Kiến của cán bộ Đoàn về vốn vay phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 85 - 89)

“để giải quyết việc làm cho thanh niên ở địa phương cịn gặp nhiều khó

khăn, Đồn thanh niên xã đã chủ động tuyên truyền, vận động thành lập được Tổ TK&VV do Ngân hàng CS&XH huyện hướng dẫn, nguồn vốn đã thu hút đoàn viên, thanh niên tham gia vay phát triển kinh tế kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình. Tuy số vốn chưa được nhiều nhưng bước đầu đã tạo điều kiện cho thanh niên có thêm vốn đầu tư cho sản xuất, đồng thời góp phần thực hiện cơng tác xóa đói giảm nghèo tại địa phương”

Nguồn: Phỏng vấn sâu anh Bùi Văn Khải, Bí thư Đồn xã Đồng Hưu, huyện Yên Thế

Qua nghiên cứu tại các xã khó khăn, chúng tơi nhận thấy có tới 90% số thanh niên các xã được hỏi cho rằng với số vốn hiện tại và vốn vay từ các tổ chức tín dụng khơng đủ để phục vụ nhu cầu sản xuất. Nhà nước đã có những chính sách khuyến khích phát triển tín dụng cho thanh niên, hỗ trợ lãi suất cho các hộ sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp: Nghị định số 41/2010/NĐ - CP của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; Quyết định số 497/QĐ - TTg ngày 17/04/2009 về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nơng nghiệp

và vật tư xây dựng nhà ở ở nông thôn; Quyết định số 579/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 06/05/2009 về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại ngân hàng Chính sách xã hội để hỗ trợ tín dụng các hộ sản xuất nơng nghiệp. Qua nghiên cứu, các chính sách này hầu như chưa đến được với các người dân ở Yên Thế, các hộ gia đình thanh niên cũng như các đối tượng khác ở đây được vay vốn với số lượng rất thấp, khoảng 30 triệu đồng, thời hạn vay vốn ngắn (6 tháng - 1 năm đáo hạn 1 lần), lãi suất vay vốn với lãi suất thị trường. Bên cạnh đó, diện tích đất của các mơ hình kinh tế hầu như chuyển đổi, chuyển nhượng nên các trang trại khơng có tài sản thế chấp để được vay vốn ngân hàng, do vậy số lượng vốn vay qua ngân hàng là rất thấp, ảnh hưởng lớn đến việc mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh.

Phát triển kinh tế đòi hỏi lượng vốn khá lớn để đầu tư cho sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng v.v.. Các hộ gia đình với phương châm “lấy ngắn ni dài” tận dụng tối đa mọi nguồn lực để phát triển kinh tế song cũng chỉ đáp ứng ở mức độ nào đó yêu cầu của sản xuất. Thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất là vấn đề gặp phải hầu hết đối với thanh niên ở Yên Thế hiện nay, đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đầu tư sản xuất kinh doanh.

Qua điều tra cho thấy, các mơ hình kinh tế đã có thời gian sản xuất khá lâu nên nhìn chung các mơ hình kinh tế cũng đều có nguồn vốn tự có. Bình qn các mơ hình kinh tế có vốn sản xuất khoảng 100 triệu đồng, trong đó vốn tự có chiếm khoảng 45% và có sự khác nhau giữa các mơ hình kinh tế. Các mơ hình chăn ni theo phương pháp truyền thống thường có vốn sản xuất lớn hơn vì chăn ni là một hoạt động sản xuất cần số lượng vốn lớn để đầu tư con giống, thức ăn,…và đầu tư trong khoảng một thời gian dài (thường khoảng 3 tháng), như mơ hình chăn ni gà theo phương pháp an tồn sinh học kết hợp với trồng cây ăn quả, trồng rừng. Kết hợp nhiều loại hình sản xuất kinh doanh từ trồng trọt, kinh doanh dịch vụ nên thường lấy vốn từ hoạt động sản xuất này bù cho hoạt động sản xuất khác, xoay vòng vốn giữa các hoạt động sản xuất linh hoạt nên cần một lượng vốn sản xuất ít hơn các mơ hình trồng trọt kết hợp. Từ kết quả phỏng vấn, các hộ gia đình thanh niên cho biết trung bình một mơ hình chăn ni kết hợp kinh doanh dịch vụ số vốn đầu tư khoảng 150 đến 200 triệu đồng/mơ hình. Đối với việc đầu tư mở rộng sản xuất như các mơ hình kinh tế ở các địa phương được điều tra thì lượng vốn này rất thấp so với nhu cầu vốn thực tế để đầu tư vào sản xuất kinh doanh hiện tại của các hộ thanh niên.

