Kiến của ĐVTN tham gia tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 83 - 85)

“…nhiều lần được Đoàn thanh niên mời đi tập huấn chuyển giao KHKT, sau khi về nhà có nhiều nội dung tôi cũng chưa mạnh dạn áp dụng vào sản xuất, chủ yếu còn dựa vào kinh nghiệm. Một số nội dung cũng chưa nắm được cụ thể, bên cạnh việc học lý thuyết cần tổ chức cho thanh niên được thực hành mẫu nhiều lần, ngoài ra tổ chức đi thăm thực tế các mơ hình để học tập kinh nghiệm về dễ áp dụng hơn…”.

Nguồn: Phỏng vấn sâu anh Nguyễn Văn Phúc, đồn viên thơn Hố Luồng, xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế

Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, một bộ phận đồn viên, thanh niên nơng thơn, đặc biệt ở các xã vùng sâu, vùng xa, các xã đặc biệt khó khăn, thanh niên có trình độ văn hố hạn chế cho nên việc tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật qua sách, báo, tài liệu và các phương tiện thơng tin đại chúng cịn rất thấp. Nhận thức được điều đó, những năm qua, Đồn thanh niên xã đã tiến hành thực hiện các mơ hình trình diễn cụ thể bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc” để đoàn viên, thanh niên dễ học, dễ tiếp thu kiến thức được học. Thơng qua mơ hình, đồn viên, thanh niên được mắt thấy, tai nghe và làm theo. Với đức tính cần cù, sáng tạo họ sẽ từng bước thay đổi cách nghĩ, cách làm để có hiệu quả kinh tế.

4.1.4.3. Thanh niên vay vốn để phát triển sản xuất, phát triển kinh tế gia đình

Đối với bất kỳ ngành sản xuất kinh doanh nào thì yếu tố vốn cũng là vấn đề quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của các ngành nghề sản xuất

kinh doanh đó. Phát triển kinh tế cần một lượng vốn nhất định để có thể đầu tư ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó giúp tăng năng suất cây trồng vật ni được hiệu hiệu quả cao. Như vậy, vốn là điều kiện có ý nghĩa quyết định tới các bước tiếp theo của quá trình sản xuất kinh doanh.

Thiếu vốn sản xuất đang là vấn đề bức xúc của các mơ hình trên địa bàn huyện Yên Thế. Muốn xây dựng chuồng trại, đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, mở rộng quy mơ sản xuất ngồi vấn đề đất đai thì vốn sản xuất ln được đặt lên hàng đầu. Có vốn mới có thể đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống chuồng trại, mua sắm đầu tư trang thiết bị, máy móc phục vụ sản xuất và tiến hành sản xuất kinh doanh.

Bảng 4.12. Thực trạng thanh niên ở các xã đặc biệt khó khăn tham gia vay vốn phát triển sản xuất và phát triển kinh tế

Chỉ tiêu Thanh niên sống chung với bố mẹ (1) Thanh niên sống tách hộ riêng (2) So sánh (2)/(1) Số TN

tham gia Tỷ lệ % tham gia Số TN Tỷ lệ % tham gia Số TN Tỷ lệ % 1. Thực trạng vay vốn - Có vay 19 31,7 25 41,7 6 131,6 - Không vay vốn 11 18,3 5 8,3 -6 45,5 2. Mục đích vay vốn - Trồng trọt 6 10,0 9 15,0 3 150,0 - Chăn nuôi 7 11,7 10 16,7 3 142,9 - Trồng rừng 3 5,0 2 3,3 -1 66,7 - Kinh doanh dịch vụ 1 1,7 4 6,7 3 400,0 - Tạo nghề mới 1 1,7 2 3,3 1 200,0 3. Nguồn vốn vay - Ngân hàng CSXH 4 6,7 7 11,7 3 175,0 - Ngân hàng NN&PTNT 12 20,0 13 21,7 1 108,3 - Nguồn khác 3 5,0 5 8,3 2 166,7

Nguồn: Số liệu điều tra năm (2015) Mỗi thành phần thanh niên mức độ tham gia các quyết định đến sản xuất có khác nhau. Trong số thanh niên điều tra, thanh niên làm chủ gia đình nên họ tự quyết định việc sản xuất kinh doanh. Từ bảng 4.12, kết quả so sánh cho thấy, thanh niên sống chung với bố mẹ (1), họ được sử dụng chung vốn với gia đình được tích lũy từ nhiều năm sản xuất nên nhu cầu vay vốn thấp hơn chỉ có 45,5%; cịn thanh niên sống tách hộ riêng (2) thì họ cần nhiều vốn để đầu tư cho sản xuất cao hơn, chiếm 131,6%, cho thấy họ mạnh dạn đầu tư mở rộng sản xuất. Mục đích vay vốn có khác nhau, thanh niên sống tách hộ (2) ở riêng chủ yếu họ đầu tư

vào trồng trọt, chăn nuôi, họ cũng muốn kinh doanh thêm để tăng thu nhập, chiếm 400,% cao hơn so với thanh niên ở chung với bố mẹ (1). Kết quả tham gia vay vốn phát triển sản xuất, phát triển kinh tế, thanh niên sống tách hộ (2) họ có nhu cầu sử dụng vay vốn từ Ngân hàng CS&XH cao hơn, chiếm 175%; vay vốn từ Ngân hàng NN và PTNT thì các thành phần thanh niên có nhu cầu vay tương đương nhau, tỷ lệ 108,3%. Ngoài các nguồn vốn vay từ ngân hàng, họ còn sử dụng nguồn vốn vay từ bạn bè, người thân, thanh niên sống tách hộ có nhu cầu tham gia cao hơn 166,7%, nguồn vốn này thường xuyên nhưng không ổn định, nhiều khi cần phải vay với lãi suất cao.

Các cơ sở Đoàn đã chủ động phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện thành lập các Tổ TK&VV để hỗ trợ cho thanh niên phát triển kinh tế; tổ chức tập huấn, hướng dẫn trình tự thủ tục cho thanh niên nắm chắc các chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước về chương trình uỷ thác từng phần thơng qua tổ chức Đồn, giúp đoàn viên, thanh niên tiếp cận với các nguồn vốn thực hiện chương trình xố đói giảm nghèo, xây dựng các mơ hình sản xuất kinh doanh mới trong thanh niên tại địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường sự tham gia của thanh niên trong phát triển kinh tế ở các xã đặc biệt khó khăn huyện yên thế, tỉnh bắc giang (Trang 83 - 85)