Kiến về năng lực của bản thân thanh niên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 103)

“… là một xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn của huyện, tỷ lệ thanh niên có trình độ chun mơn cịn thấp so với các xã khác. Để nâng cao trình độ học vấn cho đồn viên, thanh niên, hằng năm Đoàn thanh niên xã đã kết hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên – Dạy nghề huyện tổ chức chương trình đào tạo nghề gắn với học văn hóa để vận động thanh niên tham gia học tập. Đây là nhiệm vụ quan trọng giúp ĐVTN được học tập nâng cao trình độ chun mơn và học nghề, tạo điều kiện cho thanh niên vươn lên lập nghiệp ở địa phương.

Nguồn: Kết quả phỏng vấn sâu chị Ngơ Thị Trang, Bí thư Đồn xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế

Tuy nhiên, tình trạng vi phạm pháp luật của một bộ phận thanh thiếu niên, nhất là ý thức chấp hành Luật giao thông đường bộ là vấn đề cần quan tâm; tình trạng thanh niên thiếu việc làm, việc làm không ổn định tại địa phương phải đi làm ăn xa đã ảnh hưởng đáng kể đến cơng tác đồn kết tập hợp thanh niên ở cơ sở; hiện nay số thanh niên được tập hợp trong các tổ chức Đoàn đạt tỷ lệ thấp so với yêu cầu của mặt trận đồn kết tập hợp thanh niên trong tình hình mới.

4.2.2.2. Nhận thức và lối sống của thanh niên

Đất nước đang đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, xác định muốn làm giàu từ kinh tế nơng nghiệp khơng có cách nào khác là phát triển sản xuất hàng hóa với quy mơ lớn, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cạnh tranh. Vì vậy, địi hỏi thanh niên phải có kiến thức nhất định để có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh. Hoạt động sản xuất, kinh doanh có những khâu phải lao động trực tiếp, máy móc khơng thể thay thế được. Khơng có thanh niên hoặc thanh niên thiếu trình độ tay nghề là nguyên nhân hạn chế chính đến sự phát triển kinh tế.

Trình độ chun mơn, quản lý của thanh niên cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định phát triển kinh tế. Thanh niên có trình độ chun mơn, học vấn cao, có trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng các cơng nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn các thanh niên có trình độ học vấn và trình độ quản lý thấp hơn.

Kết quả điều tra cho thấy, các mơ hình kinh tế do thanh niên làm chủ ở huyện Yên Thế mới chủ yếu học hết phổ thơng và tỷ lệ thanh niên có trình độ

chun mơn là rất thấp. Vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng các quy trình sản xuất, sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách kém hiệu quả, dẫn đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao. Đa số thanh niên chưa qua một lớp đào tạo, tập huấn nào về quản lý, đàm phán, nắm bắt thông tin thị trường, khả năng sử dụng tin học và hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh cịn yếu. Chính vì điều này đã hạn chế rất lớn đến việc phát triển kinh tế theo hướng bền vững trên địa bàn huyện.

Thanh niên Yên Thế nói riêng và cả nước nói chung là những người sống có hồi bão và lý tưởng, ngày càng nhận thức sâu hơn giá trị cuộc sống. Điều này được chứng minh trên nhiều lĩnh vực, cụ thể là: quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề chính trị - xã hội; có mục đích sống rõ ràng; có ý chí vươn lên làm giàu chính đáng; tham gia tích cực các phong trào xã hội, có nhu cầu giải trí lành mạnh; xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, văn minh.

4.2.3. Cơ chế, chính sách liên quan thanh niên

Cấp ủy Đảng, chính quyền tiếp tục quan tâm đến sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế. Đoàn thanh niên ở địa phương đó cần có sự chủ động trong công tác tham mưu, đề xuất nội dung giao cho đoàn viên, thanh niên đảm nhận thực hiện. Mặt khác, cấp ủy, chính quyền có thể tạo điều kiện bằng việc đề ra nghị quyết chuyên đề về tăng cường sự tham gia của thanh niên trong thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế tại địa phương. Ngược lại, nếu cấp uỷ Đảng, chính quyền chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này, thì có thể hạn chế phần nào sự tham gia của thanh niên trong việc thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở đơn vị mình.

Thực tế điều tra cho thấy, hiện nay các xã khó khăn việc thực hiện cơ chế, chính sách cịn nhiều bất cập, các đơn vị có trách nhiệm chưa có sự nghiên cứu, sáng tạo trong vận dụng để phù hợp với các địa bàn theo phương châm “đơn giản

về thủ tục, trao quyền nhiều hơn cho thanh niên”. Đây là một trong những khó

khăn trong việc xây dựng kế hoạch, ra quyết định và huy động kinh tế của thanh niên, phần nào làm hạn chế việc tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế.

Tóm lại, để hỗ trợ thanh niên trong phát triển kinh tế, các cấp ủy, chính quyền cần có cơ chế, chính sách ưu đãi về vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên tiếp cận nguồn vốn. Các ngành chức năng cần quan tâm tạo điều kiện về quy trình, thủ tục vay vốn để cho đồng vốn ưu đãi sớm đến với thanh niên.