Các nguồn huy động vốn trên địa bàn huyện cũng khá đa dạng nhưng chủ yếu từ các tổ chức tín dụng chính thống như: Ngân hàng NN và PTNT, Ngân hàng CSXH. Bên cạnh việc huy động vốn từ các Ngân hàng thì thanh niên cũng chủ động huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư như của anh em họ hàng, bạn bè. Qua kết quả phỏng vấn, thanh niên họ cho biết tuy nguồn huy động vốn khá đa dạng nhưng lãi suất phải trả là khá cao: khoảng 12%/năm đối với nguồn vay từ ngân hàng, khoảng 15% đến 20% đối với các khoản vay nóng, vay của tư nhân.

Trong nghiên cứu này chúng tôi tiến hành điều tra khảo sát chọn mẫu 3 mơ hình kinh tế điển hình ở địa phương, thực tế các mơ hình kinh tế được kết hợp 2 loại mơ hình là chăn ni kết hợp trồng cây ăn quả, chăn nuôi kết hợp với kinh doanh dịch vụ. Một thực tế là các mơ hình kinh tế hình thành từ kinh tế hộ gia đình quy mơ nhỏ chưa tích lũy được nhiều cơ sở vất chất. Họ mong muốn được mở rộng mơ hình phát triển thành trang trại, gia trại để được hưởng chính sách ưu đãi của nhà nước nhiều hơn.

Bảng 4.13. Tình hình dư nợ uỷ thác của các tổ vay vốn do Đoàn Thanh niên quản lý theo các chương trình cho vay tính đến hết tháng 12/2015 TT Đơn vị Số Tổ TK&VV còn dư nợ (tổ) Số hộ còn dư nợ (hộ) Tổng dư nợ (tr.đ) 1 Tân Sỏi 1 40 841 2 Đồng Tâm 2 37 790 3 Hồng Kỳ 1 33 757 4 Bố Hạ 1 34 756 5 Đồng Hưu 3 78 2.049 6 Xuân Lương 1 49 1.046 7 Canh Nậu 1 30 756 8 Đồng Tiến 1 28 745 9 Tam Hiệp 1 22 892 10 Tân Hiệp 2 59 1.235 Tổng 14 421 9.867

Nguồn: Báo cáo kết quả vay vốn ủy thác NHCS-XH, Huyện đoàn Yên Thế (2015) Qua kết quả khảo sát, một số đơn vị chưa thực sự chủ động trong công tác phối hợp với Ngân hàng CSXH, tham mưu với chính quyền nhằm thu hút nguồn vốn cho thanh niên vay phát triển kinh tế. Số xã trắng Tổ TK&VV do Đồn

thanh niên quản lý cịn nhiều, theo kết quả tổng hợp bảng 4.13 cho thấy, Đoàn thanh niên trong huyện mới thành lập được 14 Tổ TK&VV thuộc 10 xã, còn 11 xã, thị trấn chưa thành lập được Tổ TK&VV. Bên cạch đó, một số cán bộ Đồn chưa nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ về công tác nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo và các đối tương chính sách khác thơng qua tổ chức Đồn; kỹ năng điều hành sinh hoạt của một số tổ trưởng Tổ TK&VV còn hạn chế. Do vậy, Đoàn thanh niên là tổ chức đồn thể chính trị có số vốn dư nợ ủy thác thấp nhất so với các tổ chức Hội Nông dân, Hội Phụ nữ huyện hiện nay. Trong những năm qua, Đoàn thanh niên các xã chưa chủ động thành lập được Tổ TK&VV sớm thành lập để giúp thanh niên có vốn phát triển kinh tế, gây nên khó khăn cho những thanh niên muốn vươn lên thoát nghèo.

