồng 7.512 7.496 9.867 - Số tổ TK&VV do Đoàn thanh niên quản

lý/tổng số tổ TK&VV Tổ 13/41 14/43 14/47 - Số hộ do Đoàn thanh niên quản lý/tổng

số hộ Hộ 352/9.435 396/10.002 421/10.032

2. Giải quyết việc làm thông qua nguồn vốn 120 kênh Trung ương Đoàn

- Số lượng dự án Dự án - - 2

- Nguồn vốn Tr. Đồng - - 100

- Số lao động được giải quyết việc làm Lao động - - 2 Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động ủy thác của NHCS&XH và Huyện đoàn Yên Thế (2015)

Việc cho vay từ các nguồn quỹ quốc gia là đòn bẩy kinh tế khá hữu hiệu thúc đẩy thanh niên dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn áp dụng tiến bộ KHKT, công nghệ mới, mua sắm công cụ lao động mới đầu tư sản xuất kinh doanh. Giải quyết việc làm cho thanh niên từ vốn 120 kênh Trung ương Đoàn, nguồn quỹ này đã tạo cơ hội giải quyết việc làm tại chỗ cho thanh niên song do nguồn vốn cịn q ít. Trong 2 năm (2013 và 2014) khơng có dự án nào, năm 2015, Tỉnh đoàn Bắc Giang triển khai thực hiện 02 dự án giải quyết việc làm từ Quỹ Quốc gia tại huyện với số vốn là 100 triệu đồng, dự án được hỗ trợ cho thanh niên vay đầu tư mở rộng mơ hình chăn ni. Cho thấy, nguồn vốn chưa đáp ứng được nhu cầu đoàn viên, thanh niên nhưng bước đầu giải quyết việc làm cho thanh niên ở địa phương.

Thông qua nguồn Quỹ quốc gia (vốn 120), nguồn vốn vay ủy thác qua Ngân hàng CSXH hỗ trợ việc làm cho thanh niên đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn. Nhưng thực tế cũng cho thấy nguồn vốn giải ngân cho lao động thanh niên nói chung và thanh niên nơng thơn nói riêng là rất thấp do việc sử dụng vốn chưa thực sự hiệu quả và chưa được chú trọng đúng mức. Tình trạng giải ngân vốn nhưng khơng có dự án kinh tế đủ điều kiện vay, có những dự án kinh tế không thu hồi được nguồn để đáo hạn. Mặt khác, việc hướng dẫn thanh niên cách sử dụng nguồn vốn hiệu quả còn nhiều hạn chế. Địa vị kinh tế của thanh niên trong gia đình cịn thấp nên việc thế chấp để vay vốn là rất khó khăn, do đó, có tình trạng nhiều thanh niên muốn bứt phá để phát triển kinh tế nhưng khơng có vốn sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng quy mô sản xuất.

Qua bảng 4.2, kết quả điều tra cho thấy, thanh niên đánh giá chính sách hỗ trợ vốn vay sản xuất tương đối tốt, chiếm 71,7%. Trên thực tế ở địa phương những đoàn viên, thanh niên được vay còn hạn chế, do các quy định tài sản thế chấp, mức vay thấp, thời hạn cho vay ngắn nên thanh niên vay để phát triển kinh tế gia đình cịn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, vốn vay chưa giúp thanh niên đầu tư phát triển sản xuất để nâng cao thu nhập ổn định cuộc sống cho họ.

Hiện nay trên địa bàn huyện Yên Thế có Ngân hàng CSXH, chi nhánh Ngân hàng NN và PTNT huyện, các hộ gia đình thanh niên chủ yếu vay vốn sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 67 - 93)