4.2.4. Phong tục tập quán

Yên Thế là một huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu phát triển nơng nghiệp nên cịn chịu ảnh hưởng lâu đời của nền sản xuất nhỏ lẻ, tập quán canh tác lạc hậu, trình độ dân trí cịn thấp. Theo kết quả tổng hợp, thanh niên thiểu số các xã đặc biệt khó khăn của huyện chiếm 76%, có 8 dân tộc cùng sinh sống, gồm: kinh, tày, nùng, cao lan, dao, phàn sình, sán chay, hoa. Mỗi dân tộc có những phong tục, tập quán sinh sống khác nhau, như: tục cấp sắc của dân tộc Dao, Cao Lan; tục tế thổ thần, mừng sinh nhật của dân tộc Nùng... Thực tế cho thấy ở các xã khó khăn, thanh niên người kinh họ có nhiều điều kiện thuận lợi để tham gia phát triển kinh tế tốt hơn, do trình độ học vấn, chun mơn cao hơn nên nắm bắt tốt với các vấn đề kinh tế - xã hội. Còn đối với thanh niên dân tộc thiểu số ở các xã khó khăn, họ gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng các phong tục, tập quán lạc hậu từ trước để lại, trình độ học vấn, chun mơn thấp hơn, đặc biệt trong sản xuất, kinh doanh họ chưa tự tin để tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới... đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến cịn nhiều gia đình thanh niên dân tộc thiểu số cịn nghèo, có hồn cảnh sống khó khăn.

Để thực hiện tốt các chính sách của Đảng và Nhà nước, song song với phát triển kinh tế phải gắn việc phát triển văn hóa, thực hiện an sinh xã hội... Đoàn thanh niên các cấp của huyện tăng cường sự phối hợp với các ban, ngành, đồn thể địa phương thực hiện tốt cơng tác tun tuyên truyền giáo dục cho thanh niên tích cực thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”. Đây là nhiệm vụ quan trọng để nâng cao trình độ năng lực cho thanh niên đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của nền kinh tế tri thức, từng bước hội nhập, làm chủ được khoa học kỹ thuật, từ đó làm thay đổi cơ cấu kinh tế, chất lượng sản phẩm, góp phần tích cực vào việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội của huyện.

4.2.5. Môi trường sống

Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành nhân cách con người, cũng như sự phát triển toàn diện của thế hệ trẻ. Thanh niên ở vùng sâu, vùng xa điều kiện mơi trường sống cịn nhiều khó khăn, giao thơng đi lại hạn chế, thiết chế văn hóa cịn thiếu, trình độ dân trí và đời sống của đồng bào cịn thấp. Vì vậy, tổ chức Đồn thanh niên cùng phối hợp với các cấp, các ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm để xây dựng môi trường sống lành mạnh cho thanh niên được học tập, lao động, công tác, rèn luyện, cống hiến và trưởng thành.

4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA THANH NIÊN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở CÁC XÃ ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG

4.3.1. Quan điểm và định hướng

Tiếp tục phát huy vai trị của tổ chức Đồn thanh niên trong công tác vận động, hỗ trợ các nguồn lực trong thanh niên tham gia vào phát triển kinh tế gắn liền đổi mới, sáng tạo các hoạt động của Đoàn; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn các cấp và mở rộng mặt trận cơng tác đồn kết tập thanh niên.

Tiếp tục đẩy mạnh các phong trào xung kích, tình nguyện của thanh niên tham gia vào phát triển kinh tế; các phong trào phải xuất phát và gắn liền với nhu cầu lợi ích chính đáng của thanh niên và thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương.

Tăng cường hỗ trợ thanh niên đổi mới tư duy, phương thức sản xuất, sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Việc hỗ trợ thanh niên tham gia phát triển kinh tế phải được thực hiện thường xuyên nhằm bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực năng động, sáng tạo, giỏi tay nghề, nắm vững kiến thức KHCN, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Tạo sự chuyển biến mới về phát triển kinh tế trong thanh niên; hỗ trợ việc tiếp cận khoa học công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến để giúp thanh niên ứng dụng hiệu quả vào sản xuất kinh doanh; tích cực vận động thanh niên tham gia chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, tiếp tục mở rộng đa dạng các hình thức liên kết góp phần thực hiện thắng lợi nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Yên Thế lần thứ XXI.