Kết quả điều tra tại các xã khó khăn, số liệu ở bảng 4.14 cho thấy, những năm trở lại việc cải cách thủ tục hành chính của các ngân hàng đã có sự thay đổi, giúp cho người dân thuận lợi hơn trong hoàn thiện các thủ tục pháp lý để được vay vốn sản xuất. Nhưng khó khăn nhất hiện nay khi được hỏi thanh niên họ cho biết nguyên nhân chính do khơng có tài sản thế chấp với ngân hàng chiếm tới 83,3%. Lý do, thanh niên họ cịn trẻ nên chưa có tài sản tích lũy, những thanh niên là chủ gia đình thì cịn gặp nhiều khó khăn hơn kinh tế, hầu hết họ khơng có tài sản có giá trị, chủ yếu khi đi vay ngân hàng họ thế chấp giấy cấp quyền sử dụng đất được cấp của gia đình để đi vay. Ngồi ra, cũng có một số ngun nhân khó khăn khác chiếm 8,33%, thực tế trong q trình sản xuất kinh doanh, khơng ít hộ thanh niên gặp rủi ro dẫn đến bị thua lỗ, thâm hụt cả vốn đầu tư nên khơng có tiền để trả lãi và gốc hàng tháng theo quy định.

Bảng 4.14. Khó khăn của thanh niên trong vay vốn phát triển sản xuất Diễn giải Diễn giải

Tiến Thắng Đồng Hưu Bình quân

Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) Ý kiến Tỷ lệ (%) 1. Khơng có tài sản thế chấp 23 76,7 27 90 50 83,3 2. Thủ tục vay vốn ngân hàng phức

tạp 2 6,7 1 3,3 3 5,0 3. Rủi ro trong sử dụng vốn cao 2 6,7 0,0 2 3,3 4. Các nguyên nhân khó khăn khác 3 13,3 2 6,7 6 8,33

Cộng 30 100,0 30 100,0 30 100,0

4.1.4.4. Thanh niên tham gia xây dựng các mơ hình phát triển kinh tế

Những năm gần đây, bộ mặt nông thôn của các xã trên địa bàn huyện Yên Thế có nhiều thay đổi, số hộ thanh niên nghèo giảm, hộ khá và giàu ngày càng tăng lên, đời sống chung của nhân dân khơng ngừng được cải thiện. Đó là kết quả của những phong trào do Đoàn thanh niên các cấp phối hợp tổ chức phát động, triển khai sâu rộng cuộc vận động “Thanh niên Yên Thế lập thân, lập nghiệp, làm

giàu chính đáng”,… kể từ khi địa phương phát động cuộc vận động lực lượng

đoàn viên, thanh niên và người dân tham gia nhiệt tình hơn trong các phong trào thi đua sản xuất kinh doanh giỏi.

Thông qua các phong trào thi đua, các cuộc vận động, nhiều gương thanh niên điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo như mơ hình cây giống nhãn muộn của anh Trần Văn Cương (xã Tiến Thắng), anh Lê Văn Tuân xã Hồng Kỳ; mơ hình may xuất khẩu của chị Phạm Thị Oanh xã Tân Hiệp; mơ hình trồng cây Thanh Long của anh Nguyễn Văn Long xã Tân Hiệp; trồng cây cảnh và phát triển VAC của anh Tơ Ngọc, mơ hình trồng vải sớm và nhãn muộn của chị Tống Thị Thắm xã Đồng Lạc; ấp nở gia cầm của anh Nguyễn Văn Hiệp xã An Thượng; chăn nuôi trồng rừng của anh Võ Văn Thắng xã Đồng Vương; xưởng bóc gỗ của anh Nguyễn Văn Khải xã Tiến Thắng; nghiền than đá của anh Nguyễn Khắc Hải xã Đồng Hưu... Từ đó tạo điều kiện để các đồn viên, thanh niên và hộ gia đình có cơ hội trao đổi học tập được nhiều mơ hình, cách làm hay, kinh nghiệm tốt, nhất là bí quyết làm giàu chính đáng trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng của từng cá nhân, hộ gia đình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 85 - 89)