4.3.2. Một số giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện Yên Thế

4.3.3.1. Tăng cường tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho cán bộ đoàn cơ sở và đồn thanh niên các xã đặc biệt khó khăn nhằm phát triển kinh tế

Thanh niên là một lực lượng quan trọng góp phần trong việc tạo ra của cải vật chất cho gia đình và xã hội, địi hỏi mỗi cán bộ Đồn phải nhận thức được vai trị của mình và tổ chức Đồn trong việc tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế. Tăng cường tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực cho thanh niên. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở trước hết phải nâng cao năng lực, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ; cán bộ Đồn phải có

trình độ chun mơn, chính trị đạt chuẩn, nếu chưa đảm bảo tiêu chuẩn cần phải được cử đi đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn. Căn cứ vào u cầu thực tiễn của cơng việc tổ chức Đồn thanh niên cần đưa ra các quy định về tiêu chuẩn, yêu cầu cụ thể để tuyển chọn được những cán bộ trẻ, có năng lực, có trình độ chun môn giỏi, phù hợp với lĩnh vực được giao đảm nhiệm.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế, cần tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ Đoàn cơ sở; thường xuyên bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, kỹ năng làm việc theo các chức danh đang đương nhiệm và trong quy hoạch. Định kỳ, hằng năm phối hợp tổ chức tập huấn nghiệp vụ, chuyên mơn gắn với các hình thức thi, kiểm tra kiến thức chun mơn, nghiệp vụ định kỳ, thời gian tổ chức tối thiểu hai lần/năm, nhất là đội ngũ cán bộ Đoàn chuyên trách các cấp. Hằng năm, thực hiện tốt các quy định đánh giá xếp loại thi đua, khen thưởng đối với tổ chức Đoàn và cán bộ Đoàn cấp cấp.

Thực tế đội ngũ cán bộ Đoàn cơ sở hiện nay chủ yếu được đào tạo chuyên ngành xã hội, số lượng cán bộ Đoàn được đào tạo các ngành kinh tế là rất ít. Nhìn chung chưa học qua các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kinh tế, quản lý kinh tế,… trong đó kiến thức về quản lý hành chính nhà nước. Do đó, Đồn thanh niên các cấp cần tham mưu cho cấp ủy, chính quyền các cấp tăng cường tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế để cán bộ Đoàn được tham gia thực hiện các chương trình, dự án phát triển kinh tế ở địa phương.

Đoàn thanh niên các cơ sở tham mưu thực hiện tốt công tác quy hoạch đội ngũ cán bộ Đoàn theo từng thời điểm, từng giai đoạn để nâng cao chất lượng công tác cán bộ, hiệu quả cơng việc, góp phần đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong tình hình mới. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng chun mơn, chính trị cho những cán bộ trẻ là người địa phương để họ có tâm lý an tâm cơng tác lâu dài, gắn bó quê hương. Tham mưu thực hiện tốt công tác quy hoạch, đào tạo, luân chuyển cán bộ Đoàn để trẻ hóa đội ngũ cán bộ các cấp theo quy định về tiêu chuẩn của cán bộ Đoàn, đặc biệt là đội ngũ cán bộ Đồn cấp xã. Trong đó cơng tác quy hoạch cán bộ là một nội dung quan trọng để có sự kế cận các nhiệm kỳ tiếp theo.

Đoàn thanh niên cần tích cực tham mưu cho cấp ủy, chính quyền triển khai thực hiện các dự án đưa tri thức trẻ có trình độ đại học, chun mơn phù hợp

về làm Bí thư, phó bí thư Đồn xã, cần quan tâm bố trí cán bộ trẻ về cơng tác tại các xã đặc biệt khó khăn do cịn thiếu cán bộ có trình độ chun mơn. Đối với các xã có nhiều thanh niên dân tộc cần tăng cường thực hiện các chính sách ưu tiên đào tạo thanh niên người dân tộc thiểu số, đây là một giải pháp giúp các xã khó khăn chủ động nguồn nhân lực, góp phần đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

Thực hiện tốt các chính sách xố đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nước, Đoàn thanh niên tích cực tổ chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu mơ hình, các hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm cho thanh niên nông thơn. Để thu hút ĐVTN tích cực tham gia, tiếp tục đổi mới hình thức và nội dung tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật như hiện nay, phải gắn tập huấn với hình thức "cầm tay chỉ việc" và có các giải pháp đồng bộ đi cùng: vốn, giống, khoa

học, thị trường, ... Phối hợp tổ chức hội nghị đầu bờ, giới thiệu các ứng dụng tiến bộ khoa học mới, thăm quan mơ hình sản xuất kinh doanh giỏi. Nâng cao hoạt động hiệu quả các câu lạc bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư; câu lạc bộ khoa học trẻ, nhà nơng trẻ, các điểm trình diễn kỹ thuật, điểm tuyên truyền, phổ biến khoa học công nghệ và truy cập Internet trong thanh niên. Tổ chức tư vấn, hỗ trợ thanh niên nông thôn về nghề nghiệp và việc làm, kỹ năng quản lý, kiến thức khởi sự doanh nghiệp và lập nghiệp; chú trọng các hoạt động hỗ trợ, trang bị kiến thức cho thanh niên nông thơn đi làm ăn xa.

Đồn thanh niên các cấp cần tăng cường kết nối với các trường trung cấp, cao đẳng, đại học trong và ngoài tỉnh đào tạo các chuyên ngành kinh tế, ngành nông, lâm nghiệp để tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn kỹ thuật, kiến thức kinh tế, quản lý kinh tế, các ngành nghề phù hợp với nhu cầu thực tế cho đoàn viên, thanh niên. Trong đó, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn khởi sự lập nghiệp, xây dựng các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 103)